Chiến Lược Tận Dụng Những Điểm Mạnh Bên Trong Để Vượt Qua Những Bất Trắc Đang Đe Dọa Từ Bên Ngoài (S-T)



- Đón đầu cơ hội khi sân bay quốc tế Long thành hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi hơn để Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút một lượng lớn du khách nội địa và quốc tế. Trong đó, đối với khách nội địa, tỉnh có thể mở ra hướng khai thác thêm thị trường khách du lịch ở những khu vực khác xa hơn chứ không chỉ gói gọn ở những thị trường du khách nội địa khu vực Thành phố Hồ chí Minh và miền Đông Nam bộ. Với sân bay quốc tế này, cơ hội để Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển loại hình du lịch MICE là rất sáng sủa.

Thực hiện tốt những nội dung của chiến lược nói trên sẽ góp phần khắc phục những điểm yếu của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước với thời gian lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn cho các khoản khác những nhu cầu sinh hoạt cơ bản (đi lại, lưu trú, ăn uống) giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch.

3.2.3 Chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua những bất trắc đang đe dọa từ bên ngoài (S-T)

Một số giải pháp để thực hiện chiến lược này như sau :

- Trong tình hình nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng một cách trầm trọng, kéo dài và khó lường hết mọi khó khăn hiện nay, theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt nam được cho là có nhưng nói chung không lớn lắm. Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực ngành du lịch và nhất là thị trường du lịch quốc tế thì chắc chắn sự ảnh hưởng đó không phải là nhỏ. Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần khai thác triệt để thế mạnh của mình về tài nguyên du lịch sẵn có và có thể đáp ứng tốt cho những nhu cầu du lịch ngắn ngày, chi phí thấp đối với khách du lịch nội địa bù đắp cho sự sụt giảm của lượng khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh với các địa phương khác trong việc thu hút khách du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải tiếp tục củng cố và phát huy những thế mạnh du lịch của địa phương mình, trong đó, vấn đề quan trọng là phải xây dựng cho được những sản phẩm du lịch với các dịch vụ, hàng hóa mang tính đặc trưng, có giá trị văn hóa cao và tạo sự khác biệt đáng kể với sản phẩm du lịch ở nơi khác. Cải tạo, làm mới du lịch suối



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

nước nóng Bình Châu, du lịch Long Hải, Minh Đạm và phát triển du lịch Côn Đảo có thể đáp ứng được trong điều kiện này. Trong đó, nếu như du lịch Bình Châu, Long Hải, Minh Đạm đã được nhiều người biết đến thì để phát triển du lịch Côn Đảo tỉnh còn nhiều việc cần phải làm. Theo đó, tỉnh cần tập trung vào việc phát triển mạng lưới giao thông nối liền đất liền với Côn Đảo với chi phí thấp, thực hiện công tác tuyên truyền hình ảnh Côn Đảo trong đó nêu bật ý nghĩa lịch sử của các di tích lịch sử cách mạng, quảng bá hình ảnh sinh đẹp, an toàn, thân thiện của các bãi tắm nơi đây, kêu gọi đầu tư để xây dựng nơi đây trở thành thu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng kết hợp với du lịch văn hóa, giải trí độc đáo, đặc trưng của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phối hợp, liên kết với các địa phương khác để hình thành một tuyến du lịch trọn gói với đầy đủ các loại hình du lịch đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Ngành du lịch của các địa phương cũng có thể trao đổi qua lại nhiều chiều với nhau thông tin về khách du lịch cũng như cũng có thể tham vấn cho khách du lịch về thông tin của những địa điểm du lịch khác theo nguyện vọng của du khách.

Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 11

- Với mục tiêu phát triển ngành du lịch nhưng phải đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội nên chính quyền địa phương cần phải có biện pháp giáo dục cộng đồng nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, tội phạm; kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có ý thức tốt để khuyến khích, nhân rộng.

3.2.4 Chiến lược giảm thiểu những điểu yếu bên trong và cũng tránh được những mối đe dọa từ bên ngoài. (W-T)

Các giải pháp thực hiện cho chính sách này cũng tương tự như các giải pháp của chiến lược khắc phục điểm yếu bên trong nhưng khác nhau về cách thức và mức độ thực hiện. W-T là chiến lược mang tính phòng thủ do đó mức độ thực hiện các giải pháp cần phải triệt để, nhằm tạo nền tảng vững chắc chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Ngược lại, các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược W- O có thể thực hiện với thời gian kéo dài hơn vì phải tập trung đầu tư để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.



Nhìn chung, các chiến lược trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng bản chất đều nhằm mục tiêu củng cố và phát triển thế mạnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, nghĩa là để thực hiện một trong bốn chiến lược trên đều phải khắc phục các điểm yếu bên trong nhưng với mức độ khác nhau. Với thực trạng hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu nên bắt đầu với chiến lược W-T bởi vì thực sự các điểm mạnh của Bà Rịa –Vũng Tàu chỉ mang tính tương đối và để tận dụng được cơ hội bên ngoài cần phải có một nền tảng vững chắc, cũng như những điểm mạnh thực sự. Do đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải tập trung khắc phục những điểm yếu bên trong càng sớm càng tốt.


PHẦN KẾT LUẬN


Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính có quy mô toàn cầu hiện nay đang tác động ngày càng sâu sắc đến hầu hết các ngành kinh tế của Việt nam. Các chỉ số thống kê kinh tế đều có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm 2008. Điều này chứng tỏ, những khó khăn và thách thức đang chờ đợi chúng ta trong thời gian tới và tất nhiên, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian sắp tới. Do vậy, hơn bao giờ hết, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần nhanh chóng triển khai các bước cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch của tỉnh với các biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại trong thời gian qua đồng thời bảo tồn, duy trì và phát huy những điểm mạnh vốn có để góp phần tạo được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình với những sản phẩm du lịch độc đáo, củng cố và tăng cường năng lực cạnh tranh, tận dụng triệt để các cơ hội có được và vượt qua thách thức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, ngoài những nỗ lực của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, đòi hỏi còn phải có sự tham gia đồng bộ của các ngành có liên quan, sự phối hợp, liên kết với những đơn vị, địa phương khác và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát từ các cấp có thẩm quyền.

Hy vọng rằng, trong năm 2008 và những năm tiếp theo, với nhiều dự án du lịch có vốn đầu tư lớn đã và đang được triển khai thực hiện, ngành “công nghiệp không khói” Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thật sự khởi sắc, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Huy Bá (2004), Giáo trình Du lịch sinh thái, Nxb Đại học Quốc Gia Tp.HCM.

2. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội.

4. TS. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội.

5. TS. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Cao Hào Thi (1998), Thống kê ứng dụng trong kinh doanh, Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM.

7. TS. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM.

8. TS. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM.

9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Thống kê.

10. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, Nhà xuất bản Tp.HCM.

11. Bộ Tài nguyên môi trường, Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

12. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Quyết định 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007-2015.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 7 (14/6/2005), Luật du lịch

14. Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Tài liệu Hội nghị tổng kết hoạt động 5 năm (2001 – 2005) và sơ kết 6 tháng đầu năm 2006 ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vũng Tàu.


15. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển – Đại học quốc gia Hà nội, Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

16. Thủ tướng Chính phủ, QĐ 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010

17. Thủ tướng Chính phủ, QĐ 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010

18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 15/2007/QĐ- TTg ngày 19/11/2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 -2015, định hướng đến năm 2020.


PHỤ LỤC 1

PHIẾU CÂU HỎI


Xin chào quý anh/chị.

Tôi là sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển- trường Đại học kinh tế Tp.HCM. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu hành vi của khách du lịch khi quyết định đi du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Xin quý anh/chị vui lòng dành chút thời gian để giúp trả lời một số câu hỏi trong Phiếu câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào mục anh chị chọn. Các ý kiến trả lời của quý anh/chị sẽ được đảm bảo giữ bí mật.

Rất hoan nghênh sự hợp tác và giúp đỡ của quý anh/chị. Xin chân thành cảm ơn.


I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN


- Tuổi của anh/chị:

1. Dưới 18 tuổi 2. Từ 18 tuổi -> 22 tuổi

3. Từ 23 tuổi -> 35 tuổi 4. Từ 36 tuổi -> 50 tuổi

5. Trên 50 tuổi

- Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

- Địa chỉ:

- Học vấn:

1. Chưa tốt nghiệp Phổ thông trung học 2. Phổ thông trung học

3. Cao đẳng 4. Đại học và trên đại học

- Ngày phỏng vấn:

II. BẢNG CÂU HỎI

Vui lòng cho biết anh/chị có từng đi du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu ?

1. Có (tiếp tục)

2. Không (ngưng)


1. Anh/chị hiện là:

1. Học sinh – sinh viên 2. CB-CNV

3. Doanh nhân 4. Khác:

2. Thu nhập:

1. Dưới 1 triệu đồng/tháng 2. Từ 1 -> 3 triệu đồng/tháng

3. Trên 3 -> 6 triệu đồng/tháng 4. Trên 6 -> 10 triệu đồng/tháng

5. Trên 10 triệu đồng/tháng

3. Số lần đi tham quan/năm:

1. 1 lần/năm 2. Từ 2 -> 4 lần/năm

3. Từ 5 -> 10 lần/năm 4. Hơn 10 lần/năm

Trong đó, số lần đi tham quan Bà Rịa –Vũng Tàu/năm:


1. 1 lần/năm 2. Từ 2 -> 4 lần/năm

3. Từ 5 -> 10 lần/năm 4. Hơn 10 lần/năm

4. Thời điểm đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm:

1. Tháng 1 2. Tháng 2

3. Tháng 3 4. Tháng 4

5. Tháng 5 6. Tháng 6

7. Tháng 7 8. Tháng 8

9. Tháng 9 10. Tháng 10

11. Tháng 11 12. Tháng 12

5. Mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. Tắm biển 2. Thăm chùa chiền, di tích

3. Ăn hải sản 4. Tham gia lễ hội, hội chợ

5. Khác:

6. Lý do anh/chị chọn Bà Rịa - Vũng Tàu để đi du lịch:

1. Chi phí hợp lý 2. Anh chị có ít thời gian

3. Ẩm thực 4. Có nhiều điểm vui chơi, giải trí

5. Bãi biển sạch đẹp 6. Giao thông thuận lợi

7. Dịch vụ tốt 8. Khác:

7. Thời gian lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. 1 ngày 2. 2 ngày

3. Từ 3 -> 4 ngày 4. Từ 5 -> 7 ngày

5. Trên 7 ngày

8. Các anh/chị thường đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. Một mình 2. Với gia đình

3. Với bạn bè 4. Với đồng nghiệp

5. Với đối tượng khác:

9. Số người đi trong đoàn:

1. Từ 1 -> 3 người 2. Từ 4 -> 7 người

3. Từ 8 -> 15 người 4. Từ 16 -> 25 người

5. Từ 26 -> 50 người 6. Trên 50 người

10. Anh chị đến Bà Rịa - Vũng Tàu bằng phương tiện:

1. Tàu cánh ngầm 2. Xe du lịch

3. Xe gắn máy 4. Phương tiện khác:

11. Phương tiện đi lại của anh/chị tại Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. Đi bộ 2. Xe du lịch

3. Xe gắn máy 4. Xe taxi

5. Xe buýt 6. Phương tiện khác:

12. Nơi nghỉ của anh chị khi đi du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. Khách sạn 2. Nhà người thân

3. Nhà trọ 4. Bãi biển

5. Khác:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí