Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 27: Thống kê tác động của hoạt động du lịch đến đời sống xã hội của người dân 65

Bảng 28: Các chỉ số sức tải du lịch đo lường thành phần chỉ số chính trị - kinh tế 66 Bảng 29: Định hướng phát triển thị trường du lịch đảo Quan Lạn 67

Bảng 30: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đảo Quan Lạn 69


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Quan Lạn 29

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tại xã Minh Châu 29

Biểu đồ 3: Tổng hợp lượng khách du lịch tại đảo Quan Lạn 2013 - 2019 48

Biểu đồ 4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2013 - 2019 51


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Mối tương quan giữa sức doanh thu và lượng khách - sức tải du lịch 11

Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

Hình 2: Một số tiêu chí thành phần để đánh giá sức tải du lịch 16

Hình 3: Vị trí đảo Quan Lạn trên ảnh vệ tinh 25

Hình 4-5: Một số hình ảnh tại bãi biển Minh Châu (Ảnh: Tác giả) 32

Hình 6: Eo gió Gót Beo (Ảnh: Baoquangninh) 33

Hình 7: Dòng sông đôi bờ cát trắng (Ảnh: tác giả) 33

Hình 8: Đình Quan Lạn (Ảnh: tác giả) 35

Hình 9: Đền thờ Trần Khánh Dư (Ảnh: tác giả) 35

Hình 10-11: Cảng Quan Lạn – phía Nam đảo Quan Lạn và cảng Cồn Trụi (xã Minh Châu) – phía Bắc đảo Quan Lạn (Ảnh: tác giả) 43

Hình 12-14: Một số hình ảnh hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên đảo (Ảnh: tác giả) 53

Hình 15: Mô hình du lịch cộng đồng đề xuất tại đảo Quan Lạn 75

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay. Theo đó, việc bảo vệ môi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu sức tải môi trường để đảm bảo sự phát triển du lịch không có sự quá tải gây ra các tác động tiêu cực đến cảnh quan và môi trường sống.

Nằm trong trục tam giác phát triển Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội và tạo ra sức lan tỏa trong quá trình phát triển của cả Vùng. Với đường bờ biển trải dài trên 250km, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế biển. Hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là cửa ngõ, đầu mối giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế đồng thởi có nguồn tài nguyên biển, ven biển (hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi cát, thủy sản...) được đánh giá cao và có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, trong đó có du lịch.

Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt trên 14 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 29.487 tỷ đồng, bằng 125% so với năm 2018, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt 3.568 tỷ tăng 30% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của toàn tỉnh) (Sở Du lịch Quảng Ninh, 2019). Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên vẫn chưa phản ánh được hết tiềm năng của Quảng Ninh. Ngành du lịch của tỉnh đang phải đối mặt với không ít thách thức liên quan tới những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu.

Quan Lạn là một đảo thuộc huyện Vân Đồn nằm ở phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm Huyện khoảng 40km. Đảo Quan Lạn nằm trong hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển. Đặc biệt, trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảo Quan Lạn được xác định là một trong bốn cụm điểm du lịch sinh thái tập trung điển hình của huyện (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như bãi Minh Châu, bãi Nhãng Rìa, bãi Bể Thích, bãi Chương Nẹp, bãi Giữa, hệ sinh thái rừng Trâm, hệ sinh thái rừng ngập mặn…cùng các giá trị nhân văn đặc sắc như các bến thuyền cổ, di tích lịch sử và lễ hội là tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái địa phương. Trong những năm gần đây, đảo Quan Lạn đang dần trở thành

một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Lượng khách du lịch đến đảo Quan Lạn tắm biển, nghỉ dưỡng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, thực tế du lịch đảo Quan Lạn hiện nay vẫn chưa được phát triển một cách chuyên nghiệp theo chiến lược lâu dài, tiềm năng du lịch của đảo đa dạng song chưa được khai thác hiệu quả. Các sản phẩm du lịch tại đây khá đơn điệu; cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo nàn; hoạt động du lịch chủ yếu ở dạng tự phát và mang tính chất tập trung mùa vụ rõ rệt. Việc chưa phát huy được các tiềm năng tài nguyên du lịch của đảo dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội đem lại chưa cao. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những tác động tiêu cực của du lịch tới cảnh quan và môi trường tự nhiên trên đảo Quan Lạn. Thực trạng này đặt ra yêu cầu hoạt động du lịch đảo cần phải có những định hướng phát triển mang tính chiến lược, đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế với môi trường, xã hội. Trong đó, việc quản lý lượng du khách đến phù hợp với sức chịu tải của môi trường du lịch đảo Quan Lạn có vai trò rất quan trọng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra đối với môi trường.

Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhnhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của đảo Quan Lạn, từ đó đề xuất một số chính sách quản lý phù hợp với địa phương.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá sức tải môi trường du lịch từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Đảo Quan Lạn.

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu thực trạng và phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường đảo Quan Lạn.

- Tìm hiểu các bộ chỉ số thành phần đánh giá sức tải môi trường du lịch và lựa chọn bộ chỉ số phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay cho đảo Quan Lạn.

- Dựa trên các chỉ số thành phần của sức tải du lịch bao gồm chỉ số tự nhiên-sinh thái, chỉ số nhân khẩu học xã hội, chỉ số kinh tế chính trị, đánh giá hoạt động phát triển du lịch trên huyện đảo

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường và cuộc sống của người dân trên đảo Quan Lạn, giải pháp hướng tới phát triển du lịch bền vững.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập, xử lý số liệu, tài liệu có liên quan.

- Tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch và sức tải môi trường du lịch.

- Xác định phương pháp nghiên cứu và triển khai phương pháp nghiên cứu.

- Tổng hợp và phân tích hiện trạng hoạt động du lịch trên địa bàn đảo Quan Lạn.

- Đánh giá sức tải môi trường hoạt động du lịch trên đảo.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

4. Ý nghĩa của đề tài

Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá mức độ và dự báo tác động của hoạt động phát triển du lịch tới môi trường. Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước có liên quan, luận văn đã làm sáng tỏ và đánh giá sức tải môi trường hoạt động du lịch trên đảo.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Kết quả của luận văn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương.

5. Những đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên, phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của đảo Quan Lạn.

Kết quả nghiên cứu cũng xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị giúp định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành phổ biến trên thế giới. Có nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm du lịch. Vào khoảng thế kỷ XIX- XX, du lịch hầu như được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây là một hiện tượng cá biệt trong đời sống. Theo Từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch - Le Dictionnaire international du tourisme do Viện hàm lâm Khoa học quốc tế về Du lịch xuất bản: “Du lịch là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của người khởi hành” (Trương Quang Học và nnk, 2006).

Luật Du lịch Việt Nam 2017 đưa ra một số khái niệm về du lịch như sau:

“1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

5. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

6. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017).

1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

a. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Đối với ngành du lịch, phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Có nhiều quan niệm về phát triển du lịch bền vững, đặc biệt giữa quan

điểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hoá với quan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của phát triển du lịch bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm coi sự tăng trưởng về kinh tế là hàng đầu chịu rất nhiều sự phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về tài nguyên môi trường. Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về Môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, hoạt động, các yếu tố liên quan đến du lịch bền vững, chú trọng đến cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giũ bản sắc văn hoá cộng đồng.

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, bao

gồm:

1) Thân thiện môi trường, phát triển du lịch bền vững có tác động tích cực đến

nguồn lợi tự nhiên và giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …), đồng thời cố gắng mang lại những yếu tố có lợi cho môi trường.

2) Gần gũi về xã hội và văn hóa, phát triển du lịch không những không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ du lịch được thực hiện, mà còn tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Đồng thời phát triển du lịch còn có tác dụng khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát thực hiện.

3) Có hiệu quả kinh tế, phát triển du lịch có đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan. Nó không những mang lợi ích cho những nhà kinh doanh du lịch, mà còn đem lại lợi ích cho nhân viên và cả người xung quanh.

b. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Theo Inskeep (1995) phát triển du lịch bền vững cần phải đạt được các mục tiêu sau: (i) Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế; (ii) Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; (iii) Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa;

(iv) Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách; (v) Duy trì chất lượng môi trường.

Tổng cục Du lịch (2009) cho rằng phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo các mục tiêu sau: (i) Đảm bảo hiệu quả kinh tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương

(ii) Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng; (iii) Phân chia lợi ích công bằng trong xã hội; (iv) Đáp ứng nhu cầu của du khách; (v) Đảm bảo được khả năng kiểm soát của địa phương; (vi) Tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; (vii) Hỗ trợ cho bảo tồn đa dạng sinh học, không để môi trường xuống cấp và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội, cần hướng tới việc đạt được ba mục tiêu cơ bản sau:

- Đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế: Thu nhập phải lớn hơn chi phí, đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài…

- Đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch; Tạo việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương…

- Đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên; Thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên (Phạm Trung Lương, 2008)

c. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững

Mục tiêu của Du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ các nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union, 1996)

Như vậy, phát triển du lịch bền vững chính là sự phát triển du lịch của một quốc gia dựa trên sự đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường:

Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất các quốc gia, thông thường được hiển thị bằng sự đóng góp vào chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người (GDP/người). Từ đó, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của ngành du lịch, cũng như của toàn thể xã hội.

Bền vững ở xã hội thể hiện sự phân chia thu nhập và phúc lợi xã hội, thông thường

được hiển thị bằng tính công bằng trong phân bốp các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Đồng thời, sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho sự phát triển xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, phát triển du lịch còn phải thể hiện ở việc góp phần vào việc giải quyết việc làm cho dân cư địa phương, tăng thu nhập cho nhóm dân cư địa phương này.

Bền vững về môi trường thể hiện sự sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ nhu cầu các thế hệ hiện tại mà vẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và điều kiện môi trường cần thiết cho sự phát triển của họ. Thực tế hiện nay một số quốc gia, song song với việc phát triển du lịch là việc tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh. Những việc phá hoại môi trường này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợi ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của môi trường. (Phạm Trung Lương, 2008)

1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch đảo

a. Khái niệm đảo và du lịch đảo

Đảo hay hòn đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa; tuy nhiên không có kích thước chuẩn để phân biệt giữa đảo và lục địa. Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.

Du lịch đảo là hoạt động du lịch được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là trên đảo và vùng nước quanh đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tài nguyên, môi trường biển, đảo. Hoạt động du lịch đảo được hỗ trợ bởi mối liên hệ với du lịch trên đất liền thông qua các tuyến du lịch liên kết giữa du lịch đảo với các điểm du lịch trên đất liền. (Phạm Trung Lương, 2008)

b. Đặc điểm của du lịch đảo

- Du lịch đảo được tổ chức chủ yếu ở trên đảo và vùng nước quanh đảo – đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển kinh tế xã hội và thiên tại nên du lịch đảo chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thuỷ triều…(Phạm Trung Lương, 2008)

- Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch đảo. Do vậy, du lịch đảo mang tính chất mùa vụ cao. Ở nước ta, thời vụ du lịch đảo thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng. Mùa du lịch đảo khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế: khách nội địa có thời vụ khoảng 6 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lứn nhất của du lịch đảo ảnh hưởng tới khả năng phát triển (Thái Thị Kim Oanh, 2015)

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí