Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 24



Kết quả phỏng vấn:

+ 6/8 đáp viên: POS, Telesales, DSA, Đối tác. Trong đó có 1 đáp viên bổ sung thông tin về việc CTTC triển khai kênh phân phối qua APP của NHTM mẹ từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, kênh phân phối này chủ yếu mang tính tiếp nhận thông tin về nhu cầu chứ chưa xử lý khoản vay trực tiếp.

+ 2/8 đáp viên: POS, Telesales, DSA, Đối tác, APP

- Các kênh phân phối nào được CTTC tập trung phát triển trong các năm qua? Kết quả phỏng vấn:

+ 6/8 đáp viên: POS, DSA.

+ 2/8 đáp viên: DSA. Lý do CTTC chủ yếu tập trung cho vay tiền mặt chứ không tập trung vào hàng lâu bền/phương tiện đi lại.

- Các chương trình maketing đang được CTTC triển khai trong thời gian qua? Nêu ví dụ một số chương trình marketing cụ thể?

Kết quả phỏng vấn: các chương trình phổ biến đều đang được các CTTC triển khai như chương trình giảm lãi suất cho vay so với khung lãi suất cho vay hiện hành, tặng voucher du lịch và ăn uống, hoàn tiền cho khách hàng trả nợ đầy đủ trong vòng 06 tháng, tích điểm, tặng voucher tiền mặt khi giới thiệu người quen vay vốn, chương trình lãi suất 0 đồng áp dụng khi khách hàng vay vốn và hoàn trả khoản vay trong vòng 06 tháng đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

3. Mô hình quản trị rủi ro

- Ông/Bà có thể cho biết chiến lược kinh doanh có mối liên hệ thế nào với mô hình quản trị rủi ro?

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 24

Kết quả phỏng vấn: dưới đây là một số ý kiến của các đáp viên đối với câu hỏi trên:

+ Chiến lược kinh doanh có liên hệ chặt chẽ và mang tính quyết định đối với việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro

+ Mối liên hệ chặt chẽ và có sự thay đổi mang tính dài hạn do mô hình quản trị rủi ro không thể thay đổi trong ngắn hạn kịp thời trong trường hợp chiến lược kinh doanh thay đổi quá nhanh.

+ Chiến lược kinh doanh cũng bị tác động bởi năng lực triển khai mô hình quản trị rủi ro. Ví dụ: chiến lược tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần cho vay nhanh chóng cần mô hình quản trị rủi ro có tính linh hoạt và dễ điều chỉnh.



- Ông/Bà cho biết mô hình quản trị rủi ro đang được CTTC áp dụng hiện nay? NHTM mẹ có vai trò thế nào trong việc hỗ trợ các CTTC triển khai mô hình quản trị rủi ro?

Kết quả phỏng vấn: dưới đây là một số ý kiến của các đáp viên đối với câu hỏi trên:

+ Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ chuyển giao mô hình, nhân sự, nền tảng quản trị sang CTTC thực thuộc.

+ Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ phái cán bộ chủ chốt và nhiều kinh nghiệm về QTRR sang CTTC trực thuộc, chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng hệ thống QTRR, kinh nghiệm xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng nội bộ...

+ Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ chia sẻ về nhân sự /công nghệ về cả mảng QTRR và IT.

Kết luận chung: Mô hình đang được các CTTC trực thuộc áp dụng là Mô hình quản trị rủi ro tập trung. NHTM mẹ hỗ trợ về phương pháp, kinh nghiệm xây dựng mô hình, nhân sự QTRR, nhân sự IT, công nghệ áp dụng.

4. Chuyên môn về nhân sự

- Theo Ông/Bà, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc của CTTC có mức bình quân bao nhiêu? Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao có phải đặc thù của CTTC không?

Kết quả phỏng vấn:

+ 1/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức trên 25%

+ 1/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức trên 40%

+ 6/8 đáp viên: tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở mức 30%-40%

+ 8/8 đáp viên cho biết tỷ lệ nghỉ việc cao là đặc thù của CTTC.

Kết luận chung: theo kết quả phỏng vấn và nhận định/hiểu biết của tác giả, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc của CTTC dao dộng trong khoảng 30%-40%.

- Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây phản ánh lý do nghỉ việc của cán bộ CTTC: Lương thấp, thiếu cơ hội thăng tiến, không được đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao việc chưa rõ.

Kết quả phỏng vấn: 8/8 đáp viên đều cho rằng các nguyên nhân Lương thấp, thiếu cơ hội thăng tiến, không được đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao việc chưa rõ đều là nguyên nhân nghỉ việc của cán bộ CTTC.

- Theo Ông/Bà các nguyên nhân nào sau đây giúp tạo sự gắn bó và trung thành của cán bộ CTTC: Văn hóa công ty rõ nét, Giao KPI rõ ràng và đánh giá chuẩn xác, Chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực làm việc và gắn bó.



Kết quả phỏng vấn: 8/8 đáp viên đều cho rằng các các yếu tố Văn hóa công ty rõ nét, Giao KPI rõ ràng và đánh giá chuẩn xác, Chính sách đãi ngộ tốt tạo động lực làm việc và gắn bó đều sẽ giúp cán bộ CTTC gắn bó và trung thành với Công ty.

- Theo Ông/Bà, các hình thức nào được công ty lựa chọn để đảm bảo nhân viên tuân thủ theo quy định nội bộ của CTTC và của nhà nước?

Kết quả phỏng vấn:

+ 6/8 đáp viên: Bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động.

+ 2/8 đáp viên: Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp, nội quy lao động

5. Chuyên môn về công nghệ thông tin

- Hiện tại CTTC đang ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các công đoạn nào của kiểm soát nội bộ, các khâu nào của quy trình tín dụng?

- Kết quả phỏng vấn: các khâu đang áp dụng AI do các đáp viên cho biết như sau:

+ Tư vấn thông tin khoản vay: CTTC cung cấp phần mềm trả lời tự động chatbot cho các KH quan tâm tới sản phẩm và đặt câu hỏi trên chatbot

+ Thu thập hồ sơ khoản vay: scan các giấy tờ cá nhân bằng công nghệ OCR

+ Thẩm định và phê duyệt khoản vay: tự động sàng lọc các hồ sơ không đủ điều kiện, tự động phê duyệt các khoản vay.

+ Giải ngân: đối chiếu văn kiện tín dụng với thông báo phê duyệt

+ Thu nợ: nhắc nợ tự động, cảnh báo nợ đến hạn qua email/sms.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022