Một Số Tiêu Chí Thành Phần Để Đánh Giá Sức Tải Du Lịch‌



Đặc điểm vật lý


Sinh thái học và môi trường


Ngành du lịch


Cơ sở hạ tầng


Nền kinh tế

Địa mạo

Cảnh quan

Các điểm thu hút tự nhiên

Cung cấp nước

Doanh thu

Khí hậu

Tình trạng quá tải

Khu lưu trú

Cung cấp năng lượng

Lao động và việc làm

Lượng mưa

Ô nhiễm không khí và tiếng ồn


Dịch vụ du lịch

Giao thông vận tải


Chi tiêu công


Nhiệt độ

Hệ thực vật và rừng

Mức đổ thỏa mãn của du khách

Thu gom và xử lý chất thải rắn


Đất


Thu gom và xử lý nước thải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 4


SỰ LỰA CHỌN CÁC TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CỦA SỨC TẢI DU LỊCH

(Dựa trên các đặc điểm khu vực sinh thái nhạy cảm)

Tự nhiên – sinh thái

Xã hội, nhân khẩu học

Kinh tế chính trị

Hình 2: Một số tiêu chí thành phần để đánh giá sức tải du lịch‌

1.1.5. Một số chỉ tiêu liên quan sức tải có thể áp dụng ở vùng biển Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để đánh giá sức tải môi trường du lịch. Các tiêu chí về sức tải ở khía cạnh vật lý thường được đề cập trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam liên quan đến lĩnh vực xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, trong khi các tiêu chí liên quan đến môi trường sẽ do Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng và ban hành. Tổng hợp một số tiêu chí liên quan sức tải có thể áp dụng ở Việt Nam được tổng hợp như sau:

Bảng 4: Tiêu chuẩn để đánh giá sức tải vùng ven bờ Việt Nam


Các dạng sức tải

Các chỉ tiêu

Sức tải vật lí

- Tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo chất lượng môi trường là 50 m2 / giường khách.

Sức tải xã hội

- Mật độ khách sử dụng trên bãi biển nằm trong khoảng từ 5- 25 m2 / người.

- Mật độ khách được nhiều người chấp nhận nhất là 1000 người/ha (10 m2 / người)

Sức tải môi trường

- Giới hạn hàm lượng coliform trong nước biển: 1.000MPN/100 ml

- Giới hạn hàm lượng TSS trong nước biển: 50 mg/l

- Giới hạn hàm lượng NH4+ trong nước biển: 0,5 mg/l

(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 2002; QCVN 10-MT:2015/BTNMT) Bảng 5. Tiêu chuẩn xây dựng cơ sở lưu trú tại Việt Nam

Quy mô khách sạn

Số phòng và diện tích tối thiểu

a. Khách sạn

- 1 sao

- 2 sao

- 3 sao

- 4 sao

- 5 sao


10 phòng

20 phòng

50 phòng

80 phòng

100 phòng


12m2/phòng đơn; 15m2/ phòng đôi 15m2/phòng đơn; 17m2/ phòng đôi 18m2/phòng đơn; 22m2/ phòng đôi 21m2/phòng đơn; 25m2/ phòng đôi

24m2/phòng đơn; 32m2/ phòng đôi

b. Resort (Khách sạn nghỉ dưỡng)

- 1 sao

- 2 sao

- 3 sao

- 4 sao

- 5 sao


10 phòng

15 phòng

40 phòng

60 phòng

80 phòng


12m2/phòng đơn; 15m2/ phòng đôi 15m2/phòng đơn; 17m2/ phòng đôi 18m2/phòng đơn; 22m2/ phòng đôi 21m2/phòng đơn; 25m2/ phòng đôi 24m2/phòng đơn; 32m2/ phòng đôi

Cơ sở hạ tầng

Nhu cầu tối thiểu

a. Nước sinh hoạt

- Vùng nội thị

- Vùng ngoại ô

b. Chỗ đậu xe ô tô con

- Khách sạn ≥ 3 sao

- Khách sạn <3 sao


200 (lít/người/ngày)

150 (lít/người/ngày)


1/4 số phòng 1/8 số phòng

Nguồn: TCXDVN 33-2006, TCVN 4391-2015, QCVN 01:2019/BXD

Bảng 6. Tiêu chuẩn sức tải cho từng loại bãi biển trên thế giới


Sức tải bãi biển (loại bãi)

m2/người

- Bình dân

- Trung bình

- Khá

- Sang trọng

10

15

20

30

Nguồn: UNWTO, 1981

1.1.6. Lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn

Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích sự phù hợp của các bộ tiêu chí đánh giá về sức tải của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới với đối tượng nghiên cứu, tác giả lựa chọn sử dụng bộ tiêu chí của nhóm tác giả Coccossis và Mexa (2004) để sử dụng cho quá trình nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn. Quá trình đánh giá có kết hợp so sánh các kết quả định lượng về sức tải môi trường với các tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Bảng 7. Các tiêu chí/chỉ số đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn



Nhóm chỉ số tự nhiên – sinh thái

Chỉ số mật độ du khách Công suất phòng nghỉ

Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Tình trạng thu gom và xử lý nước thải

Chất lượng môi trường không khí

Chất lượng môi trường nước


Nhóm chỉ số xã hội – nhân khẩu

học

Mật độ sử dụng tài nguyên đất

Tỉ lệ du khách trên tổng số dân địa phương Tỉ lệ người dân có thu nhập từ du lịch

Mức độ hài lòng của du khách với dịch vụ du lịch

Mức độ hài lòng của người dân địa phương với hoạt động phát triển du lịch


Nhóm chỉ số kinh tế – chính trị

Tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm nội địa

Chênh lệch về giá cả giữa các khu vực có và không có hoạt động du lịch Chính sách và đội ngũ quản lý hoạt động du lịch

Các công cụ kiểm soát phát triển du lịch

Do gặp phải các khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực tế tại địa điểm nghiên cứu thời diểm dịch bệnh đầu năm 2020 đồng thời do tính nhạy cảm của các thông tin về chính trị, kinh tế nên tác giả sẽ tập trung chính vào việc đánh giá các tiêu chí sức tải môi trường thuộc nhóm chỉ số tự nhiên – sinh thái. Các tiêu chí thuộc nhóm nhân khẩu-xã hội học và chính trị-kinh tế trong luận văn chủ yếu được đánh giá bằng phương pháp định tính.

1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch trên thế giới

Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch đã được một số tổ chức thực hiện như: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), những chương trình hành động ưu tiên (PAP). Các nhà nghiên cứu ở một số trường đại học trên thế giới cũng đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực này. Một số đề tài có liên quan như sau:

+ Sách hướng dẫn các chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch (Indicators of sustainable development for tourism destinations: A guidebook): Được UNWTO biên soạn và phát hành năm 2004, giới thiệu về những chỉ số phát triển bền vững tại các nơi đón tiếp khách du lịch, tại sao phải sử dụng các chỉ số phát triển du lịch bền vững, các bước tiến hành thiết lập các chỉ số phát triển bền vững, áp dụng những chỉ số này trong quy hoạch và quản lý du lịch…

+ Hướng dẫn đánh giá sức tải du lịch tại vùng ven biển Mediterranean (Guidelines for carrying capacity assessment for tourism in Mediterranean coastal areas): Do UNEP-PAP biên soạn năm 1997, giới thiệu khái niệm về đánh giá sức tải, sự cần thiết phải đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch, những lợi ích mang lại trong đánh giá sức tải, phương pháp và những tiêu chuẩn đánh giá sức tải trong du lịch biển tại vùng biển Địa Trung Hải…

+ Phương pháp đánh giá sức tải du lịch cho vùng sinh thái nhạy cảm (Methodological Framework for Evaluation of Tourism Carrying Capacity of Eco Sensitive Region) do Shweta Y. Kurhade thực hiện năm 2013.

+ Du lịch, du lịch sinh thái và các khu bảo tồn: Thực trạng ngành du lịch dựa vào thiên nhiên trên thế giới và các hướng dẫn phát triển du lịch (Tourism, ecotourism, and protected areas: the state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development): Được tác giả H. Ceballos-Lascurain xây dựng với mục đích tìm cách để ngành du lịch và các khu bảo tồn có thể cùng phát triển, tôn trọng khả năng cung cấp tài nguyên hạn chế của nhiều khu vực trong việc chịu các sức ép từ du khách nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. Tác giả đã thu thập rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và xây dựng các định hướng phát triển du lịch cho các nhà quy hoạch, quản lý và khách du lịch.

Tác giả H.Cebaloos-Lascurain đã xây dựng công thức tính sức chịu tải cho 1 điểm đến du lịch cụ thể, bao gồm sức chịu tải vật lý và sức chịu tải thực tế. Cụ thể như sau:

- Khả năng chịu tải vật lý (PCC-Physical physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một điểm du lịch trong thời gian nhất định là: PCC = A .D.Rf (1)

Trong đó:

A là diện tích của điểm đến (m2)

D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay còn gọi là mật độ khách được đáp ứng trên diện tích m2 (người/ m2).

Rf (Rotation factor) tỉ lệ khách tham quan tối đa cho 01 ngày, được tính bằng tỉ lệ giữa thời gian khách có thể lưu lại điểm tham quan/số thời gian trung bình khách lưu lại tham quan tại điểm đó.

- Sức chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tác động nhưng thỏa mãn thời gian, số lượng người tại điểm tham quan. ERCC được tính bằng công thức sau:

ERCC = PCC x ((100- Cf1)/ 100) x ((100- Cf2)/100) x … x ((100- Cfn)/100) (3)

Hệ số giới hạn được tính là:

Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Cfi = Mi/Mt

Trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm mà khách du lịch đến tham quan.

Trong thực tế chỉ số giới hạn Cfi thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các loại tài nguyên tại khu vực tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người như nhận thức, phong tục tập quán…

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá sức tải du lịch, bao gồm cả đánh giá sức tải môi trường đã giới thiệu về các hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá sức tải du lịch tại những địa điểm nghiên cứu cụ thể. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, các tiêu chí lựa chọn đánh giá sẽ là những nội dung quan trọng tác giả nghiên cứu và kế thừa trong đề tài nghiên cứu của mình.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch tại Việt Nam

Theo hiểu biết của tác giả, ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng (2007) tập trung vào đánh giá sức tải du lịch cho hoạt động du lịch tại khu bảo tồn biển Hòn Mun, Nha Trang, Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã lựa chọn hai hoạt động chính là bơi, lặn có ống thở, và lặn có khí tài để tính toán sức tải

du lịch thực tế cho hai hoạt động này, có tính đến các hệ số điều chỉnh do yếu tố môi trường tự nhiên. Kết quả cho thấy, sức tải thực tế thấp hơn nhiều so với sức tải tối đa khi tính đến các hệ số điều chỉnh này.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Nghi, Nguyễn Thanh Lân, Nguyễn Đình Thái, Đặng Mai, Đinh Xuân Thành (2007) vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain cho các điểm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng và Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Nghiên cứu của tác giả Võ Quế (2008) vận dụng công thức của A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain để tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp cụ thể cho Tam Cốc – Bích Động.

Nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang (2009) đánh giá sức tải môi trường đối với đảo Cát Bà, Hải Phòng. Tác giả tập trung đánh giá sức tải thực tế trên cơ sở có tính đến tác động của các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản và cộng đồng dân cư. Các tiêu chuẩn để đánh giá được dựa trên UNEP (1984) và các tiêu chuẩn về chất thải theo quy chuẩn của Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn An Thịnh và Nguyễn Thị Hải (2013) trình bày nội dung và phương pháp xác định các chỉ số đại diện cho sức tải du lịch nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nhà quản lý lồng ghép trong quy hoạch phát triển bền vững huyện Sa Pa. Nghiên cứu cụ thể đã tính toán được các sức tải thực tế, sức tải tiềm năng và sức tải tối ưu cho 6 tuyến du lịch chính đang phát triển của Sa Pa.

Nghiên cứu của Huỳnh Tấn Hải (2015) đánh giá sức tải du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ tiêu để đánh giá cho cả 3 chỉ số thành phần bao gồm chỉ số tự nhiên sinh thái, chỉ số xã hội nhân khẩu học, chỉ số kinh tế chính trị.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đang thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá sức chịu tải môi trường của một số khu, điểm du lịch, di tích quốc gia Việt Nam”. Theo đó, Viện đang thực hiện hoàn thiện báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Đánh giá sức chịu tải môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương và điểm du lịch bản Lác” và thực hiện khảo sát thực địa nhằm đánh giá sức chịu tải môi trường Khu du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng về mặt lý thuyết có thể tính toán được số lượng du khách cực đại mà một điểm du lịch có thể tiếp nhận được đối với từng loại hoạt động du lịch cùng một thời điểm nào đó trong ngày cũng như tổng lượng khách mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sức chứa của một điểm du lịch còn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố tác động khác từ bên ngoài, trong đó có cả hành vi ứng xử với môi trường của khách

du lịch.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá sức tải du lịch tại đảo Quan Lạn

Là hòn đảo có diện tích xếp thứ 9 trong tổng số các đảo ở Quảng Ninh với nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên Quan Lạn chỉ thực sự phát triển mạnh về du lịch trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi đảo chính thức có điện lưới quốc gia cuối năm 2014. Các nghiên cứu khoa học liên quan về phát triển du lịch đảo Quan Lạn còn rất ít, chủ yếu được lồng ghép trong các nối dung nghiên cứu về du lịch huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đảo Quan Lạn có thể kể đến như: nghiên cứu của Phạm Xuân Trường (2013) về giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch sinh thái đảo Quan Lạn; nghiên cứu của Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thuỷ, Lê Phương Thuý (2015) về tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở đảo Quan Lạn; nghiên cứu của Bùi Cẩm Phượng (2015) về giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở xã Minh Châu, huyện Vân Đồn trong tình hình biến đổi khí hậu.

Các nghiên cứu đều nhận định rằng Quan Lạn có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn song chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng phát triển du lịch cũng như các tác động của du lịch tới điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đảo. Do đó, tác giả nghiên cứu “Đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn” nhằm đóng góp một phần nhỏ kiến thức liên quan nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững cho khu vực này.

1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý sức tải du lịch

1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ Singapore

Có không ít các quốc gia/ điểm đến du lịch đã rất thành công trong việc áp dụng nguyên lý quản lý sức tải vào phát triển du lịch, trong đó Singapore là một ví dụ điển hình. Quốc đảo này nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, cách xích đạo 137 km về phía Bắc có diện tích 716,1 km2 với dân số trên 5,6 triệu người. Tuy có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên không lớn, chủ yếu là nhân tạo nhưng Singapore luôn là một trong những quốc gia, vùng lãnh thổ đón lượng khách quốc tế đến du lịch nhiều nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo công bố của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), 10 điểm đến đón lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2019 lần lượt là Mỹ, Hong Kong, Mehico, Macao (Trung Quốc), Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Canada và Việt Nam. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, trong 6 tháng đầu năm 2019, Singapore đón 9,3 triệu lượt khách quốc tế đến đứng thứ 3 trong khu vực sau Thái Lan (19,7 triệu), Malaysia (13,3 triệu). Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 với 8,48 triệu lượt khách.

Để đạt được thành công trên, Singapore đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong quản lý và phát triển du lịch, trong đó vấn đề quản lý sức tải du lịch là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu. Ý thức được vấn đề hạn chế diện tích về không gian lãnh thổ, nhằm tăng sức tải, Singapore đã lấn biển mở rộng diện tích đất đai để xây dựng thêm các công trình, dự án phục vụ mục đích du lịch như điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ liên quan; đồng thời mở rộng sân bay, bến đỗ, cầu cảng để đảm bảo đủ công suất phục vụ được số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. Với nguồn nhân lực hạn chế, Singapore đã thực hiện chính sách cho phép các cơ sở dịch vụ được tuyển dụng lao động nước ngoài đủ tiêu chuẩn tay nghề cao vào làm việc để khắc phục thiếu hụt trên. Là quốc gia không có thế mạnh về tài nguyên cũng như ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, Singapore đã thực hiện chính sách nhập khẩu phù hợp từ các quốc gia khác trên thế giới để đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như cho khách du lịch. Về mặt thị trường, Singapore tiến hành kết nối với các nước láng giềng nhằm giãn mật độ tập trung số lượng lớn khách du lịch quốc tế ở nước mình, đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm; tiến hành chiến lược từng bước thay thế việc thu hút khách du lịch phổ thông bằng tập trung sâu vào khai thác khách du lịch cao cấp. Tiêu dùng thông minh cũng được phổ biến và khuyến khích rộng rãi không những trong dân cư mà cả khách du lịch. Với việc thực thi biện pháp này đã giúp tiết kiệm được nhiều nguồn lực, tránh lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đáng kể cho việc duy trì tính bền vững của sức tải điểm đến. (Tổng cục du lịch, 2019)

1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ Philipines

Đến với Philipines, Boracay là điểm đến được yêu thích hàng đầu của du khách khi lựa chọn du lịch tại quốc gia này. Nằm cách thủ đô Manila của Philippines hơn 300 km về phía Nam, đảo Boracay thuộc tỉnh Aklan vời diện tích 10,32km2 được mệnh danh là Maldives của Philippines. Boracay từng là niềm tự hào của ngành du lịch Philipines với thành tích nhiều năm liền xuất hiện trong các danh sách bãi biển đẹp nhất hành tinh do các tạp chí du lịch uy tín bình chọn. Năm 2017, đã có tới gần 4 triệu du khách tới hòn đảo này.

Tuy nhiên, ngày 04/4/2018, Chính quyền Philippines đã ra lệnh chính thức đóng cửa hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Boracay với khách du lịch, đồng thời siết chặt an ninh khu vực nhằm cải tạo hòn đảo này trong 6 tháng kể từ ngày 26/4/2018. Lý do Philippines đưa ra là bởi tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Boracay. Lượng khách du lịch quá đông khiến cho lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường ở đây, nguyên nhân một phần là do các khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp khác trên Boracay đã xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống biển khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hành vi này làm tăng nồng độ vi khuẩn coliform trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023