dụng vốn gồm: mua sắm TSCĐ, dự trữ, cấp tín dụng, đầu tư. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Đối với hoạt động mua sắm TSCĐ và đầu tư phải sử dụng vốn chủ sở hữu, không được sử dụng vốn vay, do đó đối tượng mang tính chất xã hội ở các hoạt động này không liên quan nhiều đến hướng nghiên cứu của đề tài. Cấp tín dụng gồm: cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán... Ở Việt Nam hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng vẫn là cho vay (chiếm khoảng 70 – 80% hoạt động của ngân hàng). Chính vì vậy, đa số các ngân hàng thường có xu hướng tập trung vào hoạt động cho vay, kênh chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng (Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương 2015). Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cho vay cũng là hoạt động liên quan đến các mối quan hệ xã hội nhiều hơn so các hoạt động còn lại. Đối với hoạt động cho thuê tài chính phải thông qua các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng. Còn chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh và bao thanh toán thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tín dụng. Do đó, kết quả của hoạt động sử dụng vốn là cho vay đạt kết quả như mong đợi.
Đối với nhóm hoạt động cung ứng dịch vụ: các chuyên gia khi được đặt câu hỏi: “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động cung ứng dịch vụ gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” họ đều cho rằng hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng gồm: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu chi hộ, cho thuê két sắt, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư….Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, lợi nhuận từ dịch vụ mang lại cho ngân hàng khá cao mà rủi ro lại ít. Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán qua tài khoản đem lại lợi nhuận khá cao cho các NHTM, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của dịch vụ này vào lợi nhuận của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, do đó để phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài thì kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ là cung ứng dịch vụ đạt kết quả như mong đợi.
Từ tổng kết các nhóm hoạt động của ngân hàng qua thảo luận tay đôi với các chuyên gia, thang đo của các nhóm hoạt động này chính là kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng về kết quả hoạt động của các nhóm, được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8: Thang đo các hoạt động của NHTM
Mục tiêu | Ký hiệu | Nội dung thang đo | Nguồn | |
Nguồn vốn | Huy động vốn từ tiền gửi cá nhân | HĐ42 | Huy động vốn từ nhận tiền gửi cá nhân đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính |
Huy động vốn từ tiền gửi các TCKT | HĐ43 | Huy động vốn từ nhận tiền gửi các TCKT đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính | |
Sử dụng vốn | Cho vay cá nhân | CV44 | Hoạt động cho vay cá nhân đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính |
Cho vay các tổ chức kinh tế | CV45 | Hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính | |
Cung ứng dịch vụ | Cung ứng các dịch vụ cho KHCN | CU46 | Hoạt động cung ứng dịch vụ KHCN đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính |
Cung ứng các dịch vụ cho các TCKT | CU47 | Hoạt động cung ứng dịch vụ cho các TCKT đạt kết quả như mong đợi | Nghiên cứu định tính |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Cho Nghiên Cứu Điển Hình
- Phương Pháp Kiểm Định Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu Cho Trường Hợp Điển Hình
- Thành Phần Vốn Xã Hội Bên Ngoài Ngân Hàng Trước Khi Đánh Giá Sơ Bộ
- Mô Hình Lý Thuyết Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Hoạt Động Của Các
- Kiểm Định Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Cfa)
- Kết Quả Cfa (Đã Chuẩn Hóa) Giữa Các Khái Niệm Trong Mô
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.
3.5.5 Đánh giá sơ bộ thang đo
Để đảm bảo độ tin cậy cho các thang đo đã được xây dựng từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính, cần phải có nghiên cứu định lượng sơ bộ để loại các biến
quan sát không phù hợp đồng thời xác định lại cấu trúc của thang đo để tiếp tục sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Các thang đo được soạn thảo thành bản câu hỏi nghiên cứu định lượng (xem Phụ lục 3). Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 120 quan sát là các chi nhánh NHTM với đối tượng trả lời là các giám đốc, phó giám đốc chi nhánh được thực hiện. Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hai công cụ được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp khi chúng có hệ số tương quan biến - tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,35 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy (alpha) lớn hơn 0,6. Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để loại đi các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5. Phương sai trích hệ số sử dụng (princical components) với phép quay vuông góc (varimax) và điểm dừng khi trích các yếu tố (eigenvalue) bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố lớn nhất từ 0,5 trở lên.
3.5.5.1 Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha)
Thang đo vốn xã hội của ngân hàng và thang đo các hoạt động của ngân
hàng
Thông qua công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) cho thấy các biến quan
sát của các thang đo thành phần bậc ba đo lường vốn xã hội của ngân hàng; các thang đo các hoạt động của ngân hàng đều có hệ số tin cậy lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,35 (kết quả tính toán xem phụ lục 4). Từ đó có thể thấy các biến quan sát đều được giữ lại để phân tích nhân tố tiếp theo.
3.5.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Để đánh giá thang đo, ta sử dụng hai tiêu chí là phương sai trích phải lớn hơn 50% và trọng số nhân tố phải lớn 0,5 (nếu biến quan sát nào nhỏ hơn 0,5 thì bị loại). Kết quả đánh giá cho thấy cấu trúc thang đo không thay đổi nhưng các biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5 bị loại là 3 biến quan sát. Các biến bị loại lần lượt là BN19; BN20 ; BN21. Các biến quan sát còn lại đưa vào phân tích nhân tố đạt giá trị phương sai trích là là 75,81% (lớn hơn 50%) và các trọng số nhân tố lớn hơn 0,5, hệ
số KMO là 0,825 (lớn hơn 0,5); mức ý nghĩa kiểm định Bartlett là 0,000 (nhỏ hơn 0,05). Kết quả phân tích sau cùng được tổng kết ở Phụ lục 5.
Thang đo vốn xã hội của NHTM
Cấu trúc thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng bao gồm các thành phần mạng lưới bạn bè (các biến quan sát LD1, LD2, LD3), đồng nghiệp (LD4, LD5, LD6), đối tác kinh doanh (LD7, LD8, LD9), và quan chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước (LD10, LD11 và LD12). Như vậy cấu trúc của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng không đổi so với giả thuyết ban đầu.
Thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng bao gồm các mạng lưới khách hàng ( các biến quan sát BN13, BN14, BN15), đối tác kinh doanh (BN16, BN17, BN18), chính quyền các cấp (BN22, BN23, BN24), các hiệp hội (BN25, BN26, BN27), cơ quan truyền thông (BN28, BN29, BN30). Cấu trúc thang đo vốn xã hội của bên ngoài ngân hàng không đổi, chỉ mất đi một mạng lưới đối thủ cạnh tranh.
Thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng bao gồm các mạng lưới sự hợp tác giữa các cá nhân (các biến quan sát BT31, BT32, BT33, BT34, BT35, BT36) và sự hợp tác giữa các phòng ban chức năng (BT37, BT38, BT39, BT40, BT41).
Thang đo đơn hướng các hoạt động của NHTM không đổi so thiết kế ban đầu. Thang đo hoạt động nguồn vốn vẫn đại diện bởi biến quan sát HĐ42 và HĐ43; thang đo hoạt động sử dụng vốn vẫn đại diện bởi biến quan sát CV44 và CV45; thang đo hoạt động cung ứng dịch vụ là biến quan sát CU46 và CU47.
Vốn xã hội của ngân hàng
Vốn xã hội của
lãnh đạo
Vốn xã hội bên trong
Vốn xã hội bên ngoài
Hình 3.5 Thang đo vốn xã hội của ngân hàng sau khi đánh giá sơ bộ
Khách hàng
Đối tác kinh doanh
Chính quyền các cấp
Các hiệp hội
Cơ quan truyền thông
Hợp tác cá nhân
Hợp tác phòng ban
Quan chức thuộc cơ quan quản lý
Đối tác kinh doanh
Đồng nghiệp
Bạn bè
Nguồn: Tổng kết sau khi đánh giá sơ bộ thang
3.6 GIẢ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI TỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
3.6.1 Đối với vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Theo Wiklund & Shepherd (2003), chính lãnh đạo là người định hướng tầm nhìn, sứ mệnh, thúc đẩy sự năng động của một doanh nghiệp và có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, cũng chính lãnh đạo là người tạo ra môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, truyền cảm hứng để quy tụ mọi người làm việc vì một mục đích chung và hỗ trợ động viên tinh thần làm việc của nhân viên để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc ( Wharton & Brunetto 2009).
Thông qua mối quan hệ của lãnh đạo với các đối tác kinh doanh như nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà đầu tư…sẽ tạo khách hàng tiềm năng cho ngân hàng (khai thác khách hàng của khách hàng) (Tansley& Newell 2007). Bên cạnh đó, thông qua hệ thống liên kết với các đại lý, đầu mối, nhà môi giới, họ cũng sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng. Ngoài ra, có thể nhắc đến mối quan hệ với quan chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền các cấp, họ sẽ giới thiệu các dự án, các khách hàng, cung cấp thông tin về khách hàng và tạo cơ hội cho ngân hàng trong tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Khi thảo luận tay đôi với các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM, họ cũng đồng ý rằng các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam, khi mà mối quan hệ của cá nhân được coi trọng trong việc giải quyết các công việc. Theo Nguyễn Văn Thắng (2015), việc sử dụng quan hệ cá nhân được coi trọng tại Việt Nam, có thể giải thích điều này từ góc độ thể chế (theo lý thuyết thể chế, sử dụng quan hệ cá nhân để đối phó với sự bất định của môi trường thể chế).
Như vậy, từ liên hệ lý thuyết với nghiên cứu định tính lần thứ hai cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của ngân hàng.
3.6.2 Đối với xã hội bên ngoài
Kết quả nghiên cứu định tính để khám phá giả thuyết ảnh hưởng của vốn xã hội bên ngoài tới các hoạt động của NHTM cho thấy khi các NHTM Việt Nam có uy tín, tạo được lòng tin với các chủ thể trong môi trường kinh doanh thì cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin từ khách hàng và các đối tác sẽ dễ dàng hơn, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới khách hàng và duy trì khách hàng trung thành cao hơn. Ngoài ra, việc các mối quan hệ này ngoài sự tin tưởng, còn phải tìm được tiếng nói chung trong việc sẵn sàng chia sẻ cơ hội kinh doanh, đem lại những lợi ích từ việc khai thác các cơ hội mới, từ đó sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các bên.
Đối với chính quyền các cấp, họ quan tâm đến hoạt động của những chi nhánh ngân hàng đang đặt trụ sở trên địa bàn họ quản lý. Về phía chính quyền, họ sẽ hỗ trợ an ninh, thủ tục pháp lý giúp cho ngân hàng an tâm hoạt động. Họ cũng là người giới thiệu khách hàng, dự án, cung cấp thông tin khách hàng cho ngân hàng giúp ngân hàng có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Về phía ngân hàng, thường sẽ hỗ trợ kinh phí cho địa phương để tổ chức trung thu, lễ tết, hỗ trợ người nghèo,... đó cũng là một cơ hội để ngân hàng quảng bá hình ảnh của mình đến với cộng đồng.
Mối quan hệ với cơ quan truyền thông, chủ yếu là để quảng bá thông tin, sản phẩm mới, họ sẽ hỗ trợ đưa tin về ngân hàng. Ở các ngân hàng sẽ có bộ phận phát ngôn riêng để trả lời các thông tin. Trong trường hợp có những thông tin chưa rõ ràng về một sự vụ liên quan đến ngân hàng, nhờ mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, ngân hàng sẽ tiếp cận được thông tin nhanh nhất và có cơ hội để giải thích vấn đề rõ hơn, sát với tình hình thực tế của ngân hàng, trước khi các thông tin đưa lên báo chí. Mặt khác, cơ quan truyền thông chính là người phản ánh các thông tin về tình hình xã hội, từ đó ngân hàng sẽ có định hướng cho việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình. Chẳng hạn, việc du học của học sinh, ngân hàng phải xem lại mình đã có những sản phẩm liên quan du học chưa? Hoặc hiện nay những vấn đề về biến đổi môi trường gây ngập lụt, vậy ngân hàng phải tìm hiểu các thông tin về dự án chống ngập, thu xếp nguồn vốn, làm việc với đối tác nước ngoài…như vậy những thông tin mà cơ
quan truyền thông cung cấp sớm cho ngân hàng, sẽ rất hữu ích, tạo cơ hội cho ngân hàng đi tắt đón đầu một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đối với ngân hàng, mối quan hệ với các hiệp hội cũng có những tác động quan trọng đến các hoạt động của mình. Theo Uzzi (1997) trích trong Crystal Holmes Zamanian & Lisa Åström (2014), các ngân hàng có thể thông qua hiệp hội ngân hàng để chia sẻ thông tin cho những cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng khác; hiệp hội hoạt động như một tổ chức viện trợ, giúp tạo ra khung pháp lý cho các ngân hàng. Quan trọng hơn, thành viên của hiệp hội thường là các doanh nghiệp, và đây chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Khi tham gia các sự kiện do các hiệp hội tổ chức, sẽ tạo cơ hội để ngân hàng quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra, khi tham gia các hội thảo do hiệp hội liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài, hoặc liên kết giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thế giới tổ chức, đó cũng là cơ hội để các ngân hàng chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ và giải quyết các công việc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Như vậy, vốn xã hội bên ngoài có tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu định tính đã ủng hộ cho các quan điểm của các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của vốn xã hội bên ngoài tới hoạt động của NHTM.
Khi thảo luận tay đôi với các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM, họ cũng đồng ý rằng các mối quan hệ xã hội bên ngoài ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam, khi mà mối quan hệ được coi trọng trong việc giải quyết các công việc. Thật vậy, khi ngân hàng muốn huy động được số vốn lớn thì phải có quan hệ rộng, thông qua các mạng lưới xã hội, ngân hàng có cơ hội tiếp cận các khách hàng thông qua sự giới thiệu qua lại. Tương tự, hoạt động cho vay cũng vậy, ngân hàng muốn cho vay số tiền lớn như vài trăm tỷ cho doanh nghiệp FDI vay thì phải có các mối quan hệ rộng và có thể khai thác được lợi thế từ các mối quan hệ này; hoặc khi ngân hàng muốn thu hồi nợ, nếu số tiền nhỏ có