Phương Pháp Nghiên Cứu Và Phân Tích Kết Quả Nghiên Cứu


1.4.1.Các giả thuyết

H1: Sự tin cậy của ngân hàng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao

H2: Sự đảm bảo của ngân hàng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao

H3: Sự hữu hình của ngân hàng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao

H4: Sự đồng cảm của ngân hàng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao

H5: Sự đáp ứng của ngân hàng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao

H6: Chi phí dịch vụ của ngân hàng được khách hàng thỏa mãn càng cao thì sự thỏa mãn khách hàng càng cao


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng nói riêng. Các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thường dựa trên 2 mô hình : SERVQUAL (Parasuraman, 1991) và FTSQ (Gronroos, 1984). Trong nghiên cứu này, mô hình về chất lượng dịch vụ SERVQUAL tỏ ra hợp lý hơn để đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng nhưng có điều chỉnh để phù hợp

Đồng thời, dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo. Có 6 thành phần tác động đến sự hài lòng của khách hàng: sự tin cậy, sự đảm bảo, sự hữu hình, sự đồng cảm, sự đáp ứng và chi phí dịch vụ


CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


2.1.Phương pháp nghiên cứu 2.1.1.Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Mục đích của nghiên cứu nhằm phát hiện những yếu tố có tác động đến chất lượng dịch vụ cũng như sự thỏa mãn khách hàng, để hiệu chỉnh thang đo tổng quát phù hợp với đặc thù của dịch vụ khách hàng của ngân hàng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận và trao đổi với các nhân viên, lãnh đạo Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu với nội dung được chuẩn bị trước (xem phụ lục 1). Về phía khách hàng, tác giả chọn ngẫu nhiên 8 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng để phỏng vấn. Từ đó, ghi nhận ý kiến của họ về dịch vụ khách hàng ngân hàng và mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ khách hàng. Kết quả của bước này là xây dựng được một bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức định lượng


2.1.2.Nghiên cứu chính thức

Sau khi nghiên cứu định tính, 6 nhân tố của mô hình nghiên cứu về sự hài lòng khách hàng được đồng tình và có thể được dùng cho nghiên cứu định lượng (xem phụ lục 2)

Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (trích trang 263 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Ngoài ra, Hacher (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Như vậy, dựa vào các biến quan sát của nghiên cứu này thì số lượng mẫu cần thiết là 155 mẫu trở lên.


Để đạt được yêu cầu về kích thước mẫu, có 200 bảng câu hỏi được phát ra tại quầy giao dịch của Sacombank chi nhánh Vũng Tàu với sự hỗ trợ của bộ phận dịch vụ khách hàng. Sau khi thu thập và kiểm tra bảng câu hỏi thì có 12 bảng câu hỏi bị loại vì để trống các ô trả lời. Cuối cùng, có 188 bảng câu hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20


2.2.Xây dựng thang đo

2.2.1.Thang đo chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng

Thang đo chất lượng dịch vụ trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên thang đo SEVQUAL nhưng có điều chỉnh dựa vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng và điều kiện thực tế của ngân hàng Việt Nam

Từ thang đo SERVQUAL của Parasuraman (1988) và sau khi nghiên cứu

định tính, thang đo chính thức của nghiên cứu như sau:

Thành phần sự tin cậy (SUTINCAY) được đo bằng 6 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số sutincay1 đến sutincay6

Thành phần sự đảm bảo (SUDAMBAO) được đo bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số sudambao1 đến sudambao4

Thành phần sự hữu hình (SUHUUHINH) được đo bằng 5 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số suhuuhinh1 đến suhuuhinh5

Thành phần sự đồng cảm (SUDONGCAM) được đo bằng 5 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số sudongcam1 đến sudongcam5

Thành phần sự đáp ứng (SUDAPUNG) được đo bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số sudapung1 đến sudapung4

Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu này, mức độ đồng ý của người trả lời được xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn thì càng đồng ý (1: rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: phân vân, 4: đồng ý, 5: rất đồng ý)


Dựa trên quan điểm của khách hàng và thang đo SERVQUAL, thang đo chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng bao gồm 5 thành phần và 24 biến quan sát như sau:


Ký hiệu

Các biến quan sát

SUTINCAY

Sự tin cậy

sutincay1

1.Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng như đã hứa

sutincay2

2.Khi gặp trục trặc trong giao dịch, ngân hàng luôn quan tâm giải quyết nhanh sự cố đó

sutincay3

3.Ngân hàng thực hiện giao dịch chính xác ngay từ đầu

sutincay4

4.Ngân hàng thực hiện đúng dịch vụ theo thời gian đã cam kết

sutincay5

5.Ngân hàng không để xảy ra bất cứ sai xót nào trong quá trình giao dịch

sutincay6

6.Ngân hàng bảo mật thông tin của khách hàng

SUDAMBAO

Sự đảm bảo

sudambao1

7.Cách cư xử của nhân viên ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàng

sudambao2

8.Khách hàng cảm thấy an toàn trong khi giao dịch

sudambao3

9.Nhân viên ngân hàng luôn niềm nở với khách hàng

sudambao4

10.Nhân viên ngân hàng luôn cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng

SUHUUHINH

Sự hữu hình

suhuuhinh1

11.Ngân hàng có trang thiết bị rất hiện đại

suhuuhinh2

12.Nhân viên ngân hàng ăn mặc đẹp

suhuuhinh3

13.Ngân hàng có các tài liệu, sách giới thiệu về ngân hàng rất cuốn hút

suhuuhinh4

14.Ngân hàng có các chứng từ giao dịch rõ ràng

suhuuhinh5

15.Ngân hàng có vị trí địa lý thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch

SUDONGCAM

Sự đồng cảm

sudongcam1

16.Ngân hàng luôn đặc biệt chú ý đến từng khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu - 6



sudongcam2

17.Ngân hàng lấy lợi ích khách hàng là điều tâm niệm

sudongcam3

18.Nhân viên ngân hàng hiểu rõ nhu cầu khách hàng

sudongcam4

19.Nhân viên ngân hàng thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm khách hàng

sudongcam5

20.Ngân hàng luôn tổ chức tiệc cảm ơn khách hàng

SUDAPUNG

Sự đáp ứng

sudapung1

21.Nhân viên ngân hàng nhanh chóng thực hiện dịch vụ

sudapung2

22.Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ khách hàng

sudapung3

23.Nhân viên ngân hàng không bao giờ quá bận đến nỗi không

đáp ứng yêu cầu của khách hàng

sudapung4

24.Ngân hàng gửi bản sao kê đều đặn và kịp thời hàng tháng cho khách hàng


Bảng 2.1.Thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ khách hàng


2.2.2.Thang đo cảm nhận chi phí dịch vụ

Thành phần chi phí dịch vụ (CHIPHI) được đo lường bằng 3 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số chiphi1 đến chiphi3 như sau:


Ký hiệu

Các biến quan sát

CHIPHI

Chi phí dịch vụ

chiphi1

25.Phí chuyển tiền hợp lý

chiphi2

26.Phí quản lý tài khoản thấp

chiphi3

27.Ngân hàng luôn huy động và cho vay với lãi suất cạnh tranh


Bảng 2.2.Thang đo thành phần chi phí dịch vụ


2.2.3.Thang đo sự hài lòng của khách hàng

Thang đo sự hài lòng của khách hàng (SUHAILONG) bao gồm 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số từ suhailong1 đến suhailong4 như sau:


Ký hiệu

Các biến quan sát

SUHAILONG

Sự hài lòng của khách hàng

suhailong1

28.Nói chung tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng

suhailong2

29.Nói chung tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về cung cách phục

vụ của nhân viên ngân hàng

suhailong3

30.Chất lượng dịch vụ khách hàng của ngân hàng đang cung cấp

xứng đáng với chi phí giao dịch mà tôi bỏ ra

suhailong4

31.Nói chung tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về cơ sở vật chất của ngân hàng


Bảng 2.3.Thang đo thành phần sự hài lòng của khách hàng


2.3.Thông tin mẫu nghiên cứu

Cuộc khảo sát được thực hiện trong thời gian tháng 7/2012. Trong 188 khách hàng trả lời bảng câu hỏi khảo sát có các thông tin như sau:

Về giới tính: tỷ lệ giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều, có 113 khách hàng nam (chiếm tỷ lệ 60,1%) và 75 khách hàng nữ (chiếm tỷ lệ 39,9%)


gioi tinh



Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent


nam

113

60.1

60.1

60.1


nu

75

39.9

39.9

100

Valid

Total

188

100

100



Bảng 2.4.Thông tin về giới tính của mẫu nghiên cứu


Về độ tuổi: có 24 khách hàng nhỏ hơn 25 tuổi (chiếm 12,8%), 152 khách hàng có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi (chiếm 80.9%), 8 khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi, 3 khách hàng có tuổi từ 51 đến 70 tuổi và 1 khách hàng duy nhất trên 70 tuổi

nhom tuoi


Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

duoi 25

24

12.8

12.8

12.8

tu 26 den

35

152

80.9

80.9

93.6

tu 36 den

Valid 50

8

4.3

4.3

97.9

tu 51 den

70

3

1.6

1.6

99.5

tren 70

1

.5

.5

100.0

Total

188

100.0

100.0


Bảng 2.5.Thông tin về nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu


Về thu nhập: có 34 khách hàng thu nhập dưới 3 triệu/tháng (chiếm 18,1%), có 71 khách hàng thu nhập từ 3,1 đến 5 triệu/tháng (chiếm 37,8%), có 41 khách hàng thu nhập từ 5,1 đến 10 triệu/tháng (chiếm 21,8%), có 19 khách hàng thu nhập từ 10,1 đến 20 triệu/tháng (chiếm 10,1%) và có 23 khách hàng thu nhập trên 20

triệu/tháng (chiếm 12,2%)


thu nhap ca nhan


Frequency

Percent

Valid

Percent

Cumulative

Percent

duoi 3 trieu

34

18.1

18.1

18.1

tu 3.1 den 5 trieu

71

37.8

37.8

55.9

tu 5.1 den 10 Valid trieu

41

21.8

21.8

77.7

tu 10.1 den 20 trieu

19

10.1

10.1

87.8

tren 20 trieu

23

12.2

12.2

100.0

Total

188

100.0

100.0


Bảng 2.6.Thông tin về thu nhập của mẫu nghiên cứu

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí