Cơ Sở Lý Thuyết Về Đánh Giá Sức Tải Du Lịch

- Việc tiếp cận đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảo thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí đầu tư thường cao hơn rất nhiều so với các vùng khác. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch đảo thường phải có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ (Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, 2005)

- Phát triển du lịch đảo có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển du lịch đảo là một trong những trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển,nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản) nhằm phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội. (Phạm Trung Lương, 2008)

c. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đảo

Ở các đảo với tính đặc thù riêng, bên cạnh các nguyên tắc chung, phát triển du lịch bền vững đảo cần tuân thủ thêm một số nguyên tắc sau:

* Phát triển du lịch phù hợp với “sức chứa” của đảo: Đối với các đảo, do đặc điểm là một lãnh thổ tương đối độc lập nên khả năng cung ứng cho phát triển thường rất hạn chế. Đồng thời, môi trường tự nhiên và văn hoá, xã hội của đảo rất nhạy cảm với những tác động tiêu cực. Điều này càng thể hiện rõ hơn với các đảo nhỏ. Nếu sự cân bằng giữa “cung” và “cầu” cho phát triển bị phá vỡ thì sẽ tạo ra các xung đột và hậu quả là sự suy thoái về tài nguyên, ô nhiễm môi trường. (Phạm Trung Lương, 2008) Đối với phát triển du lịch đảo, “sức chứa” của đảo cần xem xét từ một số góc độ sau:

- Sức chứa của các bãi biển: Khả năng đón nhận tối đa lượng khác tại một thời điểm. Trong nhiều trường hợp, sức chứa này được sử dụng để xác định lượng khác tối đa ở đảo vì một trong những mục đích chính của du khách khi ra đảo là nghỉ dưỡng biển.

- Sức chứa của nguồn nước: Khả năng cung cấp nước ngọt tối đa cho nhu cầu du lịch. ĐIều này cũng đồng nghĩa với khả năng tối đa khách du lịch có thể đến đảo và sử dụng dịch vụ lưu trú. (Nguyễn Đình Hoè, 2009)

* Phát triển du lịch phải phù hợp với sự phát triển tổng thể của đảo: Phát triển du lịch phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng hoà, hỗ trợ lẫn nhau với các ngành kinh tế khác nhau của đảo như nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải… Điều này cho phép phát triển du lịch đảo phát huy tốt nhất hạ tầng xã hội của lãnh thổ. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đảo nói chung, nếu du lịch được xác định là một trong những định hướng ưu tiên thì phát triển du lịch đảo sẽ thuận lợi hơn và ngược lại. (Phạm Trung Lương, 2008)

* Phát triển du lịch phải gắn liền với hoạt động bảo tồn các giá trị sinh thái cảnh quan và văn hoá bản địa: Đảo là một lãnh thổ nơi các hệ sinh thái tự nhiên cũng như các

giá trị văn hoá bản địa rất nhạy cảm, dễ bị biến đổi dưới tác động của các hoạt động phát triển, trong đó có du lịch. Nếu thiếu biện pháp quản lý, hoạt động phát triển du lịch sẽ có những tác động đến giá trị cảnh quan, sinh thái và văn hoá đảo. Để du lịch đảo phát triển bền vững, những giá trị tự nhiên và văn hoá cần được phát huy và bảo tồn một cách nghiêm túc. (Lê Thị Hoa, 2012)

* Phát triển du lịch phải gắn liền với công tác đảm bảo an ninh qốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Hệ thống đảo được coi là “áo giáp” bảo vệ đất nước, là”cầu nối” để vươn xa hơn trong phát triển và vì vật đảo luôn có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Điều này có nghĩa là mọi sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch cần gắn liền với tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh. (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, 2013)

d. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đảo

Những yếu tố chủ yếu mang tính đặc thù ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững đảo như sau:

- Chính sách phát triển: Đảo là một lãnh thổ đặc thù, cho dù có tiềm năng du lịch lớn, thuận lợi trong giao lưu nhưng nếu không có chính sách phù hợp thì khó có thể phát triển đồng bộ được

- Mức độ phong phú và đặc sắc của tài nguyên du lịch đảo: Đây là yếu tố quan trọng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Sự phong phú, nguyên sơ của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá của người dân trên đảo là yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến với đảo.

- Diện tích tự nhiên của đảo: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển các công trình dịch vụ và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch. Những đảo có diện tích lớn có khả năng xây dựng sân bay, bến tàu biển du lịch sẽ có thêm những lợi thế cho phát triển du lịch. Điều này sẽ rất quan trọng giúp rút ngắn thời gian tiếp cận đảo với đất liền bằng những phương tiện hiện đại.

- Khả năng tiếp cận liên quan đến khoảng cách từ đất liền ra đảo: Đây là yếu tố có tính đặc thù đối với các đảo bởi khoảng cách càng xa bờ thì khả năng phát triển du lịch đảo sẽ càng khó khăn trong cùng một điều kiện kỹ thuật về phương tiện vận chuyển. Khoảng cách càng càng dễ dẫn đến rủi ro trong vận chuyển khách ra đảo, đặc biệt trong mùa mưa bão.

- Khả năng cung cấp nước ngọt cho nhu cầu du lịch: Do tính đặc thù của nguồn gốc phát triển, trữ lượng nước ngọt trên đảo thường có tính hạn chế. Khi lượng khách du lịch gia tăng sẽ gây áp lực đến khả năng cung cấp nước của đảo, có thể dẫn đến thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng nước.

- Khả năng đáp ứng lao động tại chỗ: Du lịch là một trong những ngành dịch vụ đòi hỏi lượng nhân công cao và tủ lệ nhân công được đào tạo lớn do găn liền với việc đáp ứng các dịch vụ có sự tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, khả năng đáp ứng lao động tại chỗ cả về số lượng, độ tuổi và trình độ là rất quan trọng.

- Khả năng ứng phó với tác động của thiên tai: Đảo thường là lãnh thổ chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ của các hiện trượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới… do đó phát triển du lịch đảo cần gắn với khả năng năng ứng phó với những tác động bất thường của thời tiết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động đến mọi sự phát triển thì ảnh hưởng của mực nước biển dâng và điều kiện thời tiết là yếu cố cần được quan tâm khi phát triển du lịch đảo. (Nguyễn Thanh Tưởng, 2018)

1.1.4. Cơ sở lý thuyết về đánh giá sức tải du lịch

a. Khái quát về sức tải du lịch

Khái niệm sức tải du lịch là một khái niệm rộng và có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này đã được Tổ chức du lịch thế giới (1981) định nghĩa như sau: “Sức tải trong hoạt động du lịch là số lượng du khách cực đại có thể tham quan một điểm du lịch cùng một thời gian mà không phá hủy đến môi trường sinh thái, đồng thời không làm giảm đi chất lượng của môi trường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách”.

Nhìn chung, các khái niệm thông thường về sức tải đều có đặc điểm chung khi đề cấp đến vấn đề nếu có nhiều du khách sẽ gây ra các thiệt hại về môi trường hoặc sự đáp ứng về các nhu cầu giải trí của con người sẽ có chiều hướng thấp hơn ở mức chấp nhận được), vì vậy khái niệm hàm ý khuyến khích các nhà quản lý cố gắng hạn chế số lượng du khách bằng cách thiết lập giới hạn số lượng du khách dựa trên các yếu tố: hệ sinh thái, xã hội và các phân tích khác.

Xét trên góc độ vật lý: sức tải có thể được coi là lượng khách du lịch tối đa mà một khu vực/địa điểm du lịch có thể tiếp nhận. Khả năng tiếp nhận này liên quan đến các điều kiện về không gian sử dụng cho du khách cũng như các điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ.

Xét trên góc độ sinh học: Sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ bị biến động khi số lượng một loài trong hệ sinh thái đó có sự thay đổi đột ngột. Sức tải sinh thái tự nhiên của một khu vực/ địa điểm du lịch là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.

Xét trên góc độ tâm lý, sức tải được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá sẽ khiến khách du lịch cảm thấy khó chịu vì do hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác (sự ách tắc, khó khăn trong khâu di chuyển, sự chậm trễ trong quá

trình được phục vụ các nhu cầu giải trí....). Những tác động này có thể làm suy giảm sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động du lịch.

Xét trên góc độ quản lý, sức tải được hiểu là lượng khách tối đa mà khu vực/địa điểm du lịch có khả năng phục vụ. Năng lực phục vụ (số lượng nhân viên, trang thiết bị, trình độ và phương tiện quản lý...) sẽ không thỏa mãn được các nhu cầu cảu du khách khi số lượng khác vượt quá giới hạn, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. (Tổng cục Du lịch, 2015)

Do khái niệm sức tải bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức tải khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Ý nghĩa và tác động của sức tải du lịch được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Hình 1 Mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách sức tải du lịch 1

Hình 1: Mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách - sức tải du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2015)

Từ biểu đồ mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách-sức tải du lịch trên đây có thể thấy, khi lượng khách bắt đầu tăng từ điểm A trong khoảng AB, doanh thu của điểm du lịch/ cơ sở cung cấp dịch vụ cũng bắt đầu tăng theo tỷ lệ thuận cho tới khi đạt điểm cực đại tại điểm B. Như vậy, B là giới hạn sức tải và tại điểm này doanh thu đạt cao nhất. Khi lượng khách vượt qua điểm giới hạn, sự tăng giảm của lượng khách sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ tăng giảm của doanh. Cụ thể lượng khách tăng tới điểm C, doanh thu bị suy giảm. Nếu tiếp tục theo diễn biến như vậy khi lượng khách tăng tới điểm D, doanh số sẽ bằng không.

Thực tế cho thấy, bất cứ một điểm đến du lịch đều có một giới hạn nhất định về không gian địa lý, hành chính. Không gian đó chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch nhất định tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Đồng thời, trong điểm du lịch này cũng tồn tại

nhiều yếu tố quan trọng khác bổ trợ cho hoạt động du lịch như: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. Một xu hướng thực tế là, các nhà quản lý điểm đến thường chỉ tập trung quan tâm và kỳ vọng nhiều tới việc làm thế nào để thu hút được càng nhiều khách tới du lịch càng tốt, chứ ít tập trung vào chất lượng của du khách; đồng thời còn xem nhẹ hoặc thậm chí hầu như không quan tâm tới yếu tố sức tải của điểm đến du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc họ chưa xác định được khả năng thực tế của điểm đến cả về khía cạnh không gian, thời gian, tính hợp lý trong việc quy hoạch các khu dịch vụ chức năng, bố trí nguồn nhân lực phù hợp và năng lực cung cấp dịch vụ, hàng hóa cũng như tập quán tiêu dùng của khách du lịch, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của một lượng khách du lịch nhất định tới thăm quan vào một thời điểm nhất định. Cách tiếp cận trên có thể khiến các nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát và điều tiết lượng khách tới cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của điểm đến du lịch, nhất là vào những mùa cao điểm du lịch. Khi lượng khách tới tham quan vượt quá sức tải của điểm đến du lịch, một khối lượng lớn về hàng hóa, dịch vụ sẽ được tiêu thụ, trong khi lượng tài nguyên và nguồn nhân lực hạn chế, sẽ dẫn tới sự quá tải về mọi mặt và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, doanh thu suy giảm. Nghiêm trọng hơn, tình trạng quá tải có thể triệt tiêu động lực của khách du lịch tới tham quan, cũng như quay trở lại, và hình ảnh thương hiệu điểm đến sẽ ngày một suy giảm.

b. Các chỉ số đánh giá sức tải du lịch

Các vấn đề sức tải du lịch không chỉ liên quan đến số lượng khách, mô hình không gian tập trung/ phân tán bảo vệ thiên nhiên và các chức năng của hệ sinh thái mà còn là chất lượng trải nghiệm của du khách (Coccossis và Mexa, 2004).

Chỉ tiêu du lịch bền vững được thiết kế để cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy và các thông tin về tác động môi trường và kinh tế xã hội do phát triển du lịch, làm cơ sở cho việc ra quyết định. Các chỉ số du lịch bền vững, hay xác định mối quan hệ nhân quả cụ thể giữa du lịch và môi trường, ngày càng được sử dụng nhiều hơn để người quản lý chịu trách nhiệm cho các điểm đến du lịch. Cụ thể như: các nhà quản lý công viên quốc gia, chủ sở hữu khu nghỉ mát hoặc các thành viên của cộng đồng địa phương có liên quan đến việc bảo tồn các nhân tố quan trọng thu hút khách đến với khu du lịch của họ. Một tập hợp các chỉ số đo lường sức tải tại các khu vực có giá trị sinh thái cao nhất định, có thể giúp các nhà quy hoạch và quản lý du lịch xác định các giới hạn và cơ hội, vì thế có thể dự đoán, ngăn chặn hoặc sửa đổi những hoạt động du lịch có tính đe dọa đến môi trường (World Tourism Organization, 1997).

Chỉ số sức tải du lịch thường là một thước đo tổng hợp về chất lượng, số lượng và độ nhạy cảm môi trường của các điểm đến (ví dụ, diện tích che phủ rừng, số lượng các khu

vực tự nhiên, v.v.) và sức tải của các công trình xây dựng. Mục tiêu chung của các chỉ số này là ước tính các giới hạn an toàn của lượng khách du lịch để xác định ngưỡng hoạt động tại các điểm đến.

Coccossis và Mexa (2004) cho rằng sức tải du lịch cần xoay quanh ba thành phần cơ

bản:

+ Chỉ số tự nhiên - sinh thái (Môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, chất lượng

không khí, ô nhiễm tiếng ồn, năng lượng, nước, chất thải, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch, đất đai, cảnh quan, giao thông vận tải và viễn thông....)

Bảng 1: Tổng hợp chỉ số tự nhiên-sinh thái


Các vấn đề

Chỉ số sức tải du lịch

1. Môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học Hệ sinh thái

Sự phá hoại sinh thái, suy thoái bãi biển, v.v Tình trạng quá tải


Sự bảo tồn


Diện tích các hệ sinh thái quan trọng (vùng đất ngập nước, rạn san hô v.v…) / tổng diện tích

Số du khách trên

- km đường bờ biển (tiếp cận được)

- km² bờ biển (tiếp cận được)

Số khách du lịch / diện tích các hệ sinh thái quan trọng

2. Cơ sở hạ tầng du lịch

Số lượng giường cung cấp cho du lịch

3. Chất lượng không khí

Số ngày trung bình trong mùa du lịch, trong đó các tiêu chuẩn ô nhiễm đều vượt trên mỗi năm

4. Ô nhiễm tiếng ồn

Số ngày trung bình trong mùa du lịch vượt quá tiêu chuẩn ô

nhiễm tiếng ồn

5. Năng lượng

Sự tiêu thụ năng lượng


Sự tiêu thụ năng lượng của các hoạt động liên quan đến du lịch / năng lực địa phương cho việc cung cấp năng lượng

6. Nước

Sự tiêu thụ nước


Chất lượng nước


Lượng tiêu thụ nước trong các hoạt động liên quan đến du lịch / tổng lượng tiêu thụ

Tỷ lệ mẫu chất lượng nước biển ven bờ phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng để tắm mỗi năm

Lượng chất thải rắn phát sinh

Lượng nước thải phát sinh

Quản lý chất thải rắn


Quản lý nước thải


- Lượng chất thải rắn trung bình hàng ngày trong giai đoạn cao điểm / lượng chất thải rắn trung bình hàng ngày

- Lượng nước thải trung bình hàng ngày trong giai đoạn cao điểm

/ Lượng nước thải trung bình hàng ngày

- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong mùa cao điểm / công suất thu gom chất thải rắn hàng ngày hoặc năng lực của hệ thống sắp xếp

- Lượng nước thải hàng ngày trong mùa cao điểm / công suất xử lý nước thải hàng ngày

8. Đất đai


Cường độ sử dụng đất

Đất đô thị hóa cho du lịch trên tổng diện tích đất đô thị hóa

Xói mòn bờ biển

Tỷ lệ xói lở bờ biển

9. Giao thông


- Khoảng cách và thời gian trung bình cho mỗi du khách đến điểm đến

- Thời gian chờ đợi để sử dụng cơ sở vật chất (thời gian chờ đợi ở cáp treo, ở lối vào các bảo tàng tham quan, v.v…)

- Số chỗ đậu xe / số xe hơi trung bình mỗi ngày, huấn luyện viên, v.v… trong các lĩnh vực quan trọng (dọc theo bãi biển, trung tâm lịch sử, v.v…)

Khả năng tiếp cận các vùng trọng điểm

Cơ sở hạ tầng

7. Chất thải


(Nguồn: Coccossis và Mexa, 2004)

+ Chỉ số xã hội - nhân khẩu học (nhân khẩu học, du lịch, việc làm, hành vi xã hội, y tế và an toàn, vấn đề tâm lý)

Bảng 2: Tổng hợp chỉ số xã hội - nhân khẩu học


Các vấn đề

Các chỉ số sức tải du lịch

1. Dòng chảy du lịch

- Khách du lịch/ cư dân:

+ Giá trị tối đa (giai đoạn cao điểm)

+ Giá trị tối thiểu trung bình

- Số lượng khu vực có giường trên 100 cư dân Số lượt ở qua đêm trên 100 cư dân

- Số lượt khách đến trên số cư dân địa phương

- Số khách du lịch trên mỗi mét vuông của khu vực / khu vực trọng điểm (chẳng hạn bãi biển, quảng trường, bảo tàng, khu vực tự nhiên/văn hóa v.v…):

+ Giá trị tối đa (giai đoạn cao điểm)

+ Giá trị tối thiểu trung bình Khách du lịch / bề mặt lãnh thổ:

+ Giá trị tối đa (giai đoạn cao điểm)

+ Giá trị tối thiểu trung bình

- Du khách / tháng (phân bổ trong năm)

2. Việc làm

Nơi cung cấp giường cho du khách/người dân địa phương được thuê làm Lao động nhập cư / dân số địa phương

So sánh với trung bình cả nước

3.Các vấn đề tâm lý

Mức độ thỏa mãn của du khách

Mức độ hài lòng của người dân


- Số lần than phiền của du khách

- Số lần khiếu nại của người dân (chẳng hạn từ tiếng ồn).

- Tỷ lệ người dân được hưởng lợi từ du lịch (người sử dụng lao động địa phương + lao động địa phương / tổng dân số)

- Sự dịch chuyển dân địa phương do sự phát triển du lịch


(Nguồn: Coccossis và Mexa, 2004)

+ Chỉ số kinh tế - chính trị (Thu nhập và Đầu tư du lịch, việc làm, chi tiêu công cộng và doanh thu, chính sách phát triển du lịch)

Bảng 3: Tổng hợp chỉ số kinh tế-chính trị


Các vấn đề

Các chỉ số sức tải du lịch

1. Doanh thu từ du lịch và đầu tư

Thu nhập bình quân đầu người trong phục vụ và du lịch

2. Việc làm

Tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động theo mùa trong tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch

3. Chi tiêu và doanh thu công

Sự khác biệt về giá đất so với khu vực không có khách du lịch

Sự đóng góp của du lịch vào GDP (theo %) của khu vực

4. Chính sách

Quản trị

Các khía cạnh khác của tổ chức


Các công cụ kinh tế hiện tại và các công cụ khác dùng để kiểm soát phát triển du lịch

Cán bộ khoa học và kỹ thuật trong cộng đồng địa phương có khả năng quản lý các vấn đề do sự phát triển du lịch

(Nguồn: Coccossis và Mexa, 2004)

Theo nghiên cứu của Shweta Y. Kurhade (2013), các tác động của của du lịch tại một khu vực cụ thể có thể được phân tích theo ba trục chính: môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và nhân tạo), xã hội (dân số, cơ cấu các thành phần xã hội) và kinh tế (bao gồm cả thể chế và tổ chức). Trên cơ sở đó, sức tải du lịch có thể được phân tích và đánh giá dựa trên các thành phần như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023