Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 1


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN‌‌‌


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN‌‌‌‌‌‌‌

CHĂM SÓC TRÙN‌‌‌‌

MÃ SỐ: MĐ 04‌‌‌‌


NGHỀ: NUÔI TRÙN QUẾ TỪ PHÂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌

Trình độ: Sơ cấp nghề‌‌‌‌‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Hà Nội, 2017‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌

LỜI NÓI ĐẦU

Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 1

Ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Ở nhiều địa phương, nguồn nước quanh các khu vực dân cư có các trang trại chăn nuôi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của người dân.

Nhiều công nghệ xử lý ô nhiễm chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng như công nghệ khí sinh học, ủ phân hữu cơ, nuôi giun, …. Do mỗi công nghệ có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi phải được áp dụng ở những điều kiện phù hợp và nhiều khi cần phải có một tổ hợp các công nghệ khác nhau áp dụng cho một trang trại chăn nuôi nhằm xử lý toàn diện, triệt để các loại hình ô nhiễm của môi trường chăn nuôi.

Một trong những mục tiêu chính của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) là hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ trang trại, các hộ chăn nuôi xử lý bền vững môi trường chăn nuôi thông qua sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có giá trị, vừa giúp nâng cao thu nhập của người dân, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay một số trang trại, hộ chăn nuôi đã ứng dụng các công nghệ để sử dụng phân gia súc, gia cầm và phế thải nông nghiệp để nuôi trùn quế, .... Tuy vậy, do chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết và người dân chưa được học nghề để làm việc này, nên hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế từ trước đến nay chưa có tài liệu đào tạo nghề về lĩnh vực này, Dự án LCASP đã phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và PTNT, biên soạn bộ giáo trình đào tạo sơ cấp nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và phế thải nông nghiệp” nhằm giúp các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức và kỹ năng để xử lý hiệu quả môi trường chăn nuôi thông qua các hoạt động tạo thu nhập từ ứng dụng công nghệ nuôi trùn quế từ chất thải chăn nuôi.

Bộ giáo trình được xây dựng với các mô đun, bài giảng lý thuyết và thực hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.

Quá trình biên soạn giáo trình mặc dù đã hết sức cố g ng nhưng ch c ch n không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các độc giả để giáo trình được điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ phụ trách kỹ thuật nông nghiệp, các thành viên trong hội đồng nghiệm thu, các cán bộ và chuyên gia từ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, Cục Kinh tế Hợp tác, … đã tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

TS. Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc dự án LCASP


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04


LỜI GIỚI THIỆU


Mô đun “Chăm sóc trùn” được biên soạn theo chương trình của nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệptrình độ sơ cấp. Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng hiểu biết về tập tính ăn, sinh trưởng, phát triển và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường chất nền tác động đến trùn. Thực hiện các kỹ năng trong công việc: cho trùn ăn, tưới ẩm, kiểm tra và xử lý môi trường nuôi trùn; phòng trừ địch hại trùn, bệnh hại trùn; nhân và san trùn.

Nội dung của giáo trình gồm có 6 bài, thời lượng giảng dạy và học tập là 88 giờ, trong đó lý thuyết là 12 giờ, thực hành 72 giờ, kiểm tra kết thúc mô đun là 4 giờ; gồm các bài saui:

Bài 1. Cho trùn ăn Bài 2. Tưới ẩm

Bài 3. Kiểm tra môi trường nuôi trùn Bài 4. Phòng địch hại cho trùn

Bài 5. Phòng trị bệnh hại trùn Bài 6. Nhân, san trùn

Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi trùn quế đạt hiệu quả.

Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài kiểm tra kiến thức và thực hành. Người học phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun.

Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ phụ trách kỹ thuật nông nghiệp, các hộ nuôi trùn quế, các thành viên trong hội đồng nghiệm thu đã tham gia đóng góp ý kiến để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.


Quá trình biên soạn giáo trình mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các đọc giả để giáo trình được điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.

Tham gia biên soạn:

1. Chủ biên: Dương Minh Hiền

2. Nguyễn Thị Chúc

3. Nguyễn Thị Thùy Linh

4. Huỳnh Hạnh Ngôn


LỜI CẢM ƠN


Nhóm tác giả chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị khí sinh học, hộ dân trong vùng Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn tài liệu này.

Trong quá trình biên soạn giáo trình dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và độc giả để cuốn giáo trình tiếp tục được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.

Trân trọng cảm ơn!


Thay mặt nhóm tác giả Dương Minh Hiền


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 2

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 8

Bài 1: CHO TRÙN ĂN 9

A. Nội dung 9

1. Xác định thời điểm cho ăn 9

1.1. Thời điểm cho ăn sau khi thả giống 9

1.2. Thời điểm cho trùn ăn định kỳ 10

2. Tính lượng thức ăn cho trùn 11

3. Chuẩn bị thức ăn 12

3.1. Kiểm tra thức ăn 12

3.2. Cho thức ăn vào dụng cụ chứa 12

4. Pha loãng thức ăn 13

5. Chuyển thức ăn vào chuồng 14

6. Xới đảo sinh khối trùn 15

7. Cho thức ăn vào ô trùn 17

7.1. Chọn phương pháp cho ăn 17

7.2. Chuẩn bị dụng cụ 18

8. Tưới ẩm sau khi cho ăn 19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 22

C. Ghi nhớ 25

Bài 2: TƯỚI ẨM TRÙN 26

A. Nội dung 26

1. Kiểm tra độ ẩm chất nền nuôi trùn 26

2. Xác định thời gian tưới ẩm 27

3. Chọn phương pháp tưới 27

4. Chuẩn bị dụng cụ tưới 28

5. Tưới nước 29

5.1. Chuẩn bị nước tưới 29

5.2. Tiến hành tưới ẩm 29

6. Kiểm tra sau khi tưới 31

C. Ghi nhớ 33

Bài 3: KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NUÔI 34

A. Nội dung 34

1. Xác định thời điểm kiểm tra 34

2. Kiểm tra nhiệt độ sinh khối 34

3. Kiểm tra ẩm độ sinh khối 35

4. Kiểm tra độ pH của sinh khối 35

5. Kiểm tra ánh sáng 36

6. Xử lý bất thường 36

6.1. Nhiệt độ 36

6.2. Ẩm độ 36

6.3. Độ pH 36

6.4. Ánh sáng 37

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37

C. Ghi nhớ 39

Bài 4: PHÒNG TRỪ ĐỊCH HẠI TRÙN 40

A. Nội dung 40

1. Kiểm tra hoạt động bất thường của trùn 40

2. Quan sát địch hại trùn 41

3. Xác định loại địch hại trùn 41

3.1. Các loài lưỡng cư 41

3.2 Gia cầm, chuột trù và chim trời 42

3.3. Kiến 43

4. Chọn phương pháp xử lý địch hại trùn 43

4.1. Phương pháp thủ công 43

4.2. Phương pháp dùng hóa chất 44

4.3. Phương pháp sinh học 44

5. Xử lý địch hại trùn 44

5.1. Xử lý địch hại bằng phương pháp thủ công 44

5.2. Xử lý địch hại bằng phương pháp dùng hóa chất 44

5.3. Xử lý địch hại bằng phương pháp sinh học 46

- Vôi: rắc vôi xung quanh luống trùn để đuổi kiến và côn trùng (Hình 4.4.11).

.......................................................................................................................... 46 6. Kiểm tra sau khi xử lý địch hại ....................................................................... 47

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 48

C. Ghi nhớ 51

Bài 5: PHÒNG TRỊ BỆNH CHO TRÙN 52

A. Nội dung 52

1. Quan sát hoạt động bất thường của trùn 52

2. Quan sát dấu hiệu bệnh của trùn 52

3. Xác định bệnh của trùn 52

3.1. Biểu hiện của bệnh 52

3.2. Nguyên nhân 53

4. Chọn phương pháp phòng trừ 53

5. Xử lý bệnh hại trùn 54

5.1. Bệnh no hơi 54

5.2. Bệnh trúng độc khí 54

6. Kiểm tra sau khi xử lý bệnh hại trùn 55

C. Ghi nhớ 59

Bài 6: NHÂN, SAN TRÙN 60

A. Nội dung 60

1. Xác định thời điểm nhân luống 60

2. Xác định diện tích nhân luống 60

3. Chuẩn bị chỗ nhân luống 60

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí