Đặc Điểm Sinh Vật Và Đa Dạng Sinh Học Lãnh Thổ

thời kỳ Đệ tứ (Q_S), chiếm diện tích lớn và tập trung ở vùng giữa hai cụm đá gốc nói trên, phân bố dọc theo trục sông Mêkông, ở trên trũng Biển Hồ và châu thổ sông Mêkông. Các đá trầm tích bở rời tuổi Neogen-Đệ tứ thì phổ biến trên bề mặt các bồn trũng giữa núi ở ĐNB và Đông Bắc Campuchia. Các trầm tích này thì chìm sâu phía dưới châu thổ sông Mêkông và bị lớp trầm tích Đệ Tứ phủ lên trên.

Trong việc khai thác du lịch, địa hình ĐNB rất đa dạng: địa hình núi phân bố chủ yếu ở Bắc, Đông Bắc thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai như Bà Đen 968m, Chứa Chan 838m, Bà Rá 736m, địa hình trung du, bán bình nguyên đất đỏ bazan với độ cao 50 -200m, một số nơi có xuất hiện các đỉnh núi cao với độ cao trung bình trên 500m tạo nét chấm phá trong cảnh quan địa hình bán bình nguyên; vừa có địa hình đồng bằng thềm phù sa cổ cao 25 -50m, vừa có địa hình ven biển cũng là điểm nhấn cho cảnh quan tự nhiên của vùng [101]. TNB cũng có nhiều dạng địa hình đặc sắc, đồng bằng châu thổ này tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chẳng chịt, những dải đất phù sa phì nhiêu tạo những cánh đồng lúa rộng mênh mông, bên cạnh đó là những cù lao giữa, ven sông như cồn Ốc, cồn Quy, cồn Thới Sơn, cồn Mỹ Phước, cù lao Ông Hổ, địa hình tương đối thấp, không nhiều đê như đồng bằng sông Hồng làm cho nơi đây có mùa nước nổi từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch tạo nên vùng biển nước mênh mông với những cánh rừng tràm xanh ngát rất hấp dẫn DK ; TNB có địa hình đáng chú ý là hệ thống đảo và khu vực lấn biển với nhiều đảo hoang sơ như Nam Du, Phú Quốc, Hòn Tre, rất quan trọng trong khai thác DL biển, ngoài ra dọc biên giới với Campuchia xuất hiện một số ngọn núi thấp tạo điểm nhấn về cảnh quan tự nhiên, với dạng địa hình quần thể núi đá vôi phân bố riêng lẻ kéo dài từ 300 -1000 km tới Kiên Giang, hình thành những dạng „ốc đảo‟ trong đó các hang động thạch nhũ kỳ thú, thuận lợi cho DL tham quan như núi Cấm 7500m, núi Sam 241m [101]

Tóm lại, địa hình trên toàn Nam Bộ khá bằng phẳng, một số nơi còn có núi sót. Địa hình ĐNB chủ yếu là địa hình đồng bằng cổ đồi lượn sóng, TNB chủ yếu là đồng bằng thấp. ĐNB có các địa hình: vùng núi, đồng bằng nội địa và cả địa hình biển; còn TNB thì địa hình tương đối đồng nhất (địa hình chủ yếu là đồng bằng, còn tồn tại một số ngọn núi sót ở An Giang). Chính sự phân hóa địa hình của Nam Bộ sẽ dẫn đến sự phân hóa về điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH ở các vùng. Từ đó, sẽ dẫn đến sự phân hóa về mặt không gian của hoạt động DL ở Nam Bộ.


2 1 3 Đặc điểm thủy – hải văn Nam Bộ Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là 1


2.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn Nam Bộ

Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai – Vàm Cỏ 586 km – lớn thứ ba cả nước và sông Mekong – tại Việt Nam có tên gọi là Cửu Long, với chiều dài 225 km. ĐNB có mật độ phân bố sông ngòi tương đối thấp trung bình 0,5 km/km2 với hơn 260 con sông có chiều dài trên 10km. Những con sông này tạo nhiều phong cảnh đẹp, hài hòa, ven sông là những vườn cây trĩu quả, nhiều tuyến du lịch tàu thủy trên sông đã được khai thác, các sông chảy trên địa hình núi còn tạo nhiều thác ghềnh chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước như thác Mơ, thác Đứng, thác

Giang Điền, suối Trúc, suối Mơ. Nam Bộ cũng có tiềm năng DL biển khá lớn, là cơ sở để khai thác các LHDL như giải trí, chữa bệnh, thám hiểm, nghiên cứu. ĐNB có chiều dài bờ biển hơn 200km trong đó có khoảng 72km bãi biển có khả năng PTDL biển. TNB có đường bờ biển dài khoảng 700km. Các bãi biển tiêu biểu là Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm, Nước Ngọt, bãi Sau, bãi Dứa, và các bãi tắm ở Côn Đảo với lợi thế gần TP.HCM, đã từ lâu được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng, tắm biển nổi tiếng. Vùng biển ĐNB có nhiều loại các quý và các loại hải sản quý hiếm khác như hải sâm, đồi mồi, rau câu. TNB thì kém lợi thế hơn so với ĐNB do các bãi biển chứa nhiều bùn, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về DL vì có sức hấp dẫn với DK: Tân Thành (Tiền Giang), Mũi Nai (Hà Tiên), Ba Động (Trà Vinh), Khai Long (Cà Mau), hoặc các bãi tắm rất thuận lợi cho tắm biển ở cụm đảo ven vinh Thái Lan như Bãi Khem (Phú Quốc), Hòn Heo, Bãi Ớt, Nam Phố (Kiên Giang), vùng biển có nhiều đặc sản như cà cúm, chù ụ, vọp, ốc hương,v.v. TNB có thế mạnh độc đáo riêng là giữa các sông thiên nhiên còn có một hệ thống sông đào, kênh rạch thẳng góc với sông chính hợp thành mạng lưới đường thủy dày đặc mật

độ trung bình 0.12km/km2, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

DL vì có sức hấp dẫn với DK.

Các hồ nước tự nhiên (Bình An, Suối Lam, Cần Nôm, Sóc Xiêm [101]) và nhân tạo cũng được khai thác phục vụ cho mục đích DL ở ĐNB như hồ Dầu Tiếng - một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, hồ Trị An với dung tích khoảng 3,6 tỷ m3, ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông với tổng lượng nước mặt dự trữ trong vùng khoảng 4 tỷ m3. Trên các hồ còn có những hòn đảo nhỏ để DK trải nghiệm cuộc sống của ngư dân trên hồ, tham quan thưởng thức các món ăn trên

đảo như cá cơm, cá kìm, cá lăng ở đảo Ó, đảo Robinson, đảo Đồng Trường. Nước khoáng của ĐNB có giá trị cao đối với DLND chữa bệnh. Các điểm nước khoáng Bình Châu (nhiệt độ trung bình khoảng 800C), 70 điểm phun nước lộ thiên.

Nếu như ĐNB là vùng có tiềm năng DL biển rất lớn với các bãi tắm đẹp thì TNB lại có điều kiện chủ yếu để hình thành chủ yếu các tuyến du lịch trên sông hấp dẫn của vùng - Văn hóa, ẩm thực miền sông nước, chợ nổi trên sông là thế mạnh riêng, độc đáo cho PTDL sinh thái, tham quan, đồng quê. Bên cạnh đó, các hồ, suối nước nóng và nước khoáng là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn đã và đang được khai thác cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí và thể thao. Các bãi tắm đẹp có thể tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng biển. Các loại thủy hải sản phong phú không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào mà còn là nguyên liệu tạo ra các hàng mỹ nghệ và đồ lưu niệm có giá trị cao.

2.1.4. Đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học lãnh thổ

Rừng là TNTN nổi bật nhất ở Nam Bộ. Diện tích che phủ rừng trước đây vốn rất rộng lớn, với nhiều kiểu thảm rừng nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng đất ngập nước và không ngập. Đây cũng là đầu cầu giao thoa con đường di cư các giống loài, nguồn gen từ Tây sang Đông, từ miền Đông Á xuống các khu hệ sinh vật vùng Nam đảo và Châu Úc. Tuy bị khai thác và đặc biệt sự tàn phá ác liệt bởi nhiều cuộc chiến tranh, nhưng mức độ đa dạng sinh học cũng còn khá cao. Một loạt KBT cấp Quốc gia hay Quốc tế đã được thiết lập, đáng kể như: ĐNB có 6 khu rừng đặc dụng, trong đó có 4 VQG là Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 01 khu bảo tồn thiên nhiên là Bình Châu- Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu) và 2 khu rừng văn hóa-lịch sử là Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Núi Bà Rá (Bình Phước). RNM Cần Giờ và VQG Cát Tiên được công nhận là KDTSQ thế giới. Các VQG còn bảo tồn được diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với nhiều loài động, thực vật nhiệt đới điển hình. TNB có 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ Kiên Giang và KDTSQ Cà Mau); 5 vườn quốc gia (VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Thượng, VQG U Minh Hạ, VQG Tràm Chim và VQG Phú Quốc); 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen (Long An), Thạch Phú (Bến Tre), Canh Điền (Bạc Liêu), Hòn Chông (Kiên Giang)), 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ sinh cảnh và 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học: trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập mặn Minh Hải (Cà Mau) [101]. Các công trình nghiên cứu

được các nhà nghiên cứu đã và đang tiến hành trong khu vực Nam Bộ đã mang lại nhiều thông tin rất đặc sắc về đa dạng loài sinh vật, nhiều vấn đề mới liên tục được phát hiện. Hệ động thực vật phong phú, ở rừng không ngập, cấu trúc rừng thường có nhiều tầng, tầng cao nhất có thể cao tới 40-45m. Cấu trúc nhiều tầng này tạo điều kiện TL để tạo hình thành phần thể giới sinh vật có độ đa dạng sinh học cao. ĐNB có 4.137 loài thực vật với nhiều họ khác nhau trong đó có hơn 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 500 loài thân gỗ, 202 loài thảo mộc, trên 1.197 loài thú và 1.451 loài sinh vật biển [101]. Nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như chó sói, gấu ngựa, sóc mun, báo hoa, vooc chà vá chân đen, trắc, mun, gỗ đỏ có thể PTDL bảo tồn, nghiên cứu. TNB là vùng đặc biệt quan trọng đối với các loài chim di trú, là khu vực sinh sản của loài diệc, cò vằn, cò trắng, vạc và sếu đầu đỏ phương Đông. Nhìn chung TNB có thể chia thành 4 vùng sinh thái tương đối điển hình là khu vực ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười, khu dọc hạ lưu sông Tiền sông Hậu với hệ

thống cồn, cù lao, khu vực Tứ Giác Long Xuyên và khu vực bán đảo Cà Mau với rừng ngập mặn ven biển [12]. RNM trưởng thành có năng suất gỗ cỡ 100-300 m3/ha (có nơi tới 450-600m3/ha), còn rừng tràm có năng suất gỗ khoảng 30-70m3/ha. Rừng bị ngập nước có cấu trúc đơn giản hơn, nhưng có thủy sinh vật rất đa dạng. Chỉ trong một khu vực nhỏ ở cụm núi đá vôi tại Hòn Chông, với diện tích khoảng

3.6 km2 thì các nhà khoa học đã phát hiện có tới hàng trăm loài động thực vật đặc hữu, và đa dạng sinh học nơi đây được đánh giá vào hàng cao nhất trên thế giới cho các vùng núi đá vôi, với một số loài nằm trong sách đỏ của IUCN. Trong rừng không chỉ có các loài cây gỗ lớn, gỗ quý như Cẩm lai, Sao dầu, Cá chắc, G đỏ, Xoay, Sơn, Giáng hương…còn có những cây được dùng làm nhiên liệu như Đước, Tràm dùng để hầm than.

Đây không chỉ là những điểm du lịch sinh thái lớn, về nguồn hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động, thực vật bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục. Tạo những điều kiện để phát triển đa dạng nhiều LHDL như DLST, du lịch khám phá và du lịch nghiên cứu,

v.v. vừa có thể hình thành nhiều sản phẩm DL chất lượng.


2 1 5 Đặc điểm tài nguyên khí hậu Nam Bộ Khí hậu Nam Bộ mang đặc trưng là 2

2.1.5. Đặc điểm tài nguyên khí hậu Nam Bộ

Khí hậu Nam Bộ mang đặc trưng là kiểu khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo gió mùa ẩm, với bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt năm thấp và lượng mưa khá dồi dào. Tuy nhiên, giữa các vùng cũng như giữa các địa phương trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trưng thời tiết khí hậu. Sự khác biệt đó đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mùa vụ DL, khả năng phát triển các LHDL.

2.1.5.1. Chế độ bức xạ

Nam Bộ có khá nhiều nắng (dao động từ 1.892 giờ đến 2.646 giờ). Tương ứng với lượng mây trong mùa khô và mùa mưa, ta thấy rằng mùa khô số giờ nắng cao hơn mùa mưa ở mỗi địa phương (Phụ lục 9.6). Ven biển Nam Bộ có số giờ nắng nhiều nên là một lợi thế phát triển DL, tham quan và nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe biển rất lý tưởng. Tuy nhiên, vùng ven biển giữa 2 vùng cũng có sự khác nhau: Vũng Tàu có nhiều nắng nhất là từ tháng I-IX; còn Cà Mau có số giờ nắng ít nhất, nắng nhiều nhất vào giai đoạn từ tháng II-V, Phú Quốc lại là nơi có số giờ nắng cao nhất và phân bố đều khắp trong năm, giai đoạn nhiều nắng nhất là từ tháng XI-V.

Lượng mây trung bình và số giờ nắng ở Nam Bộ có sự khác nhau về mặt không gian và thời gian (phụ lục 9.1). Cụ thể là: Về mặt thời gian, lượng mây chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa. Lượng mây trong mùa khô (từ tháng XI-IV) thấp hơn so với trong mùa mưa (V-X). Về mặt không gian, lượng mây cũng khác nhau ở các khu vực. Ví dụ, ở TNB, lượng mây tổng quan nhiều hơn ĐNB, cụ thể mùa khô mây chiếm 4 - 6/10 bầu trời, mùa mưa chiếm 7 - 8/10 bầu trời; ở ĐNB, lượng mây tổng quan mùa khô chiếm 3-4/10 bầu trời, mùa mưa chiếm 6-7/10 bầu trời. Bên cạnh đó, từng tỉnh lại có những đặc điểm bức xạ khác nhau, ví dụ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước là nơi có lượng mây trung bình chiếm cao nhất nhưng số giờ nắng tương đối cao do là khu vực đồi núi nên nhận được khá nhiều bức xạ Mặt trời, thuận lợi cho phát triển DL quanh năm.

2.1.5.2. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ Nam Bộ nóng quanh năm dao động từ 26,1 – 28,10C. Biên độ nhiệt năm thấp từ < 60C (phụ lục 9.3). Các địa phương cũng có chế độ nhiệt khác nhau. Ven biển Nam Bộ nhiệt độ trung bình không chênh lệch nhau nhiều, nhiệt độ khá cao từ 27,5 -27,80C, có đến 9 tháng nhiệt độ > 270C (III-XI); tuy nhiên về biên độ

nhiệt ngày và đêm thì ven biển ĐNB lại thấp hơn so với ven biển TNB, nên ven biển ĐNB thuận lợi cho DLND và chữa bệnh hơn so với ven biển TNB. Ở nội địa, TP.HCM là nơi có nhiệt độ cao nhất ĐNB và biên độ nhiệt ngày và đêm cũng khá cao, cần chú ý đến yếu tố chế độ nhiệt khi đi DL. Nội địa TNB chế độ nhiệt điều hòa hơn, giai đoạn nóng nhất là III-VI, An Giang là địa phương nóng nhất, các địa phương khác nhiệt độ khá ôn hòa, thuận lợi cho DL nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe.

2.1.5.3. Chế độ mưa, ẩm

Nam Bộ có lượng mưa khá nhiều (dao động 1285-2446mm/năm), mùa mưa kéo dài từ tháng V-XI nhưng lượng mưa tập trung nhiều nhất là từ tháng V-X (phụ lục 9.5) và số ngày mưa trong tháng nhiều nhất là từ tháng V-IX (phụ lục 9.4). Ngoài phân hóa theo mùa, thì lượng mưa cũng có sự phân hóa theo vùng miền, giữa các địa phương. Vùng ven biển có lượng mưa khá lớn (1713-2446mm/năm). Ven biển TNB lượng mưa cũng như số ngày mưa nhiều hơn ven biển ĐNB. Do đó, thời gian tốt cho hoạt động DL ở ven biển TNB ngắn hơn so với vùng ven biển ĐNB. Vùng nội địa: TPHCM có lượng mưa tương đối thấp và mưa theo mùa, số ngày mưa thấp nên khá TL cho các hoạt động DL. Bình Phước và Tây Ninh có lượng mưa nhiều nhất nhưng có số ngày mưa khá thấp. Do địa hình là vùng núi nên cần phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho DK trong mùa mưa nhất là đất trượt đá lở, lốc xoáy. TNB thì khu vực đồng bằng nội địa lượng mưa cũng như số ngày mưa khá thấp nên RTL cho DL, tuy nhiên, mùa mưa lại kéo dài từ tháng V-XI cho nên mùa vụ DL các địa phương TNB sẽ ngắn hơn. Độ ẩm trung bình Nam Bộ khá cao dao động từ 71,5% -84,1% và không có tháng nào độ ẩm vượt quá 90% (phụ lục 9.10). Theo [23] thì độ ẩm của Nam Bộ rất thích hợp đối với sức khỏe của người Việt Nam, tuy nhiên lại hơi ẩm so với DK đến từ ôn đới.

2.1.5.4. Gió

Theo sự phân loại gió và dựa vào tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) đối với sức khỏe thì tốc độ gió của các trạm khảo sát ở Nam Bộ thuộc loại tốt và rất tốt (phụ lục 9.7). Tuy ¾ trạm ven biển có tốc độ gió trung bình thuộc loại rất tốt (2- 3m/s). Nơi có tốc độ gió cao nhất là Phú Quốc (6,1m/s), đối với địa điểm này cần chú ý khi đi du lịch vào các tháng XI-IV, bởi giai đoạn này tốc độ gió rất lớn. Còn vùng biển ĐNB có tốc độ gió ở mức rất phù hợp cho các LHDL.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí