Thành Phần Vốn Xã Hội Bên Ngoài Ngân Hàng Trước Khi Đánh Giá Sơ Bộ


Cũng theo các chuyên gia, ngay cả mối quan hệ giữa các chi nhánh trong cùng ngân hàng, họ cũng là đối thủ cạnh tranh với nhau trong việc thu hút khách hàng để đạt được chỉ tiêu mà hội sở giao xuống. Chi nhánh do hội sở điều hành và giám sát, mọi sự hợp tác giữa các chi nhánh với nhau đều do hội sở chỉ định. Tuy nhiên bên cạnh việc cạnh tranh với nhau, thì giữa các chi nhánh cũng có sự chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nghiệp vụ, ngoài ra có thể hỗ trợ thông tin về khách hàng hoặc giới thiệu khách hàng cho nhau nếu khách hàng ở xa địa bàn mà chi nhánh đặt trụ sở.

Kết quả khám phá các chủ thể cấu thành mạng lưới bên ngoài ngân hàng bao gồm khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các hiệp hội, cơ quan truyền thông, chính quyền các cấp, tóm tắt trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Các mạng lưới quan hệ bên ngoài ngân hàng


Mạng lưới

Diễn giải

Chiều ngang

Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, hiệp hội, cơ quan truyền thông.

Chiều dọc

Mối quan hệ giữa ngân hàng với chính quyền các cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.

Các ngân hàng có xu hướng lựa chọn khu vực kinh doanh để tạo thuận lợi trong các hoạt động ngoài ra muốn nhận được sự hỗ trợ từ các mối quan hệ thì họ phải tạo lập và duy trì các mối quan hệ đó thông qua việc tăng cường mức độ kết nối với các tổ chức xã hội và tham gia vào các sự kiện của mạng lưới để tạo được lòng tin, từ đó sẽ nhận được những chia sẻ và hỗ trợ từ mạng lưới (Porter 1990).

Từ tổng kết các lý thuyết và nghiên cứu trước, kết hợp với việc khám phá ra cấu trúc và chất lượng mạng lưới xã hội bên ngoài ngân hàng, thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng được hình thành, thể hiện qua bảng 3.5


Bảng 3.5: Thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng


Mạng lưới

hiệu

Nội dung thang đo

Nguồn

Mối quan hệ với khách hàng

BN13


BN14 BN15

Luôn có chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng tốt

Tạo được lòng tin tốt với khách hàng

Khách hàng tăng như mong đợi

Nghiên cứu định tính

Mối quan hệ với đối tác kinh doanh

BN16 BN17 BN18

Luôn có chính sách duy trì hợp tác với đối tác kinh doanh

Tạo được lòng tin tốt với đối tác kinh doanh

Lợi ích nhận được từ đối tác kinh

doanh tăng như mong đợi

Nghiên cứu định tính

Mối quan hệ với đối thủ cạnh

tranh

BN19 BN20


BN21

Luôn có chính sách duy trì hợp tác Tạo được lòng tin tốt với đối thủ cạnh

tranh

Được hưởng lợi từ đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu định tính

Mối quan

hệ với

chính quyền các cấp

BN22 BN23 BN24

Thường xuyên tham gia hỗ trợ cộng đồng

Tạo được lòng tin tốt với chính quyền các cấp

Luôn nhận được sự hỗ trợ từ chính

quyền các cấp

Nghiên cứu định tính

Mối quan hệ với các hiệp hội

BN25


BN26 BN27

Luôn duy trì tham gia các hiệp hội có liên quan

Tạo được lòng tin tốt với hiệp hội Thông tin từ hiệp hội đầy đủ và chính

xác như mong đợi

Nghiên cứu định tính


Mối quan hệ với cơ quan truyền

thông

BN28 BN29


BN30

Luôn được tạo lập và duy trì tốt Luôn nhận được sự tin tưởng, chia sẻ thông tin

Thường nhận được sự hỗ trợ

Nghiên cứu định tính

Nguồn: Landry & các cộng sự (2000); Jansen & các cộng sự (2011) và Yang & các cộng sự (2011) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.

Qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vốn xã hội bên ngoài ngân hàng là thang đo đa hướng bậc hai, bao gồm 6 thành phần là mạng lưới gồm khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các hiệp hội, cơ quan truyền thông, chính quyền các cấp. Kết quả xây dựng thang đo được tổng kết ở hình 3.3.

Vốn xã hội bên ngoài ngân hàng

Đối tác kinh doanh

Các hiệp hội

Chính quyền các cấp

Hình 3.3: Thành phần vốn xã hội bên ngoài ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ


Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Cơ quan truyền thông

Nguồn: Landry & các cộng sự (2000); Jansen & các cộng sự (2011) và Yang & các cộng sự (2011) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.


3.5.3 Xây dựng thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng

Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được cấu trúc và chất lượng của mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng như sau:

Thứ nhất, cấu trúc của mạng lưới quan hệ, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả Cheng & các cộng sự (2006), Goyal & Akhilesh (2007), Nisbet (2007) và Schenkel & Garrison (2009). Đề tài khái quát các chủ thể tham gia trong mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng theo chiều ngang là mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau và các bộ phận chức năng với nhau; và theo chiều dọc là mối quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới.

Theo Marcinkowska (2012), trích trong Joanna Wyrwa (2014), và Anna Piettruszka – Ortyl (2015) trích trong Marek Makowiec & Tomasz Kusio (2015), đã chỉ ra vốn xã hội bên trong doanh nghiệp là giá trị của mối quan hệ giữa các cá nhân/nhân viên trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức. Mối quan hệ bên trong giúp gia tăng tinh thần đoàn kết, đồng đội, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Mỗi cá nhân đều là người đóng góp trong việc tăng cơ hội tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mối quan hệ này còn giúp các nhân viên hỗ trợ nhau cải tiến kiến thức và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài.

Thứ hai, chất lượng của mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển thì đều cần phải có các mối quan hệ xã hội và khai thác được các mối quan hệ này trong quá trình kinh doanh. Vậy đối với ngân hàng, để khai thác được những lợi ích từ mạng lưới quan hệ giữa các chủ thể bên trong ngân hàng thì ngân hàng phải có chính sách hay cơ chế như thế nào?. Để có thể trả lời câu hỏi này, bản thảo luận chuyên gia được xây dựng bởi câu hỏi mở: “Ông/bà vui lòng cho biết điều gì làm nên hiệu quả hợp tác trong công việc của các nhân viên/ phòng ban chức năng tại chi nhánh ngân hàng ông/bà?”. Câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 7 trở đi là không còn thêm nội dung mới. Theo các chuyên gia, chính bản thân mỗi ngân hàng phải có cơ chế tạo nên sự hợp tác giữa các nhân viên và phòng ban. Cụ thể mỗi ngân hàng


đều có quy trình giao tiếp, có bộ quy tắc nghề nghiệp, quy tắc ứng xử giữa các nhân viên và đối với khách hàng. Bên cạnh đó, đòi hỏi ngân hàng phải có quy chế hợp tác và một bộ máy chuyên nghiệp để điều hành có hiệu quả các quy chế mà ngân hàng đã đưa ra. Ngoài ra, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra để đánh giá chất lượng công việc, biểu hiện chất lượng của sự hợp tác giữa các nhân viên và các phòng ban là luôn có sự chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên và giữa các phòng ban với nhau. Điều này, giúp nội bộ đoàn kết và cùng phấn đấu cho mục tiêu chung của ngân hàng. Ngoài ra lãnh đạo phải có nghệ thuật kết nối, nghệ thuật giao việc và giám sát, giải quyết các mâu thuẫn hợp lý, luôn công bằng, khách quan từ đó mới tạo niềm tin nơi nhân viên, để họ phấn đấu và phát huy hết khả năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể.

Như vậy kết quả khám phá các chủ thể cấu thành mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng bao gồm mối quan hệ theo chiều ngang giữa nhân viên lẫn nhau và các bộ phận chức năng lẫn nhau; và các mối quan hệ theo chiều dọc giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới, tóm tắt trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng


Mạng lưới

Diễn giải

Chiều ngang

Mối quan hệ giữa nhân viên lẫn nhau và các bộ phận chức năng lẫn nhau

Chiều dọc

Mối quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ

phận chức năng cấp dưới.

Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.


Từ tổng kết các lý thuyết và nghiên cứu trước, kết hợp với việc khám phá ra cấu trúc và chất lượng mạng lưới xã hội bên trong ngân hàng, thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng được hình thành, thể hiện qua bảng 3.7

Bảng 3.7: Thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng


Mạng lưới

hiệu

Nội dung thang đo

Nguồn

Mối quan hệ giữa các cá nhân

BT31 BT32 BT33


BT34 BT35


BT36

Ngân hàng tạo cơ chế hợp tác tốt giữa các cá nhân Có cơ chế giám sát sự hợp tác giữa các cá nhân Cấp trên chú trọng đến sự hợp tác giữa các cá nhân khi giao việc cho cấp dưới

Hầu hết các cá nhân tin tưởng lẫn nhau

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong giải quyết công việc

Công việc đạt kết quả tốt dựa trên sự hợp tác giữa

các cá nhân

Nghiên cứu định tính

Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng

BT37 BT38 BT39 BT40 BT41

Ngân hàng tạo cơ chế hợp tác tốt giữa các bộ phận chức năng

Có cơ chế giám sát sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng

Cấp trên khi giao việc cho cấp dưới chú trọng đến sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng

Sẵn sàng hỗ trợ nhau để hoàn thành mục tiêu chung của ngân hàng

Công việc đạt kết quả tốt dựa trên sự hợp tác giữa

các bộ phận chức năng

Nghiên cứu định tính

Nguồn: Cheng & các cộng sự (2006), Goyal & Akhilesh (2007), Nisbet (2007), Schenkel & Garrison (2009) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.

Qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vốn xã hội bên trong ngân hàng là thang đo đa hướng bậc hai, bao gồm 2 thành phần là mạng lưới quan hệ giữa các cá


nhân và mạng lưới quan hệ giữa các phòng ban chức năng. Kết quả xây dựng thang đo được tổng kết ở hình 3.4.


Vốn xã hội bên trong ngân hàng

Hình 3.4: Thành phần vốn xã hội bên trong ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ


Hợp tác cá nhân

Hợp tác phòng ban

Nguồn: Cheng & các cộng sự (2006), Goyal & Akhilesh (2007), Nisbet (2007), Schenkel & Garrison (2009) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.

3.5.4 Xây dựng thang đo về các hoạt động của NHTM

Kế thừa các nghiên cứu trước cũng như theo Luật tổ chức tín dụng 2010, trong chương 2 của luận án đã tổng kết các hoạt động của NHTM bao gồm (1) hoạt động nguồn vốn với mục tiêu chính là: huy động vốn (từ nhận tiền gửi); (2) hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; (3) hoạt động cung ứng dịch vụ: cung ứng các dịch vụ.

Để kiểm chứng lại sự hợp lý của kết quả tích hợp này, nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận tay đôi bởi câu hỏi mở: “Ông/bà vui lòng cho biết các


hoạt động trong quá trình kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay?”. Câu hỏi này được thảo luận đối với 10 chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, nhưng khi thảo luận đến người thứ 8 không phát hiện thêm nội dung mới. Ý kiến chuyên gia được tổng kết cũng tương tự với phương pháp tích hợp các luận điểm trên, bao gồm các nhóm hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ.

Đối với nhóm hoạt động nguồn vốn: chủ yếu là hoạt động huy động vốn. Thật vậy, nguồn vốn của NHTM gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn khác, nhưng nguồn vốn từ huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại vốn của ngân hàng và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên và bất kỳ NHTM nào cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng hoạt động huy động vốn. Các chuyên gia cũng đồng ý với quan điểm này khi thảo luận tay đôi, với câu hỏi: “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động nguồn vốn gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” Khi phỏng vấn đến người thứ 5 thì không còn phát hiện vấn đề mới. Ngân hàng có thể huy động vốn từ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài, vay NHNN.. nhưng hiện nay phần lớn ngân hàng huy động từ nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia thì nguồn huy động này chiếm hơn 80% tổng vốn huy động.

Bên cạnh đó, vốn huy động (từ nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân) gắn với các mối quan hệ xã hội hay nói cách khác là vốn xã hội, liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhiều hơn so với loại vốn còn lại. Như vậy, kết quả hoạt động nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của NHTM là huy động vốn từ tiền gửi đạt kết quả như mong đợi.

Đối với nhóm hoạt động sử dụng vốn: chủ yếu là hoạt động cho vay. Khi thảo luận cùng các chuyên gia với câu hỏi : “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động sử dụng vốn gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” Khi phỏng vấn đến người thứ 5 thì không còn phát hiện vấn đề mới. Theo các chuyên gia, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng qua các hình thức: ngân hàng tài trợ lại cho nền kinh tế dưới dạng các thành phần kinh tế vay; ngân hàng đầu tư trực tiếp, góp vốn kinh doanh, cho thuê tài sản, đầu tư trên thị trường chứng khoán.... Hoạt động sử

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí