Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 2


Biểu đồ 2.1

Phân loại rủi ro tín dụng

Biểu đồ 2.2

Cấu trúc của hiệp ước Basel II

Biểu đồ 3.1

Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2010-

2016

Biểu đồ 3.2

Quy trình cấp tín dụng của BIDV

Biểu đồ 3.3

Tình hình hoạt động cho vay của BIDV giai đoạn 2010-2016

Biểu đồ 3.4

Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng TCKT

Biểu đồ 3.5

Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 2


Bảng 2.1

Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s

Bảng 2.2

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.3

Trọng số rủi ro theo loại tài sản

Bảng 2.4

Trọng số rủi ro các khoản tín dụng

Bảng 2.5

Trọng số rủi ro của tín dụng dự án, tài sản hữu hình, mua hang, bất động sản sinh lời

Bảng 2.6

Trọng số rủi ro đối với tín dụng bất động sản thương mại có tỷ lệ biến động cao

Bảng 2.7

Cấp độ theo dõi tương ứng với đánh giá tín dụng độc lập

Bảng 2.8

Lộ trình áp dụng hiệp ước Basel II tại các nước trong khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương

Bảng 3.1

Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2010-2016

Bảng 3.2

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2016

Bảng 3.3

Cơ cấu cho vay của BIDV giai đoạn từ năm 2010-2016

Bảng 3.4

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Bảng 3.5

Cơ chế phân loại nợ dựa trên xếp hạng khách hàng TCKT

Bảng 3.6

Cơ chế phân loại nợ dựa trên xếp hạng khách hàng cá nhân

Bảng 3.7

Phân loại nợ theo nhóm của BIDV giai đoạn từ năm 2010-2016

Bảng 4.1

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của BIDV năm giai đoạn 2010-2016

Bảng 4.2

Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của BIDV giai đoạn 2010-2016

Bảng 4.3

Tỷ lệ phân loại nợ theo nhóm của BIDV giai đoạn từ năm 2010-2016


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cùng với sự sụp đổ của một số hệ thống ngân hàng trên thế giới mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự rủi ro của các khoản vay không đủ tiêu chuẩn, vấn đề được các NHTW quan tâm nhất là quản lý rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng. Một trong những mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện tại đang được các NHTW trên thế giới sử dụng là Hiệp ước vốn Basel.

Trước cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2008 các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro trong ngân hàng mình. Sau cuộc khủng hoảng vào năm 2008 bắt đầu do sự sụp đổ của một số định chế tài chính lớn tại Mỹ dẫn đến sự ra đời của Hiệp ước Basel III, một số ngân hàng hàng đầu thế giới đã và đang áp dụng hiệp ước Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng. Đặt lại vấn đề ở Việt Nam, sau khi hệ thống ngân hàng được cải cách đến nay, NHNN chỉ mới ban hành một số thông tư, văn bản áp dụng một số chỉ tiêu của hiệp ước Basel I vào quản trị rủi ro tín dụng. Sau khi hệ thống ngân hàng suy yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nền kinh tế trong nước bất ổn, dựa trên khả năng và thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN bắt đầu xây dựng một lộ trình áp dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại, bước ban đầu chỉ cho áp dụng thí điểm tại 10 ngân hàng TMCP Việt Nam bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank… Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện tại, sau khi áp dụng hiệp ước Basel II sẽ có những thay đổi như thế nào. Để đánh giá được vấn đề đó tác giả chọn thực hiện đề tài “Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm đánh giá khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng cũng như chỉ ra những vấn đề có thể xảy ra khi ngân hàng áp dụng hiệp ước Basel II từ


đó đưa ra các kiến nghị nhằm giúp ngân hàng nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu chuẩn mực của Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro tín dụng.

Phân tích, đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt về quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV theo hiệp ước Basel II.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Bộ tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II đối với quản trị rủi ro tín dụng như thế nào?

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II vào QTRRTD tại BIDV

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đánh giá QTRRTD tại BIDV theo hiệp ước Basel II

Phạm vi thời gian: từ năm 2010-2016

Hiệp ước Basel II có rất nhiều các quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy trình giám sát hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên giới hạn bài nghiên cứu này chỉ liên quan đến các chuẩn mực về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

1.5. Kết cấu luận văn

Luận văn được chia làm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Tổng quan lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và Hiệp ước Basel II

Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương 4: Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV theo hiệp ước Basel II


Chương 5: Kiến nghị và giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp định tính, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích. Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các số liệu thứ cấp nhằm phân tích và đánh giá một cách khách quan một vấn đề được đề cập. Số liệu sẽ được thu thập thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng.

1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu


Căn cứ vào phân tích các chỉ số trong quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tạo cơ sở xây dựng mô hình áp dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV.

Căn cứ vào các phân tích, chỉ ra được các điểm cần chú ý khi áp dụng Hiệp ước Basel II vào trong quản trị rủi ro tại ngân hàng, từ đó đưa ra các khắc phục để áp dụng mô hình một cách hiệu quả, phù hợp với cấu trúc ngân hàng BIDV.


CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II

2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro và nhất là rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để đề phòng, giảm thiểu và xử lý rủi ro tín dụng khi nó xảy ra, chúng ta cần xác định rõ khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng.

2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng


“Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ” (Bessis, 2011, trang 42).

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (Nguyễn Văn Tiến, 2010).

Một khái niệm khác về rủi ro tín dụng chỉ ra rằng rủi ro tín dụng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút hiệu quả hoạt động kinh doanh, thậm chí dẫn đến nguy cơ đổ vỡ, phá sản của một ngân hàng (Phan Thanh Hiền, 2011).

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN định nghĩa RRTD là “khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết”.

Nhìn chung các khái niệm về RRTD đều muốn nói đến khả năng vi phạm nghĩa vụ trả nợ từ phía khách hàng đối với ngân hàng. Như vậy RRTD là rủi ro phát sinh khi khách hàng mất khả năng chi trả nợ vay. Rủi ro này xảy ra do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan từ phía NH lẫn khách hàng.

2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng


Theo nguồn gốc phát sinh, RRTD bao gồm hai nhóm chính là RR giao dịch và RR danh mục theo sơ đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng



Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro danh mục

Rủi ro lựa chọn

Rủi ro nội tại

Rủi ro đảm bảo

Rủi ro tập trung

Rủi ro nghiệp vụ

(Nguồn Nguyễn Minh Kiều: Quản trị rủi ro tài chính)

Rủi ro giao dịch (Transaction): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức tín dụng trên giá trị của tài sản đảm bảo.

Rủi ro nghiệp vụ: là loại rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động tín dụng như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.


Rủi ro danh mục (portfolio): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, được chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại: xuất phát những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Có thể nói RR nội tại có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng vay vốn.

Rủi ro tập trung: là loại RR xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục cho vay của NH, đi ngược lại nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh tiền tệ (Bùi Diệu Anh, 2010).

2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng


Các NH xem việc chấp nhận rủi ro là cần thiết, bởi doanh thu đến từ việc chấp nhận rủi ro và việc chấp nhận rủi ro sẽ được tính vào lãi suất và lợi nhuận đầu tư.

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro (Huỳnh Minh Triết, 2010). QTRR là một quá trình chấp nhận các rủi ro đã được tính toán chứ không phải né tránh rủi ro.

Cả hai loại RRTD được nêu ra ở trên là RR giao dịch và RR danh mục đều xảy ra trong quá trình giao dịch và cho vay của ngân hàng. Vì vậy để giảm thiểu và đo lường RRTD đối với ngân hàng, NH cần áp dụng QTRR vào quy trình tín dụng của mình.

Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và giảm thấp nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

2.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí