Giá trị của thông số Coliform trong nước mặt sông Thương | 55 | |
5.20 | Diễn biến thông số pH tại sông Thương theo thời gian | 59 |
5.21 | Diễn biến thông số DO tại sông Thương theo thời gian | 60 |
5.22 | Diễn biến thông số COD và BOD5 tại sông Thương theo thời gian | 60 |
5.23 | Diễn biến thông số TSS tại sông Thương theo thời gian | 60 |
5.24 | Diễn biến thông số Fe và Cl- tại sông Thương theo thời gian | 62 |
5.25 | Diễn biến thông số Coliform tại sông Thương theo thời gian | 62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 1
- Tổng Quan Về Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng Nước
- Đánh Giá Thực Trạng Các Nguồn Nước Trực Tiếp Tác Động Vào Sông Thương Đoạn Chảy Qua Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang.
- Sơ Đồ Đoạn Sông Thương Qua Thành Phố Bắc Giang
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BĐKH Biến đổi khí hậu
CP Chính phủ
CCN Cụm công nghiệp
CT CP Công ty Cổ phần
KCN Khu công nghiệp
LVS Lưu vực sông
NĐ Nghị định
NXB Nhà xuất bản
QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam
QĐ Quyết định
QH Quy hoạch
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNN Tài nguyên nước
TP Thành phố
TTg Thủ tướng
TTHH Trách nhiệm hữu hạn
TCKTTV Tổng cục khí tượng thủy văn
TB Trung bình
TBNN Trung bình nhiều năm
UBND Ủy Ban nhân dân
VN Việt Nam
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam [Thu Hương, 2017]. Nguồn nước này là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nguồn nước mặt của nước ta đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống, đô thị hoá cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là mối đe doa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề cấp bách, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi có cao độ từ 500 700m của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, chảy xuyên qua tỉnh Bắc Giang đến gần Phả Lại nhập với sông Cầu. Sông có chiều dài 157km, diện tích lưu vực là 3.600km2, chảy qua tỉnh Bắc Giang với chiều dài 89km [Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về danh mục sông liên tỉnh và sông nội tỉnh]. Sông Thương có một tầm quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội đối với các vùng nó chảy qua. Nguồn nước sông Thương không những có giá trị cho các mục
đích dân sinh, mà còn được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các mục đích khác. Chính vì vậy, sông Thương cũng đang đứng trước những diễn biến suy thoái cả về chất và lượng, khi lưu vực sông chảy qua những vùng đang có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đặc biệt là đoạn chảy qua địa bàn của tỉnh Bắc Giang. Tại Bắc Giang, với nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thì sông Thương vẫn là nguồn nước chính được sử dụng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh như thành phố Bắc Giang và một số vùng lân cận (các nhà máy cung cấp nước sạch
khai thác từ nguồn nước mặt sông Thương khoảng 25.000m3/ngày đêm)
[UBND tỉnh Bắc Giang, 2012]. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng nước phục vụ cho các mục đích mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Để có những giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước, giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như sức khoẻ con người, trong thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã tăng cường công tác quản lý, kiểm soát nguồn nước mặt theo quy định. Tuy nhiên, để quản lý cũng như kiểm soát nguồn nước hiệu quả phải có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nguồn nước. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước sông là một công việc rất phức tạp vì bản chất nguồn nước biến đổi theo cả không gian và thời gian. Việc đánh giá thực trạng tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cả về lưu lượng và chất lượng và đưa ra những giải pháp thiết thực nhất giúp bảo vệ môi trường, chất lượng nước sông Thương là rất cần thiết. Do đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” được thực hiện nhằm tạo cơ sở hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung, với sông Thương nói riêng, phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước và cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới
Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, nhưng dưới tác động của sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, nguồn nước nói chung, đặc biệt là nguồn nước mặt đang ngày càng bị lạm dụng. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước. Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước Thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2014 thì mỗi ngày trung bình trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả,70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển [Phương Tâm, 2016].
Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia. UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu lục trên đang có nguy cơ mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ô nhiễm nguồn nước [Phương Tâm, 2016]. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm do lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý thải ra các sông, hồ. Lượng nước chưa qua xử lý thải vào các sông, hồ ngày càng nhiều đã trở thành vấn đề lo ngại hiện nay, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.
Báo cáo của UNEP đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 - 2010, môi trường nước của hơn 50% các dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ, đồng thời, nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng
¼ các con sông ở châu Mỹ Latinh, 10 - 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải, rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, 90% người dân sử dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục đích tưới tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Theo thống kê trong Báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh có trong nước mặt như dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan… và ước tính khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164 triệu ở châu Phi, 134 triệu người ở châu Á có nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên [Phương Tâm, 2016].
Đặc biệt, ở các ao, hồ, sông và kênh dẫn nước thải, vấn đề ô nhiễm dinh dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một trong những hậu quả chính của vấn đề này là hiện tượng phú dưỡng, xảy ra khi dư thừa các chất dinh dưỡng trong môi trường nước, thông thường là hàm lượng nitơ (N) lớn hơn 500µg/l và phốtpho
(P) lớn hơn 20μg/l. Sự dư thừa các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu, thực vật phù du trong nước, dẫn đến thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa tan, giảm số lượng cá thể cá và các quần thể động vật khác. Theo Báo cáo của UNEP, 23/25 hồ lớn của thế giới có hàm lượng phốt pho lớn, chủ yếu là từ các nguồn như phân bón, chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt. Hầu hết các hồ lớn ở châu Mỹ Latinh và châu Phi hiện có hàm lượng phốt pho cao hơn so với năm 1990 [Phương Tâm, 2016].
2.1.2. Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Ngày nay, các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đều gắn với các lưu vực sông (LVS) lớn như hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, Mê Công... và các cửa sông ven biển, từ đó
đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, điều đó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại các LVS. Chất lượng nước các sông đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị suy thoái, nhất là các khu vực nội thành, nội thị, các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp (KCN), làng nghề. Nổi cộm nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường tại 3 LVS: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009].
LVS Cầu gồm địa giới 6 tỉnh và một phần Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua, việc phát triển khai thác và chế biến khoáng sản ở thượng lưu (Bắc Cạn và Thái Nguyên) và mở rộng sản xuất tại các làng nghề khu vực trung và hạ lưu (Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương). Tốc độ đô thị hóa cao trong khi phần lớn các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, sự mở rộng nhanh chóng của các KCN, CCN trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa có hoặc vận hành không đúng quy định...Đây là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt LVS Cầu, nguồn cung cấp 70% nước cấp sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn. Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước mặt LVS Cầu bị ô nhiễm cục bộ, bắt đầu từ đoạn chảy qua thị xã Bắc Cạn về hạ lưu (các thông số BOD5, NH4 và TSS đã vượt Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/ BTNMT mức AI, xấp xỉ mức BI). Từ đoạn chảy qua TP. Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm gia tăng đáng kể, các thông số quan trắc đều vượt QCVN nhiều lần, nước sông có mùi dầu cốc. Đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lổ và sông Ngũ Huyện Khê và các KCN, làng nghề dọc 2 bên bờ sông nên nước sông bị ô nhiễm rõ rệt, các thông số chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009].
LVS Nhuệ - sông Đáy bao gồm một phần thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Dòng chảy sông Nhuệ phụ thuộc
hoàn toàn vào chế độ đóng mở các cống điều tiết: Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), Thanh Liệt (lấy nước sông Tô Lịch) và các cống khác trên trục chính: Hà Đông, Đổng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn. Môi trường nước LVS Nhuệ - sông Đáy bị ô nhiễm một phần do đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù là sông có độ dốc tự nhiên thấp, nguồn nước cấp không đảm bảo do phụ thuộc các cống điều tiết, vào mùa kiệt nguồn nước cấp chủ yếu là nước thải từ đầu nguồn... Chất lượng nước của nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5, COD, Coliform .. tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT nhiều lần. Khu vực đầu nguồn sông Nhuệ, nước sông còn tương đối tốt nhưng sau hợp lưu với sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính của các quận nội thành Hà Nội), nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm trầm trọng (đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi). Mặc dù đã được pha loãng từ đoạn hợp lưu với sông Đáy trở về hạ lưu và áp dụng giải pháp điều tiết đưa nước sông Tô Lịch qua hệ thống hố điều hòa Yên Sở bơm ra sông Hồng vào mùa kiệt, nước sông Nhuệ vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ cho LVS Nhuệ -sông Đáy, nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho thành phố Phủ Lý và một số địa phương phía hạ nguồn [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009].
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm liên tỉnh/thành phố, trong đó 7 tỉnh/thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thống kê sơ bộ, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có đến 103 KCN do Chính phủ ra quyết định thành lập (chưa kể các KCN/CCN do địa phương thành lập) với diện tích quy hoạch trên 33.600 ha, thải ra lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp khoảng 1,8 triệu m3/ngày đêm. Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 1/3 các KCN/khu chế xuất đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung;
một số KCN có trạm xử lý nước thải tập trung nhưng vận hành chưa đúng quy định; tỷ lệ đấu nối nước thải các nhà máy vào hệ thống xử lý nước thải tập