Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Đảo Quan Lạn

nguồn nước ở Boracay và kéo dài các đợt sinh sản của tảo biển khiến bờ biển bãi cát trắng mịn trở nên loang lổ, mất cảnh quan. Việc thu hút số lượng lớn khách du lịch và người dân đến đây kinh doanh trong các năm gần đây dẫn tới tình trạng Boracay bị quá tải, xuất hiện nhiều bãi rác tự phát ở nhiều nơi, gây mất mỹ quan và mùi khó chịu.

Sau 6 tháng ngừng hoạt động để quy hoạch và cải tạo, ngày 26/10/2018, Philippines đã mở cửa trở lại đảo Boracay. Cùng với đó là hàng loại quy định được áp dụng đối với ngành du lịch tại hòn đảo này đó là: Số du khách tối đa được phép có mặt trên đảo là 19.200 người, vào bất kỳ thời điểm nào. Theo quy định mới, khu vực bãi biển cũng sẽ không được phép dùng để kinh doanh nghề xoa bóp, bán rong, đốt lửa trại hay xây dựng lâu đài cát để chụp ảnh; cấm uống rượu, hút thuốc, tổ chức tiệc tùng trên bãi biển. Gần 400 khách sạn và nhà hàng vi phạm các quy định về môi trường trước đó bị buộc đóng cửa. Toàn bộ khách sạn nhà hàng gần bờ biển trong phạm vi 30m tính từ bờ biển bị di chuyển vào sâu trong đất liền hơn nhằm tạo cảnh quan cho bãi biển nơi đây. Chính quyền Philipines khẳng định Boracay mới sẽ là sự khởi đầu của một "nền văn hóa du lịch bền vững" tại Philippines. (Tổng cục du lịch, 2019)

1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ Cù Lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có diện tích 15km2. Với sự thành lập của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm vào năm 2004 và được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới năm 2009, Cù Lao Chàm trở thành một địa danh du lịch biển nổi tiếng của miền Trung. Lượng du khách đến Cù Lao Chàm từ 20.000 lượt khách năm 2009 đã tăng lên gấp hơn 20 lần với 420.000 lượt khách năm 2019. Sự phát triển du lịch ở đã tạo ra một sự thay đổi lớn cho cơ cấu lao động của địa phương. Trước khi phát triển du lịch, khoảng 85% dân số xã Tân Hiệp sinh sống dựa vào ngành khai thác chế biến thuỷ sản thì đến năm 2019, đã có khoảng 80% dân số lao động trong ngành nghề du lịch, dịch vụ, thương mại. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2018)

Để đảm bảo cân đối giữa số lượng du khách và khả năng cung ứng các dịch vụ đồng thời hạn chế suy thoái nguồn tài nguyên, thành phố Hội An đã ban hành một số quy định như cấm các phương tiện mang túi ni lông ra đảo, chỉ cho phép mỗi phương tiện doanh nghiệp tuyến Cửa Đại – Cù Lao Chàm xuất bến 1 lần trong ngày, khống chế lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người đồng thời tăng phí tham quan đảo từ 30 nghìn đồng lên 70 nghìn đồng nhằm sàng lọc khách, nâng cao mức chi tiêu bình quân của khách du lịch khi đến đây. Hiện tại, Cù Lao Chàm đã và đang vận hành mô hình “Sự tham gia của 4 nhà (Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp)” trong quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2018) Đây là mô hình thể hiện được cơ chế chia

sẻ quyền và lợi ích thông qua việc đồng quản lý tài nguyên, môi trường hướng tới phát triển bền vững, phát huy thương hiệu du lịch Cù Lao Chàm.

1.4. Khái quát về đảo Quan Lạn

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo thuộc khu vực ven bờ, chiếm khoảng 2/3 số đảo ven bờ cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo đã có tên. Tổng diện tích các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là 619,913km², trong đó tập trung lớn tại 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn với tổng số đảo chính: 33 đảo. Đảo Quan Lạn (còn gọi là đảo Cảnh Cước) thuộc cụm đảo vịnh Bái Tử Long, có tọa độ địa lý 200 53’04’’ vĩ độ bắc, 1070 30’42’’ kinh độ đông. Đảo có diện tích 24 km2, kéo dài theo phương đông bắc – tây nam, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 40km về phía đông nam. Đảo có vị trí quan trọng về mặt an ninh

- quốc phòng và phát triển kinh tế biển. (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2015)



Huyện Vân Đồn


Đảo Ba Mùn


Đảo Trà Bản

Đảo Cô Tô


Đảo Vạn Cảnh


Đảo Quan Lạn


Đảo Ngọc Vừng

Hình 3: Vị trí đảo Quan Lạn trên ảnh vệ tinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 5

b. Địa hình – địa chất

Quan Lạn có dạng địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị mạnh với độ cao trung bình khoảng 40m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250. Địa hình đảo hết sức đa dạng từ đồi núi thấp, vũng cho đến các bãi triều, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm tới 74%. Ven chân đảo Quan Lạn có nhiều vũng, bãi triều đất bùn, bãi cát hẹp, bãi đá rộng 15

– 70m. Địa hình đáy biển của đảo tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu vực đáy biển xảy ra các quá trình bào mòn tích tụ tạo nền bề mặt bằng phẳng với vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật.

Đảo Quan Lạn cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Cầu tuổi Devon và các trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ (thường được gọi là đảo đất), mang sức hấp dẫn hoàn toàn khách biệt với các đảo cấu tạo bởi đá vôi (thường gọi là đảo đá) khá phổ biến của khu vực Vịnh Hạ Long – Cát Bà. (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2015)

c. Khí hậu:

Đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, 8 có thể lên đến 38oC, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh, tốc độ trung bình 2 - 4 m/s gây mưa nhiều độ ẩm lớn. Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho các hoạt động du lịch biển. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 - 6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp 5 -6, ngoài khơi có thể lên tới cấp 7 - 8 làm thời tiết lạnh. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 5oC.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 84% và có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa độ ẩm trên 90%, còn mùa khô độ ẩm thấp hơn và cực tiểu là tháng 12 (78%).

- Nắng: Nắng ở Vân Đồn tương đối cao, trung bình số giờ nắng dao động từ 1600 đến 1700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2090 - 2340 mm/năm, mưa phân theo 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 83 - 86% tổng lượng mưa năm. Trong đó, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8. Mùa ít mưa: từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa năm. Trong đó, tháng I có lượng mưa ít nhất.

- Gió: Huyện Vân Đồn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí thoáng mát. Tốc độ gió trung bình từ 2- 4 m/s. Gió Đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô, lạnh,. Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, trong những đợt gió mùa đông bắc tốc độ gió đạt tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7 đến cấp 9

Bão: Hàng năm trung bình có khoảng 3 - 5 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh

- Hải Phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Quan Lạn. Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8, có tốc độ gió 20 - 40 m/s và thường kèm theo mưa lớn. Trong những ngày mưa bão, hoạt động du lịch bị đình trệ, đôi khi bị hoãn hủy, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018)

d. Hải văn

Khu vực có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85 95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực có biên độ thuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 4,0m. Triều mạnh trong năm thường vào các tháng I, VI, VII, XII, triều yếu vào các tháng III, IV, VIII, IX, tốc độ dòng triều xấp xỉ 1m/s. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018)

e. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đảo Quan Lạn bao gồm các nhóm đất chính sau: nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng.

f. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Do Quan Lạn là đảo nhỏ có dạng hẹp ngang nên không có sông lớn, chỉ có vài con suối nhỏ, các suối tương đối ngắn và dốc. Trên Đảo có 02 hồ cấp sinh hoạt và sản xuất như sau:

+ Hồ Thái Hòa có dung tích chứa khoảng 50.000 m3. Về mùa khô nước hồ bị cạn chiều sâu 0,4 m đến 0,5 m.

+ Hồ Minh Châu có dung tích chứa khoảng 20.000 m3.

- Nước dưới đất: Bao gồm 1 tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ (q) và 2 tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Jura (j), Đồ Sơn (d1). Đảo đã lắp đặt các máy bơm thủ công phục vụ các cụm dân cư, trữ lượng điều tra cấp C1=428 m3/ng nước nhạt, độ tổng khoáng hóa 0,1 - 0,82 g/l, độ pH = 6,9 - 7,5, chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016)

Theo thống kê tại Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trữ lượng tài nguyên nước của Đảo như sau:

Đơn vị: triệu m3/năm


TT

Nguồn nước

Tổng lượng nước

Lượng nước có thể khai thác sử dụng

Lượng nước phân bổ

1

Nước mặt

0,09

0,07

0,07

2

Nước dưới đất

3,78

2,75

2,75


Tổng

4,05

2,82

2,82

g. Tài nguyên rừng

Theo báo cáo kết quả kiểm kê rừng năm 2015 của tỉnh Quảng Ninh, 2 xã Quan Lạn và Minh Châu có khoảng 7.203,82ha đất rừng, bao gồm 3 loại rừng sản xuất, rừng phòng

hộ và rừng đặc dụng cụ thể như sau:



TT


Địa điểm

Diện tích (ha)

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tổng

1

Xã Minh Châu

2904,19

-

828,70

3732,89

2

Xã Quan Lạn

-

1595,50

1875,43

3470,93

h. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái điển hình trên Đảo bao gồm:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây bao gồm rừng thuần loài (sú, bàn chua, đâng, mắm) và rừng hỗn giao (đâng trang; sú vẹt,…). Rừng ngập mặn giống như một ngân hàng gen giống của các giống loài thuỷ sản, một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả ra biển.

- Hệ sinh thái vùng triều: Hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao.

- Hệ sinh thái rừng trâm: Đây là một trong những những rừng trâm lớn nhất Việt Nam, với hơn 90% cây thuần chủng niên đại khoảng 300 năm. Trâm là loại cây thân gỗ to, khả năng tái sinh tốt, có thể mọc nhiều nhánh đan xen với nhau. Gỗ trâm tốt chỉ đứng sau: Lim, gụ, sến... Mặc dù chỉ cao khoảng 10m, nhưng rừng trâm có mật độ dày, đan chặt với nhau nên tạo thành một bức tường vững chắc chắn cát di chuyển, chắn gió bão. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2017).

1.4.2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội

1.4.2.1. Dân số và lao động

Trên đảo Quan Lạn có 2 đơn vị hành chính cấp xã là Xã Quan Lạn và Xã Minh Châu. Theo thống kê đến ngày 30/6/2019, dân số xã Quan Lạn là 3.547 người, xã Minh Châu

1.079 người. Trong đó, tỉ lệ nam chiếm 50,32%, nữ chiếm gần 49,68%. Mật độ dân số tại 2 xã Quan Lạn, và Minh Châu đều ở mức thấp, dưới 50 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số ở mức thấp, khoảng 0,85- 1,05% (giai đoạn 2015-2020), trong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng cơ học thấp. (UBND xã Minh Châu, 2019 và UBND xã Quan Lạn, 2019)

Trên địa bàn 2 xã có 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống gồm: Kinh, Dao, Tày, Thái, Hoa, Nùng, Mường cùng chung sống hòa hợp.

Dân số trong độ tuổi lao động của 2 xã là 2.959 người chiếm 63,96% dân số. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 86,5% dân số trong tuổi lao động. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế được thể hiện tại hai biểu đồ sau:

29.10%


Nông - lâm - ngư nghiệp

6.70% 64% Công nghiệp - Xây dựng

Thương mại - Dịch vụ


Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Quan Lạn

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê UBND xã Quan Lạn, 2019


38%


Nông - lâm - ngư nghiệp

57%

Công nghiệp - Xây dựng

Thương mại - Dịch vụ

05%


Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Minh Châu

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê UBND xã Minh Châu, 2019



Trong những năm qua, dân cư trên Đảo đã tận dụng những ưu thế của mình để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, bao gồm các ngành du lịch, khai thác và chế biến hải sản. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tại xã Quan Lạn đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, tại xã Minh Châu đạt trên 43 triệu đồng/người/năm. (UBND xã Minh Châu, 2019 và

UBND xã Quan Lạn, 2019)

1.4.2.2. Phát triển kinh tế

Nhìn chung hiện tại, trình độ phát triển kinh tế trên đảo Quan Lạn chưa cao, nền kinh tế chủ yếu là nông-lâm-ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

- Hoạt động nông nghiệp tạo sản phầm phục vụ hoạt động du lịch:

+ Trồng trọt: Các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn là lúa và một số rau màu ngắn ngày phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương. Năm 2019, diện tích trồng lúa khoảng 23ha, sản lượng ước tính đạt khoảng 103 tấn thóc

+ Chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng không hình thành trang trại chăn nuôi tập trung mà chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Số lượng gia súc, gia cầm trên đảo hiện nay ước tính trên 2.000 con.

+ Thủy sản: Là ngành kinh tế mũi nhọn dân cư trên đảo. Năm 2019, sản lượng đánh bắt thuỷ sản khoảng 1.780 tấn, nuôi trồng ước đạt 461 tấn.

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Theo thống kê của UBND xã Minh Châu và xã Quan Lạn, hiện nay trên đảo có khoảng 96 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là các ngành nghề như sản xuất đá lạnh, cơ khí nhỏ, mộc dân dụng, chế biến nước mắm. Các cơ sở đều có quy mô nhỏ mang tính chất hộ gia đình.

- Hoạt động thương mai, dịch vụ:

+ Thương mại: Do đặc thù của đảo cách xa đất liền, hoạt động thương mại chủ yếu lưu thông bằng đường thủy, nhưng vào mùa biển động đảo bị chia cắt thì việc cung ứng hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại tương đối khó khăn. Hệ thống phân phối thương mại trên đảo thông qua các chợ nhỏ và các điểm buôn bán nhỏ lẻ.

+ Dịch vụ: Hoạt động du lịch đang phát triển và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

- Y tế: Đảo có 2 Trạm y tế Xã và 1 bệnh viện (phân viện Quan Lạn) 15 giường. Tất cả các trạm y tế xã đều có ít nhất 1 bác sĩ, y sĩ sản nhi. Điều kiện vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện. (UBND xã Minh Châu, 2019 và UBND xã Quan Lạn, 2019)

1.4.3. Tiềm năng phát triển du lịch đảo Quan Lạn

1.4.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quan Lạn cũng như phần lớn các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh được thành tạo chủ yếu do quá trình bóc mòn, xâm thực chia cắt lục địa và hình thành nên các đồi núi sót ven bờ, sau đó bị biển tiến Holocen tràn ngập và tạo nên các giá trị địa chất, địa hình và tài nguyên sinh

vật đặc sắc.

a. Địa chất, địa hình

Đảo có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị mạnh với độ cao trung bình khoảng 40m so với mực nước biển, độ dốc trung bình là 250. Hình thái chủ yếu của địa hình là đồi núi thấp và đảo đá vôi và một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển. Quan Lạn thuộc vùng đảo đông bắc bộ có cấu trúc địa chất phức tạp gồm các thành tạo có tuổi rất khác nhau như Paleozoi, Mesozoi, Kainozoi và có cấu tạo khác nhau với thành phần nham thạch cũng khá phong phú. Địa hình đảo hết sức đa dạng từ đồi núi thấp, vũng cho đến các bãi triều, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm tới 74%. Quan sát ven chân đảo Quan Lạn thấy xuất hiện nhiều vũng, bãi triều đất bùn, bãi cát hẹp, bãi đá rộng - 70m, kín gió thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền.

Cảnh quan đa dạng phân bố thành dải theo hướng tây bắc – tây nam khá thuận lợi cho khai thác du lịch tham quan – nghỉ dưỡng. Tại Quan Lạn, địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu vực đáy biển giữa các bãi Sơn Hào và Minh Châu xảy ra quá trình bào mòn tích tụ, tạo nên bề mặt bằng phẳng nhất định, vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là cát bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật. Đảo Quan Lạn là nơi phân bố của hệ thống bãi cát biển sạch, cát mịn và trắng trải dài hàng kilômét, điển hình như bãi Nhãng Rìa, Bể Thích, Chương Nẹp, bãi Giữa… rất thuận lợi cho du lịch tắm biển, xây dựng khu resort nghỉ dưỡng. Đặc biệt là bãi biển Minh Châu với chiều dài hơn 1km, cát trắng mịn, sóng êm, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Cũng không kém phần lộng lẫy, bãi biển Sơn Hào trên đảo Quan Lạn vào mùa hè với bãi cát trắng dài mịn như nhung, nước biển trong xanh và nắng dịu nhẹ đã tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng cho du khách. Phía trên các bãi tắm là rừng trâm tự nhiên thuần loại trên 100 tuổi, bao bọc lấy bãi biển, rất phù hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái như cắm trại, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng. (Phạm Quang Tuấn và nnk, 2015)

* Các bãi biển

Bãi tắm Sơn Hào: thuộc thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 2,3km, cát trắng, mịn, bãi thoải, nước biển trong, độ mặn cao. Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc không lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.

Bãi Quan Lạn: thuộc thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 2,1km có dáng cong, đổ dốc thoải ra biển và được bao quanh bởi đồi phi lao. Bãi cát mịn, nước trong, thích hợp tắm biển.

Bãi Minh Châu: thuộc xã Minh Châu, bãi có chiều dài hơn 1,1km, tiếp giáp với 2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa. Bãi Minh Châu cũng có đặc điểm địa hình thoải, cát mịn, nước trong xanh và sóng không quá lớn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023