Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động

Tiểu kết chương 3

Sau khi tìm hiểu thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của nguòi lao động khu vực phi chính thức, tác giả rút ra một số luận điểm sau:

Thứ nhất, Lao động khu vực phi chính thức đóng góp vào những chiều cạnh liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên về thực tiễn còn bất cập trong thụ hưởng chính sách. Số lượng nguòi lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở mức thấp, mặc dù có xu hướng tăng hàng năm nhưng vẫn còn hạn chế nhất định.

Đối với lao động đã tham gia, hình thức tham gia trực tiếp được đo lường bằng mục đích tham gia, thời gian tham gia, phương thức, mức đóng. Tiếp cận từ lý thuyết sự lựa chọn duy lý cho thấy, nguòi lao động tham gia BHXH tự nguyện trên cơ sở suy nghĩ về lợi ích đạt được, lựa chọn cân nhắc giữa mức đóng- mức hưởng khi tham gia; Có thể thấy, mức độ chủ động của nguòi lao động khi tham gia chưa cao, chủ yếu tham gia trực tiếp- đóng tiền để thụ hưởng chính sách; việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin là chưa đầy đủ; việc tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung chính sách là chưa thường xuyên.

Thứ hai, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của nguòi lao động trên địa bàn quận Tây Hồ là rất lớn và phong phú và nhu cầu này tăng theo độ tuổi, nguòi lao động cao tuổi có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện lớn hơn lứa tuổi trẻ và chủ yếu là những người đã tham gia HXH bắt buộc chuyển sang. Tuổi càng cao thì phần lớn chuyển từ BHXH bắt buộc sang và ngược lại, tuổi càng ít thì tỷ lệ tham gia mới lần đầu cao.

Thứ ba, nguồn cung cấp thông tin về BHXH tự nguyện ở địa bàn nghiên cứu đa dạng, chủ yếu là từ cơ quan HXH, chính quyền địa phương, phương tiện truyền thông đại chúng, các đại lý thu BHXH tự nguyện... Tỷ lệ nữ giới tiếp cận với thông tin về BHXH tự nguyện cao hơn so với nam, nhóm tuổi từ 36-45 tuổi biết đến chế độ chính sách cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại.

Thứ tư, nguòi lao động tham gia BHXH tự nguyện đánh giá cao về phương thức đóng, mức đóng, địa điểm đóng, hồ sơ tham gia. Tuy nhiên, những vấn đề về thời gian đóng và chế độ hưởng hiện chỉ có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất khiến nhiều người băn khoăn, e ngại. Sự tham gia của các nhóm việc làm khác nhau cung cấp bằng chứng rằng kinh tế không phải là yếu tố quyết định chính để nguời lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ năm, đối với nhóm người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện, tình trạng thiếu thông tin về BHXH tự nguyện là khá phổ biến, thậm chí nhiều người không biết có chính sách này. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến BHXH tự nguyện chưa thu hút được nguòi lao động.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC


Thông qua những kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đã thu được từ nghiên cứu, chương 4 tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Như vậy, có các nhân tố chủ quan từ phía người lao động như: tâm lý, nhận thức của người lao động, trình độ học vẫn và yếu tố kinh tế; Nhóm nhân tố thứ hai là từ phía chế độ chính sách BHXH tự nguyện và cuối cùng là hoạt động truyền thông về BHXH tự nguyện.

Việc xác định những yếu tố trên giúp cho chúng ta hiểu được những thuận lợi, khó khăn mà chính sách HXH tự nguyện đang gặp phải từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị về giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tham gia

HXH tự nguyện của người lao động trong khu vực phi chính thức hiện nay.

4.1. Yếu tố thuộc về người lao động khu vực phi ch nh thức

4.1.1. Yếu tố tâm lý của người lao động

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia, mức đóng HXH tự nguyện của người lao động. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017:29) nhận xét đa số người dân Việt Nam chưa có thói quen tham gia HXH khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già mặc dù nhu cầu mong muốn hưởng rất cao. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học HXH năm 2016 đối với 6.000 lao động về nguyện vọng và mức độ sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện, có 10,9% số người được hỏi sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện vì có đủ khả năng tài chính, 18,5% cho biết sẽ tham gia nếu biết nhiều thông tin hơn về chính sách, 21% chỉ tham gia BHXH tự nguyện nếu Nhà nước bắt buộc tham gia, 38,1% sẽ tham gia nếu được nhà

nước hỗ trợ mức đóng và 11,5% sẽ không tham gia BHXH tự nguyện.

Có thể thấy, người lao động chưa tham gia với tâm lý khi không còn sức lao động thì “già cậy con theo truyền thống Á Đông hoặc tự lo bằng tiền tiết kiệm hoặc tài sản. Theo tác giả ùi Thế Cường (2005), nhiều tài liệu thường ca ngợi thực tế mang “giá trị Á Đông ở Việt Nam rằng điều may mắn (so với tuổi già phương Tây) là người già Việt Nam được sống trong sự đùm bọc cùng con cháu. Trong khi, dữ liệu nghiên cứu của tác giả ùi Thế Cường gợi ý một thực tế ngược lại: không có khả năng độc lập, phải sống dựa hoàn toàn vào gia đình con cái được xem là sự “khổ nhất hiện nay của người già. Tác giả cũng phân tích, người già “khổ không nhất thiết là người không có hoặc có ít con. Những người già đông con vẫn có thể rơi vào hoàn cảnh “khổ , khi họ phải sống dựa hoàn toàn vào con cái, trong khi con cái họ lại gặp khó khăn về kinh tế hoặc thiếu sự hoà thuận trong gia đình. Nghiên cứu của chúng tôi không tập trung về đời sống của người lao động khu vực phi chính thức khi về già, tuy nhiên, hệ quả từ việc tham gia HXH tự nguyện hay không đặt ra rất nhiều vấn đề cho người cao tuổi khi hết tuổi lao động. Ngoài chi phí cho bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi còn tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện chi phí xã hội như đi đám giỗ, đám cưới... Do đó, việc có một nguồn thu nhập độc lập là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người cao tuổi. Việc người lao động khu vực phi chính thức không tham gia HXH tự nguyện với lý do “tự lo khi về già , hoặc “nhờ vào con cái cho thấy người lao động chưa nhìn thấy lợi ích lâu dài, tính ưu việt của việc tham gia BHXH tự nguyện.

4.1.2. Yếu tố nhận thức của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện

Tham gia HXH tự nguyện đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân, với gia đình và cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình thông qua quyền và nghĩa vụ, mặt khác thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội. Nhận

thức về giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia HXH tự nguyện tốt thì nhu cầu tham gia HXH tự nguyện của người lao động cũng tăng.

Khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động có những hiểu biết nhận định về chế độ, chính sách BHXH tự nguyện để từ đó có những cân nhắc, tính toán khi tham gia. Mức độ hiểu biết của người lao động về BHXH tự nguyện thể hiện qua một số chỉ báo sau:

1) Hiểu biết của người lao động về ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện;

2) Hiểu biết của người lao động về một số nội dung quy định đối với BHXH tự nguyện trong Luật HXH như: đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện; những quyền lợi người lao động được hưởng khi tham gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiểu biết về ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện và các nội dung về BHXH tự nguyện trong Luật BHXH của người lao động là chưa đầy đủ.

Thứ nhất, người lao động thường so sánh chính sách BHXH tự nguyện với các hình thức Bảo hiểm thương mại. Đa số các ý kiến người lao động cho rằng các chế độ BHXH tự nguyện không bằng Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ có chế độ BHYT, bồi thường khi khách hàng tai nạn, chăm sóc khách hàng tốt, trả tiền ngay trong khi BHXH tự nguyện không có y tế, thời gian để được hưởng lương hưu thì quá l u . (Nữ, 1977, Đại học, buôn bán, phường Tứ Liên)

Người tham gia bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn phường khá nhiều. Tham gia bảo hiểm nhân thọ được hưởng quyền lợi về y tế, nằm bệnh viện hàng đầu, chế độ chăm sóc tốt, thanh toán nhanh. Có gia đình tham gia cả mẹ cả con, m i năm đóng 10-20 triệu họ vẫn đóng được. BHXH tự nguyện không có các chế độ như vậy. .( Nữ, 1984, Đại học, cán bộ LĐT XH phường Phú Thượng).

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng BHXH tự nguyện là chính sách của nhà nước nên người lao động hoàn toàn tin tưởng

“ Trước đ tôi tham gia 3 bảo hiểm thương mại, 1 của AIA, 1 của Prudential và 1 hãng không nhớ tên. Sau đó bỏ không đóng nữa vì đóng bảo hiểm nhân thọ bị ràng buộc, đến hạn không đóng thì bị đòi như đòi nợ, không đóng tiếp thì bị mất. BHXH tự nguyện thì tháng nào đóng tháng đấy, mình có thì đóng, chưa có thì không bị phạt, không bị phí phát sinh, chậm đóng thì lại đóng tiếp được. Bảo hiểm nhân thọ phải đóng phí phát sinh, 6 tháng không đóng tiền thì bị mất hợp đồng, mất tiền. BHXH tự nguyện là của nhà nước nên rất ên t m” ( Nữ, 1983, PTTH, buôn bán, phường Phú Thượng).

Có thể thấy, việc so sánh trực tiếp các chế độ chính sách của nhà nước với sản phẩm bảo hiểm thương mại thể hiện sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện, bởi mục tiêu hoạt động của BHXH là nhằm thực hiện chính sách xã hội của nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong khi mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Theo tác giả Lưu Quang Tuấn (2006), điểm khác biệt cơ bản giữa BHXH và bảo hiểm thương mại là BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở thu hút số đông khách hàng tham gia. Vì vậy, nếu lợi nhuận là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự thành công của một tổ chức bảo hiểm thương mại thì tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của một hệ thống BHXH lại là hiệu quả xã hội, công bằng xã hội và năng lực tài chính. (trích lại từ Phạm Thị Lan Phương, 2015:17)

Thứ hai, nhận thức của người lao động về các nội dung quy định đối với BHXH tự nguyện trong Luật HXH như đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Luật BHXH. Tìm hiểu nhận thức của người lao động về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nghiên cứu đưa ra 8 nhóm đối tượng (căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, Thông tư 01/2016/TT- LĐT XH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội), kết quả thu được như sau:

Biểu 4.1. Nhận diện đối tư ng tham gia BHXH tự nguyện



70

64.7

60

50

48.8

48.2

40.6

40

36.5

31.8

31.2

30

20

10

10

6.5

0

A

B

C

D

E

G

H

I

K

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Ghi chú:


A. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1

tháng

E. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong hợp tác xã

B. Người hoạt động không chuyên

trách

G. Người nông d n, người lao động tự

do

C. Người lao động giúp việc gia đình

H. Người lao động chưa đủ thời gian

đóng

D. Người tham gia các hoạt động

sản xuất kinh doanh không hưởng tiền lương

I. Người tham gia khác

K. Không biết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 18


Trong số các đối tượng được đưa ra, đa số người lao động nhận diện đối tượng của BHXH tự nguyện là người nông dân, người lao động tự do

(64,7%). Nhóm đối tượng tiếp theo được nhiều người biết đến là “Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh không hưởng tiền lương (48,8%), “Người lao động chưa đủ thời gian đóng đóng bù số năm còn thiếu (48,2%), “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng (40,6%), người lao động giúp việc gia đình (36,5%), “Người hoạt động không chuyên trách (31,8%) và “Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công (31,2%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 6,5% người lao động không biết về đối tượng của BHXH tự nguyện.

Như vậy, xét về mặt nhận thức thì đa số người lao động chưa hiểu biết đầy đủ về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định pháp luật về BHXH. Nhận định này được thể hiện rõ hơn qua biểu tổng hợp số liệu dưới đây:

Biểu 4.2. Tổng h p mức độ hiểu biết của người lao động tham gia BHXH tự nguyện về đối tư ng tham gia theo quy định pháp luật

Không biết

6.5

Biết 1 đối tượng

28.2

Biết 2 đối tượng

21.8

Biết 3 đối tượng

9.4

Biết 4 đối tượng

5.3

Biết 5 đối tượng

5.3

Biết 6 đối tượng

5.3

Biết 7 đối tượng

9.4

Biết 8 đối tượng

8.8

0

5

10

15

20

25

30

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Kết quả biểu 4.2 cho thấy, tỷ lệ người lao động biết chính xác, đầy đủ 8 nhóm đối tượng chỉ chiếm 8,8%, biết 7 nhóm đối tượng 9,4%. Số liệu này không phản ánh việc người lao động đọc và tìm hiểu văn bản pháp luật về đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023