Xây Dựng, Hoàn Thiện Các Hệ Thống Cần Thiết Để Đảm Bảo An Ninh Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng


+ Xác định phương án cơ cấu nợ: Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì NHTMCP BIDV nên thực hiện cơ cấu lại. Để thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi ngân hàng NHTMCP BIDV phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, NHTMCP BIDV cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:

+ Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm, NHTMCP BIDV nên:


Tìm các khách hàng có khả năng về tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản bảo đảm khả năng trả nợ.

Ngân hàng cũng có thể rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn.

Phối hợp cùng các Bộ, Ban, Ngành cho tiến hành thanh lý, phát mại các tài sản bảo đảm cho vay theo chỉ định để thu hồi vốn.

Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không NHTMCP BIDV sẽ tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

+ Đối với khoản vay không có bảo đảm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Trong trường hợp này, NHTMCP BIDV cần phải kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng - lĩnh vực chủ yếu của NHTMCP BIDV, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 11


Tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay.

Đối với khách hàng cá nhân: NHTMCP BIDV cần kết hợp cùng cơ quan công tác, gia đình của khách hàng để vận động thu xếp nguồn trả nợ.

- Biện pháp khởi kiện toà án:


Hiện nay, trong quan hệ kinh tế ở Việt Nam, việc khởi kiện ra toà chưa thành thói quen đối với mọi người, trong khi trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế thông qua toà án kinh tế. Việc NHTMCP BIDV khởi kiện ra toà sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra, NHTMCP BIDV cũng cần lưu ý rằng việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ ngân hàng, không được tiết lộ cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tượng khách hàng biết chây ỳ, không trả.

5.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

5.2.1. Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng


Giám sát tài chính tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Tổ chức hệ thống giám sát; Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; Quyền lực của cơ quan giám sát; Chi phí giám sát. Để hoàn thiện, quy chuẩn cách thức giám sát Ngân hàng thúc đẩy thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, NHNN cần thực hiện:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ Trung Ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;


Tiếp tục công tác ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, cũng như việc tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm;

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD;

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

5.2.2. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an ninh hoạt động tín dụng ngân hàng

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM;

- Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin.

- Nâng cao tiêu chí trong hệ thống cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.


- Tiếp tục thực hiện một cách quyết đoán và kiên định các hình thức sắp xếp lại, đóng cửa, hợp nhất, sáp nhập hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTM Quốc doanh đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm phân tán rủi ro.

- Các TCTD cần được đánh giá, xếp hạng chất lượng hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn cao theo thông lệ quốc tế và phù hợp nhu cầu quản lý của NHNN. Trên cơ sở đánh giá, xếp hạng cho từng tổ chức tín dụng, NHNN cần tăng cường công tác giám sát tính tuân thủ, phân loại và xếp loại rủi ro.

- Ngoài ra, cần thiết lập và củng cố hệ thống các quỹ liên quan bảo đảm an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng như Dự trữ bắt buộc; Bảo hiểm tiền gửi và trích lập dự phòng rủi ro.

- Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại tín phiếu, trái phiếu của NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro như repo đảo ngược, future, option...

5.2.3. Hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nước nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng

- Một là, NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng.

- Hai là, dựa trên các thiết chế của Nhà nước, NHNN phải có những quy định bắt buộc các NHTM phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về đảm bảo an toàn .. nhằm góp phần giúp các ngân hàng kiểm soát RRTD một cách tốt hơn


- Ba là, NHNN cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cường phối hợp với Nhà nước trong việc ban hành các định chế phù hợp nhất đối với việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bốn là, NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu các NHTM như theo kế hoạch đã đề ra.


PHẦN KẾT LUẬN


Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều mà các NHTM luôn phải đối mặt. RRTD làm hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng, làm giảm lợi nhuận và tác động trực tiếp tới khả năng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, để giảm thiểu RRTD trong hoạt động ngân hàng và giúp ngân hàng phát triển bền vững, ngân hàng cần có chính sách QTRRTD thật tốt.. Chính bởi vậy, ứng dụng một phương pháp đo lường rủi ro tín dụng có độ chính xác cao hơn và xây dựng một quy trình QTRRTD theo hiệp ước Basel II là một vấn đề hết sức quan trọng, mang tính cốt yếu trong chiến lược hoạt động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như các NHTM Việt Nam hiện nay.

Bài nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra như sau:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã phân tích được quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của BIDV theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.

Thứ hai, bài nghiên cứu đã đưa ra được những khó khăn sẽ gặp phải khi BIDV tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn thiếu sót là chưa xây dựng được mô hình áp dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của BIDV.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


Bessis, Joel. 2011. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển và Nguyễn Thanh Huyền, 2012. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

Cấn Văn Lực, 2013. Quản trị rủi ro tại NHTM Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp. Hội thảo Quản trị rủi ro 2013. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội, tháng 09 năm 2013.

Huỳnh Minh Triết, 2010. Quản trị rủi ro. <http://www.tailieu.tv/tai-lieu/bai- giang-quan-tri-rui-ro-tong-quan-ve-quan-tri-rui-ro-22444/> [ngày truy cập: 02 tháng 05 năm 2017].

Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng & Lê Nguyễn Minh Phương, 2015. Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có và rủi ro của ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 25, trang 54.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Hiệp ước vốn Basel.

<http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162524865&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=5253480167428626#%40%3F_afrLoop%3D5253480167428626%26centerWidth%3D80%2525%26dDocNa


me%3DCNTHWEBAP01162524865%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D27akawhe2_9/> [ngày truy cập: 05 tháng 05 năm 2017].

Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Phan Thanh Hiền, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Kon Tum. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh


Basel Committee on Banking Supervision, 2005. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards A Revised Framework. [pdf] Switzerland: Bank for International Settlements,.

Terry, Chris, 2009. The new Basel Capital Accord: A major advance at a turbulent time. Agenda: A Journal of Policy Analysis and Reform, 16: 26-36.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022