Tổng Hợp Lượng Khách Du Lịch Tại Đảo Quan Lạn 2013 - 2019


120

100

80

60

40

20

0

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Lượt khách (nghìn người)

Biểu đồ 3: Tổng hợp lượng khách du lịch tại đảo Quan Lạn 2013 - 2019

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn

Kết quả hình trên cho thấy số lượng du khách đến đảo Quan Lạn có xu hướng ngày càng tăng cao đồng thời do tính chất đặc thù của khí hậu miện Bắc, lượng khách du lịch chỉ tập trung trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Điều này sẽ càng làm tăng áp lực về môi trường do việc khai thác thường xuyên và mất kiểm soát nguồn tài nguyên đất, ảnh hưởng đến người dân địa phương do sự có mặt của du khách tăng cao trong mùa du lịch.

Để đánh giá tình trạng quá tải của du khách, tác giả sử dụng 2 chỉ số mật độ du khách được tính bằng số khách du lịch trên một m2 diện tích, cụ thể như sau:

Bảng 9: Số lượng khách du lịch và diện tích bãi biển sử dụng tính cho 1 khách du lịch giai đoạn 2013 - 2019


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Khách du lịch đến đảo Quan Lạn (nghìn người)

39,5

43,3

51,8

64,1

77,9

98,6

113,8

Diện tích bãi biển sử dụng tính cho 1 khách du lịch (m2/người)

34

31

26

21

17

14

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

(Nguồn: Xử lý số liệu thống kê của Phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn)

(Ghi chú:Diện tích mặt nước có thể khai thác hoạt động du lịch tại đảo Quan Lạn: 2.703.826m2; Chiều dài đường bờ biển: 25.425m)

Nếu so sánh với tiêu chuẩn sức tải bãi biển ở mức độ bình dân là 10m2/người (UNWTO, 1981) thì mật độ du khách bình quân hiện nay trên bãi biển đảo Quan Lạn vẫn

nằm trong mức phù hợp, chưa vượt quá sức tải vật lý cho phép. Tuy nhiên, do đặc thù du lịch là khách chỉ sử dụng một số bãi biển chính, và mặt nước chính, cũng như do tính mùa vụ sẽ dẫn đến ở một số thời điểm trong năm và một số khu vực nhất định, tình trạng vượt quá sức tải rất có thể xảy ra. Qua khảo sát thực tế, trong các ngày cao điểm, lượng khách du lịch tập trung ở một số bãi biển đẹp như bãi Sơn Hào, bãi Minh Châu. Ngoài ra, số liệu thống kê và tính toán ở bảng trên chưa bao gồm số lượng người dân địa phương sử dụng bãi biển.

** Tính toán sức chứa tại một số bãi biển đảo Quan Lạn

Để tính toán sức chứa của các bãi biển, áp dụng công thức tính sức chịu tải của điểm đến du lịch (H.Cebaloos-Lascurain, 1997):

- Sức chịu tải vật lý: PCC = A .D.Rf (1)

Đối với đảo Quan Lạn, hệ số Rf = thời gian có thể tắm biển, nghỉ dưỡng biển trong ngày/thời gian sử dụng bãi biển trung bình = 12/4 = 3. Kết quả tính khả năng chịu tải vật lý của 3 bãi biển chính tại đảo Quan Lạn được trình bày tại bảng sau:

Bảng 10: Sức chịu tải vật lý của các bãi biển Sơn Hào, Minh Châu, Quan Lạn


Bãi biển

Chiều dài bãi (m)

Chiều rộng bãi (m)

Diện tích

- A

Tiêu chuẩn sức tải bãi biển - D

Hệ số Rf (Rotation factor)

PCC (người)

Sơn Hào

2100

15

42000 m2

10 m2/người tương đương 0,1 người/m2


3

9.450

Minh Châu

1100

20

33000 m2

6.600

Quan Lạn

1600

15

32000 m2

7.200

- Sức chịu tải thực tế:

ERCC = PCC x ((100- Cf1)/ 100) x ((100- Cf2)/100) x … x ((100- Cfn)/100) (2)

Các hệ số giới hạn về đánh giá bãi biển trên đảo Quan Lạn được thực hiện trên cơ sở lựa chọn các hệ số được xây dựng bởi nhóm tác giả Trần Nghi và nnk, 2009, bao gồm:

- Hệ số về khí hậu (Cf1): Trong khoảng thời gian mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, tắm biển rất khó thực hiện do khí hậu lạnh và xuất hiện gió mùa Đông Bắc kéo dài.

Cf1 = 5 tháng /12 tháng = 41,7%

- Hệ số về số giờ nắng trong ngày (Cf2): Trong khung giờ 10h sáng – 15h chiều khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 34 – 35oC, trời oi nóng và chỉ số tia UV tăng cao ở mức 6 – 10 có nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. M1 = 122 ngày (tháng 5, 6, 7, 8) x 5

tiếng/ngày. M2 = 213 ngày (từ tháng 4 – 10) x 12 tiếng/ngày

Cf2 = (122 ngày x 5 tiếng)/(213 ngày x 12 tiếng) = 23,9%.

- Hệ số về thiên tai, các hiện tượng thời tiết bất thường (Cf3): Trung bình 1 năm khu vực Quảng Ninh chịu tác động trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông và chịu tác động gián tiếp của 3 - 4 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới của khu vực Thái Bình Dương đưa vào. Tốc độ gió trong bão thường ở cấp 9 - 10, có khi lên cấp 11 - 12, kèm theo bão là mưa lớn. Do Quan Lạn đặc thù là đảo xa đất liền nên hoạt động du lịch đảo Quan Lạn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các lệnh cấm tàu do mưa bão. Theo thống kê của Cảng vụ đường thuỷ nôi địa Quảng Ninh, trung bình mỗi năm trong mùa du lịch từ tháng 4 – 10, Cảng vụ sẽ công bố lệnh cấm tàu khoảng 45 ngày.

Cf3 = 45 ngày/213 ngày = 21,1%.

- Hệ số chất lượng nước biển (Cf4): Trên cơ sở tổng hợp các số liệu quan trắc chất lượng nước biển ven bờ từ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Đồn, Trung tâm Quan trắc môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh) và một số dự án quan trắc môi trường định kỳ khác có liên quan trên địa bàn đảo Quan Lạn từ năm 2015 - 2019, kết quả cho thấy tại một số bãi biển của đảo như bãi Sơn Hào, bãi Minh Châu, bãi Quan Lạn đều có chất lượng nước biển ven bờ tương đối tốt, các chỉ tiêu phần tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển. Mục 2.1 Vùng biển ven bờ. Cột: Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. Do đó, lấy hệ số Cf4 = 0%.

- Hệ số chất lượng bãi biển (Cf5): Hệ số này được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí và được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 11: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất lượng bãi biển



Bãi biển

Thuỷ triều (Tide)

Dòng chảy xa bờ (Rip Current)


Độ dốc (Slope)

Chất lượng cát (Mud/Sand)

Độ sạch bãi cát (Clean sand)

Chiều dày lớp cát (Thickness of sand layer)

Chất lượng nước biển (Quality of water)

Hệ số giới hạn chất lượng bãi biển (Cf5: Quality of beach)

Sơn Hào

+

+

+

+

0

+

+

1/7 = 14,3%

Minh Châu

+

+

+

+

+

+

+

0 /7 = 0%

Quan Lạn

+

-

+

+

+

+

+

1/7 = 14,3%

Ghi chú: (+) Chất lượng tốt ; (0) Chất lượng trung bình ; (-) Chất lượng thấp

Dòng chảy xa bờ (Rip current) là dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Đây là một hiện tượng thường gặp ở các bãi biển và là nguyên nhân chính gây ra tai nạn cho du khách. Tại bãi biển Quan Lạn có xuất hiện dòng chảy xa bờ với tần suất nhỏ - do đó tác giả lựa chọn giá trị (-) chất lượng thấp cho tiêu chí dòng chảy xa bờ.

Dựa trên công thức (2) và các hệ số Cf, tính toán sức chịu tải thực tế các bãi biển như

sau:

Bảng 12: Kết quả tính toán sức chịu tải thực tế dựa theo công thức (2)


Bãi biển

PCC

(người)

Cf1

Cf3

Cf3

Cf4

Cf5

ERCC

(người)

Sơn Hào

9.450


41,7%


23,9%


21,1%


0%

14,3%

2.835

Minh Châu

6.600

0%

2.310

Quan Lạn

7.200

14,3%

2.160

Kết quả tính toán cho thấy nhìn chung hiện nay các bãi tắm trên đảo Quan Lạn vẫn có chất lượng tốt, duy chỉ có độ sạch của bãi cát ở mức độ trung bình. Sức tải thực tế của các bãi biển vẫn dưới ngưỡng cho phép, lượng khách du lịch chưa cao và chưa gây quá tải sức tải du lịch tại các bãi biển trên đảo (0% - 41,7%).

3.2.1.2. Tình trạng đáp ứng cơ sở hạ tầng du lịch

Từ năm 2013 – 2019, số lượng khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Tính đến hết năm 2019, trên đảo có 196 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 2.874 phòng nghỉ. Về chất lượng cơ sở lưu trú, trên đảo có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao, 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, còn lại là các nhà nghỉ chưa được xếp hạng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay. Xét trên tổng thể, số lượng các cơ sở lưu trú được xếp hạng vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, khoảng 7,14% tổng số cơ sở lưu trú. Hiện trạng số lượng cơ sở lưu trú và phòng nghỉ trên đảo Quan Lạn được trình bày tại biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2013 - 2019

3500


3000


2500


2000



Số cơ sở lưu trú

Số phòng nghỉ

2167

1776

1452

752

894

1088


92

106

128

132

148

159

196

2874


1500


1000


500


0


2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê của Phòng Văn hoá thông tin huyện Vân Đồn

Kết quả phân tích trên cho thấy số lượng các cơ sở lưu trú có sự gia tăng trong những

năm gần đây đồng thời quy mô trung bình của các cơ sở cũng tăng mạnh, từ trung bình 6 phòng/ cơ sở lưu trú năm 2013 đến 14 phòng/ cơ sở lưu trú năm 2019.

Bảng 13: Công suất phòng trung bình tại đảo Quan Lạn năm 2019


Tháng

1

2

3

4

5

6

Công suất (%)

2,8

2,1

17,1

35,1

42,1

58,3

Tháng

7

8

9

10

11

12

Công suất (%)

61,2

60,4

51,6

39,8

21,5

4,8

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê của Phòng Văn hoá thông tin huyện Vân Đồn

Tuy nhiên trong mùa cao điểm du lịch tại Quan Lạn, tình trạng hết phòng nghỉ vẫn xảy ra, đặc biệt vào cuối tuần và trong các dịp nghỉ lễ lớn 30/4 - 1/5; 2/9. Điều này cho thấy, nhu cầu và áp lực về cơ sở lưu trú vẫn tăng cao tại khu vực.

3.2.1.3. Tình hình thu gom và xử lý chất thải

Theo Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh, lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình của 1 khách du lịch ước tính khoảng 0,5kg/ngày, cùng với lượng chất thải rắn sinh hoạt của người dân địa phương, tổng lượng rác thải trung bình trên toàn đảo hiện nay ước tính khoảng 3 tấn/ngày.

Hiện nay trên đảo Quan Lạn đang vận hành Lò đốt rác BD Anpha, công suất 500kg/h trên diện tích 10.000m2 tại thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt cho cả 2 xã Quan Lạn và Minh Châu. Đây là lò đốt rác thực hiện theo quy trình khép kín sử dụng rác khô để làm mồi đốt kết hợp với các van điều chỉnh lưu lượng gió giúp tỏa nhiệt lượng cho lò đốt. Theo đó lò đốt rác này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của đảo Quan Lạn hiện nay và trong 10 năm tới.

Rác thải sinh hoạt từ các hộ dân sinh sống trên đảo và các cơ sở kinh doanh được các đội vệ sinh môi trường Xã thu gom dọc theo khu dân cư bằng xe đẩy tay và vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng về khu xử lý rác.

Hiện nay, vấn đề đang cần được quan tâm và giải quyết triệt để đó là tình trạng rác thải bãi biển. Các bãi biển ở đảo Quan Lạn đều hấp dẫn du khách nhờ bãi cát trắng mịn và nước biển trong sạch, tuy nhiên do sự thiếu ý thức của một số bộ phận du khách và các cơ sở kinh doanh dịch vụ bãi tắm nên vẫn xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt vất bừa bãi tại các bãi biển. Ngoài ra, còn có rác thải từ các vùng biển xa bị sóng đánh dạt vào bờ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Đồn cùng UBND các xã Quan Lạn, Minh Châu vẫn phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tổ chức thu gom rác thải, làm sạch bãi biển.


Hình 12 14 Một số hình ảnh hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên 1

Hình 12 14 Một số hình ảnh hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên 2

Hình 12 14 Một số hình ảnh hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên 3

Hình 12-14: Một số hình ảnh hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên đảo (Ảnh: tác giả)

Trên đảo hiện chưa có công trình xử lý nước thải tập trung, nước thải từ các hộ dân cư, các cơ sở kinh doanh chủ yếu chỉ được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại 3 - 5 ngăn và xả ra nguồn nước tiếp nhận. Theo Quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000 khu vực Minh Châu - Quan Lạn do UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2717/QĐ - UBND ngày 22/8/2016, trên đảo Quan Lạn sẽ quy hoạch xây dựng 05 trạm xử lý nước thải cho từng phân khu với tổng công suất xử lý 1.510m3 nước thải/ngày đêm. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2020, trên đảo chưa có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động. Đây sẽ là áp lực lớn cho việc phát triển du lịch bền vững đảo Quan Lạn trong thời gian tới.

3.2.1.4. Chất lượng môi trường không khí và môi trường nước

Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những tác động này có thể là tích cực, song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tổ chức, quy hoạch hợp lý về việc sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường.

Các tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường từ hoạt động du lịch có thể kể đến bao gồm:

- Suy giảm nguồn tài nguyên nước ngầm: Hiện nay, do đảo Quan Lạn chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nên nước sinh hoạt của người dân trên đảo được khai

thác từ các giếng khoan hoặc sử dụng nước mưa tích trữ trong các bể, bồn chứa. Hoạt động du lịch tại đảo Quan Lạn đã góp phần gia tăng áp lực về nhu cầu nước sạch sử dụng trên đảo trong mùa hè, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tự phát ngày càng nhiều. Theo khảo sát trực tiếp của tác giả tại một số hộ dân thôn Tân Phong, xã Quan Lạn (phía Nam đảo Quan Lạn), các hộ dân đều cho rằng trước đây dù thời tiết không có mưa trong một tháng thì các giếng khoan của người dân vẫn đủ nước để sinh hoạt. Hiện nay, dù giếng của các hộ dân đã khoan sâu đến 40m nhưng lượng nước rất ít và phải dùng rất tiết kiệm để chờ nguồn nước mưa tích trữ. Tại các thôn Quang Trung, thôn Nam Hải, thôn Ninh Hải, xã Minh Châu (phía Bắc đảo Quan Lạn) hiện nay nguồn nước ngầm vẫn đủ dùng cho mục đích sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ tuy nhiên đây không phải là phương án mang tính khả thi lâu dài.

- Suy giảm chất lượng nguồn nước biển ven bờ: Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sinh sống trên đảo và các cơ sở kinh doanh hiện nay đều không được xử lý phù hợp: nước thải nhà vệ sinh chỉ qua bể tự hoại cùng với các loại nước thải nấu ăn, tắm giặt vệ sinh sàn được xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh thoát nước mặt và chảy ra biển. Điều này sẽ gây áp lực đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước biển ven bờ khi số lượng du khách đến đảo quá lớn. Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ bắt buộc phải có hạng mục công trình xử lý nước thải khi lưu lượng nước thải trung bình lớn hơn 5m3/ngày.đêm và phải lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt.

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí và nước biển ven bờ, tác giả đã tổng hợp kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Vân Đồn tại màu cao điểm du lịch năm 2019 (quý III/2019) và thực hiện khảo sát lấy mẫu phân tích tại một số mẫu đại diện.

a. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Vân Đồn

- Môi trường nước: Kết quả quan trắc 8 mẫu nước biển ven đảo, 13 mẫu nước ngầm và 5 mẫu nước mặt cho thấy:

+ Nước biển: 8/8 mẫu quan trắc đều có chỉ số DO và pH nằm trong QCVN 10- MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển. Mục 2.1 Vùng biển ven bờ Cột Vùng bãi tắm và Cột các vùng khác

Bảng 14: Kết quả quan trắc mẫu nước biển ven đảo xã Quan Lạn - Minh Châu


STT

Mẫu quan trắc

DO

(mg/l)

pH

Độ đục (NTU)

1

Bến tàu cảng xã Minh Châu

9.35

8.49

6.8

2

Bãi tắm Minh Châu

9.18

8.46

15.1

3

Nước ven biển khu chế biến sứa (đang dừng hoạt động)

8.95

8.39

4.75

4

Nước biển cầu cảng Quan Lạn

8.65

8.41

3.58

5

Nước bãi biển Quan Lạn

8.9

8.48

4.28

6

Nước ven biển gần công thoát nước khu dân cư + chợ Quan Lạn

5.92

7.99

7.85

7

Nước ven biển gần Đầm Gò Dâu

7.65

8.2

2.96

8

Nước biển khu vực rừng ngập mặn gần CT CP Viglacera Vân Hải

8.59

8.28

3.12

QCVN 10-MT:2015/BTNMT (Các nơi khác)

QCVN 10-MT:2015/BTNMT (bãi tắm, du lịch)

-

≥ 4

6,5 - 8,5

6,5 - 8,5

-

(Nguồn: Bảo cáo quan trắc môi trường định kỳ huyện Vân Đồn Quý III/2019 )

+ Nước mặt: 5 mẫu nước mặt được quan trắc có mẫu nước mưa sử dụng sinh hoạt cho hộ gia đình thôn Sơn Hào (Quan Lạn) không đạt QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do có độ đục 5,86 NTU, cao hơn giới hạn cho phép 0,86 NTU, và nước có nguy cơ nhiễm mặn với độ muối 0,61 ‰ > 0,25 ‰ (độ mặn thông thường của nước sinh hoạt); 4 mẫu quan trắc còn lại đều đạt chỉ tiêu pH, DO theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT về chất lượng nước mặt.

+ Nước dưới đất sử dụng cho mục đích sinh hoạt: có 6/13 mẫu không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho hộ gia đình theo QCVN 02:2009/BYT nếu không qua xử lý. Trong đó, 1 mẫu có pH > 8,5 (nước giếng nhà dân cách khu chế biến sứa 30m - thôn Yến Hải - Quan Lạn); 5 mẫu có độ đục > 5 NTU bao gồm: nước giếng đào 15m nhà anh Nguyễn Tiến Hiệp

- thôn Thái Hòa (9,01 NTU); nước sử dụng và sinh hoạt điểm giao dịch xã Quan Lạn (11,9 NTU); Nước giếng đào hộ gia đình xóm khe Luồn (20,6 NTU); nước giếng đào 10m đền Vân Sơn phục vụ sinh hoạt (15,1 NTU); nước giếng đào 8m hộ gia đình thôn Sơn Hào - Quan Lạn (46,6 NTU)

- Môi trường không khí: Quan trắc không khí tại 12 điểm thuộc 2 xã Quan Lạn và Minh Châu, gồm 2 điểm tại Cảng và bến tàu, 7 điểm quan trắc đường giao thông, 1 điểm trong rừng phòng hộ gần miếu Đông Hồ, 1 điểm bãi tắm Minh Châu, và 1 điểm tại trường học. Kết quả quan trắc cho thấy: các điểm quan trắc đều có hàm lượng bụi nằm trong giới hạn cho phép, có 2/12 điểm bị có độ ồn trung bình cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023