Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Cho Nghiên Cứu Điển Hình


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, luận án đã đưa ra khái niệm về vốn xã hội trong ngân hàng là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức tồn tại trong các mối quan hệ liên kết, chia sẻ, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội đã được thừa nhận. Đồng thời luận án cũng chỉ ra thành phần vốn xã hội trong ngân hàng gồm vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội bên trong và vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng. Các nhóm hoạt động của ngân hàng thương mại gồm hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thông qua các nghiên cứu của Xie Wenjing (2013), khi khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và rủi ro ngân hàng và nghiên cứu của Justin Yiqiang & ctg (2017) về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự ổn định của ngân hàng cũng như một số nghiên cứu của các tác giả cho thấy các ngân hàng ở khu vực có vốn xã hội cao thì sẽ gặp ít rắc rối về vấn đề tài chính hơn trong các cuộc khủng hoảng và hoạt động của ngân hàng cũng ổn định hơn khi quốc gia đó có vốn xã hội cao hơn. Từ liên hệ lý thuyết, trong chương 2, luận án đã khám phá khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chương 3 của luận án sẽ trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp xây dựng và kiểm định các thang đo, mô hình nghiên cứu; phương pháp thiết kế mẫu cho kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. Từ đó vận dụng mô hình để kiểm định cho trường hợp điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh.


3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

Theo Weis & Fine (2000) không có một thỏa thuận thống nhất khi nghiên cứu cấu trúc định tính, do đó để thực hiện mục tiêu nghiên cứu riêng của mình, các nhà nghiên cứu sẽ đề xuất thiết kế nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này đều có điểm chung khi đi từ lược khảo lý thuyết đến đối chiếu với thực tiễn thuộc phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhằm khám phá, khái quát hóa những quy luật chung (Morse & Richards 2002; Hatch 2002). Để giải quyết vấn đề đã nêu ra ở chương 2 về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của các NHTM Việt Nam, tác giả cũng đi theo quy luật chung đó để thiết kế quy trình nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn một, xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của các NHTM Việt Nam; Giai đoạn hai, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai giai đoạn nghiên cứu được trình bày chi tiết như sau:

Giai đoạn 1: xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của các NHTM Việt Nam, trong giai đoạn này được thực hiện gồm hai bước:

Bước 1: Từ khung phân tích dự kiến đã hình thành được các khái niệm về biến nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Đây là căn cứ để soạn thảo dàn bài


thảo luận chuyên sâu, dùng cho nghiên cứu định tính lần thứ nhất nhằm xây dựng các thang đo sơ bộ (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002; Creswell 2009).

Bước 2: xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính lần thứ nhất, giúp hoàn chỉnh các khái niệm nghiên cứu, làm cơ sở cho thiết kế dàn bài thảo luận tay đôi lần thứ hai nhằm khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội với các hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ hình thành mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM Việt Nam (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002; Creswell 2009).

Giai đoạn hai: Kiểm định thang đo và vận dụng mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn hai được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: xác định đối tượng, phạm vi kiểm định thang đo và các giả thuyết nghiên cứu là các NHTM thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ tiến hành soạn thảo bản phỏng vấn phản ánh các nội dung của các biến quan sát chính trong mô hình nghiên cứu và tổ chức thu thập, làm sạch và phân loại dữ liệu.

Bước 2: kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết bằng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng phi tham số thông qua công cụ thống kê mô tả và tương quan nhằm rút ra kết luận về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của ngân hàng. Qua đó, thảo luận các chính sách nhằm nâng cao kết quả các hoạt động của NHTM thông qua sử dụng vốn xã hội. Đồng thời đề xuất các chính sách vĩ mô nhằm hạn chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực và hỗ trợ cho các NHTM Việt Nam phát triển vốn xã hội của ngân hàng.

Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án được tổng kết qua hình 3.1


Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu của luận án



Giai đoạn

Các bước thực hiện nghiên cứu

Giai đoạn một:

Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu.

Bước 1: Xây dựng các thang đo

Cơ sở lý thuyết về vốn xã hội và các Khung phân tích hoạt động của NHTM


Thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định tính lần thứ nhất


Bước 2: Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu




Nghiên cứu định tính lần thứ hai Mô hình nghiên cứu (n=10)



Giai đoạn hai:

Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển

hình.

Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu điển hình


Xác định đối tượng và phạm vi kiểm định thang đo và mô hình Thu thập dữ liệu nghiên cứu


Bước 2: Kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu trường hợp điển hình

Kiểm định mô hình nghiên cứu cho Kết luận và gợi

trường hợp Tp.HCM ý chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 9


Nguồn: Đề xuất của tác giả luận án

Ghi chú: n là ký hiệu cỡ mẫu

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với chuyên gia để xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài khảo sát dữ liệu sơ cấp (thông qua bảng câu hỏi khảo sát). Dữ liệu thu thập được, sau khi kiểm tra, gạn lọc ban đầu, sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS. Đề tài sẽ kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và Amos.

3.2 Phương pháp xây dựng và kiểm định thang đo

Để xây dựng thang đo vốn xã hội và các nhóm hoạt động của NHTM, phương pháp định tính được sử dụng theo thiết kế nghiên cứu được đề xuất bởi Maxwell (2005) và được bổ sung bởi nghiên cứu của Creswell (2009, 2011), gồm:

- Khung khái niệm: Khái niệm phải được định nghĩa rõ ràng và dựa trên các lý thuyết có liên quan, từ đó đặt ra những câu hỏi nhằm khám phá vấn đề mới có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu (Maxwell 2005; Creswell 2009 & 2011).

- Câu hỏi nghiên cứu: Để thuận lợi cho việc khái quát hóa tính đồng nhất và phân biệt trong các khám phá, câu hỏi nghiên cứu cần phải hỏi đúng trọng tâm những vấn đề cần khám phá (Maxwell 2005; Creswell 2009 & 2011).

- Phương pháp: Kỹ thuật được sử dụng để tiếp cận, thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm: thiết lập mối quan hệ với những người tham gia nghiên cứu; chọn mẫu; thu thập số liệu; và phân tích dữ liệu.

- Tính hiệu lực: xác định những biến cố có thể dẫn đến kết quả bị sai, cách thức đối phó với những rủi ro đó. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo những thông tin thu thập sẽ hỗ trợ được cho mục tiêu nghiên cứu.

3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu định tính, mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu cần được kết nối với nhau như một thể thống nhất (không rời rạc) (Morse & Richards 2002). Lý thuyết là nền tảng cho quá trình nghiên cứu, từ lý thuyết kết hợp với mục tiêu nghiên cứu để hình thành ra các câu hỏi nghiên cứu, thông qua thảo luận các câu hỏi nghiên cứu trên đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu để khám phá ra kết quả (Strauss & Corbin 1998). Kế thừa tư tưởng đó, tác giả căn cứ vào khung phân tích đề xuất từ đề tài về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM với các


khái niệm đã được định nghĩa, tiến hành xây dựng các thang đo vốn xã hội và thang đo các hoạt động trong ngân hàng.

Để tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm khám phá các thang đo vốn xã hội ngân hàng và các hoạt động của NHTM. Phương pháp thảo luận chuyên gia được thảo luận riêng với từng chuyên gia theo bảng câu hỏi đã dự thảo (xem phụ lục 1) nhằm mục tiêu khám phá những chỉ tiêu có tính đồng thuận cao, những câu hỏi có tính đồng thuận thấp của các chuyên gia (Creswell 2009; Corbin & Strauss 1990; Finch 2002). Đối tượng và phương pháp chọn mẫu như sau: (1) Mẫu được thực hiện trên các chuyên gia là các lãnh đạo của các chi nhánh NHTM (xem danh sách chuyên gia phụ lục 2); (2) Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi còn phát hiện các vấn đề mới (Creswell 2009). Thông tin thu thập được mô tả, phân loại và kết nối các khái niệm để hình thành các chỉ tiêu đo lường (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002).

Qua nghiên cứu định tính lần thứ nhất, tác giả cố gắng định nghĩa rõ các khái niệm có liên quan để đảm bảo độ tin cậy của các thang đo. Trong dàn bài thảo luận với các chuyên gia, tác giả sẽ ghi chép lại và thống kê các câu trả lời, phân loại theo tần suất đề cập đến của các chuyên gia, đến mức độ phù hợp với lý thuyết nền, cuối cùng là những khám phá mới ít được sự đồng thuận. Các thang đo khám phá mới được thảo luận sâu, lặp lại nhiều lần để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.

Phương pháp xây dựng thang đo được tổng kết như bảng 3.1

Bảng 3.1: Phương pháp xây dựng thang đo


Mục tiêu

Cách thức

Hình thành thang đo của vốn xã hội

- Thông tin thu thập từ thảo luận tay đôi -> định hình cấu trúc mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân hàng.

- Kết hợp với các khái niệm trong cấu trúc và đặc trưng biểu hiện chất lượng các mối quan hệ -> hình thành thang đo vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân

hàng.


Hình thành thang đo các hoạt động của NHTM

- Từ việc phân loại các nghiệp vụ trong hoạt động của NHTM gồm: nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ.

- Kết hợp với sự ghi nhận về mong đợi của lãnh đạo ngân hàng trong các hoạt động này -> hình thành thang đo các

hoạt động của NHTM.

Nguồn : tổng hợp của tác giả luận án

3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo

Trên cơ sở lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định tính, các thang đo được xây dựng đã đảm bảo giá trị nội dung, nhưng để đảm bảo độ tin cậy trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức, cần đánh giá sơ bộ các thang đo này (Creswell 2009). Việc đánh giá được thực hiện dựa trên dữ liệu nghiên cứu 120 giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo phương pháp phân tầng phi xác suất (theo chi nhánh của NHTM). Mục tiêu của bước này là sàng lọc các biến nghiên cứu quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã đề cập trong khung phân tích của đề tài. Các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ dùng để đưa vào bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu trường hợp điển hình.

Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hai công cụ được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp khi chúng có hệ số tương quan biến - tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,35. Theo Hair & các tác giả (1998) tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) lớn hơn 0,6. Tuy nhiên, nếu hệ số tin cậy >0,95 thì cũng không tốt vì các biến đo lường hầu như là một (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2008).

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng để loại đi các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố lớn nhất từ 0,5 trở lên (Gerbing & Anderson 1988). Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5≤KMO≤1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 thì có thể


xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Gerbing & Anderson 1988).

3.2.3 Phương pháp kiểm định thang đo cho nghiên cứu điển hình

Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định CFA sẽ được sử dụng để kiểm định thang đo. Theo Hair và các tác giả (1998), hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp sàng lọc sơ bộ và nhận dạng cấu trúc thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo mà không bị chệch do sai số đo lường như mối quan hệ giữa một số khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác (Steenkamp & Van Trijp 1991, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Như vậy có thể sử dụng CFA để có kết luận cuối cùng về giá trị của bộ thang đo (Hurley & các tác giả 1998, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008).

3.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Việc xây dựng mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về vốn xã hội tác động tới hoạt động của NHTM được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai (xem phụ lục 6) gồm các nội dung sau:

(1) Giới thiệu về mục đích nghiên cứu.

(2) Định nghĩa khái niệm vốn xã hội của ngân hàng; và khái niệm về các hoạt động của NHTM. (Phần này được xây dựng dựa trên kết quả của đánh giá sơ bộ thang đo).

(3) Thảo luận về mối liên hệ giữa vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt động của NHTM để hình thành mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM Việt Nam. Thảo luận thực hiện chủ yếu đối với các giám đốc, phó giám đốc chi nhánh NHTM Việt Nam (danh sách chuyên gia được trình bày ở phụ lục 7).

Để xây dựng mô hình nghiên cứu về vốn xã hội của ngân hàng tác động tới hoạt động của các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên mô hình của nghiên cứu trước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022