DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mong muốn của khách hàng đối với nhân viên 71
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình 37
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2012 - 2016 39
Bảng 2.3. Trình độ kiến thức QLNN của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2012 – 2016 40
Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2012 – 2016 41
Bảng 2.5. Trình độ tin học của viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình năm 2012 - 2016 42
Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ của viên chức các phòng nghiệp vụ 43
tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình năm 2012 - 2016 43
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình - 1
- Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình - 3
- Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình - 4
- Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình - 5
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Bảng 2.7. Tổng hợp phân loại, đánh giá viên chức các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh NHPT Quảng Bình năm 2016 45
Bảng 2.8. Viên chức tự đánh giá các kỹ năng trong công việc 56
Bảng 2.9. Đánh giá các kỹ năng của viên chức trong công việc 58
Bảng 2.10. Đánh giá các kỹ năng của viên chức trong công việc 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kết quả đánh giá của viên chức về số lượng viên chức so với khối lượng công việc tại các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh NHPT Quảng Bình
hiện nay 48
Biểu đồ 2.2 Kết quả đánh giá của viên chức về phân tích công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức để bố trí từng vị trí cho viên chức tại các phòng nghiệp vụ Chi nhánh NHPT Quảng Bình hiện nay 48
Biểu đồ 2.3 Kết quả đánh giá của viên chức về phân công, bố trí công việc tại các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh NHPT Quảng Bình hiện nay 50
Biểu đồ 2.4 Kết quả đánh giá của viên chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực viên chức trong các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh NHPT Quảng Bình 57
Biểu đồ 2.5 Kết quả đánh giá của viên chức về công tác bổ nhiệm CB, VC lãnh đạo, quản lý so với phẩm chất, năng lực viên chức trong các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh NHPT Quảng Bình 58
Biểu đồ 2.6 Kết quả đánh giá của viên chức về thực hiện công tác đánh giá viên chức trong các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh NHPTQuảng Bình hiện nay53
Biểu đồ 2.7 Kết quả đánh giá của viên chức về việc đảm bảo các điều kiện vật chất trong các phòng nghiệp vụ thuộc Chi nhánh NHPT Quảng Bình hiện nay 54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cải cách nền hành chính NN ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới theo chiều sâu nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, xây dựng NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trọng tâm của cải cách nền hành chính NN là xây dựng CB, VC với đầy đủ phẩm chất và năng lực tương xứng, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Trong bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam, CB, VC luôn là vấn đề trọng yếu, giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, chính quyền và của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, CB, VC vừa là đối tượng, vừa là thước đo của quá trình đổi mới và tiến trình CCHC; là lực lượng trực tiếp vận hành, quyết định hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính NN.
Sinh thời, khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Theo quan điểm của Người, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn. Vì vậy, trong mọi công việc, không có cán bộ thì không thể làm được gì. Đồng thời, Bác cũng cho rằng “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Xây dựng và phát triển cán bộ của nền hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược xây dựng nguồn nhân lực của Đảng và NN ta trong thời kỳ đổi mới. Quan điểm của Đại hội XI là “xây dựng cán bộ trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”. Một trong những trọng tâm của CCHC trong Chương trình tổng thể CCHC NN giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ là cải cách chế độ công
việc, viên chức, xây dựng cán bộ với đầy đủ phẩm chất và năng lực tương xứng.
Yêu cầu của tiến trình xây dựng NN pháp quyền và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy NN càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển cán bộ tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế trí thức, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy nội lực nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương IV khóa XI thì công tác xây dựng cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ để gánh vác trọng trách xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết.
Hệ thống NHPT Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý cho vay TDĐT và TDXK của NN. Hoạt động của NHPT không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng đảm bảo sử dụng vốn an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của đất nước. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm là nâng cao năng lực CB, VC đang làm việc tại NHPT Việt Nam.
Chi nhánh NHPT Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ TDĐT và TDXK của NN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua đã thực hiện cho vay các dự án đầu tư, nhiều dự án đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định dự án cho thấy chất lượng thẩm định tài chính còn thấp so với mục tiêu, bộc lộ những bất cập, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả đầu tư, trong quá trình cho vay và thu nợ, xem xét đánh giá tình hình tài chính của Chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến kết quả thu nợ thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ lớn trong
những năm gần đây. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa chất lượng hoạt động tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, việc nâng cao năng lực viên chức tại Chi nhánh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà NHPT và tỉnh Quảng Bình giao phó là hết sức quan trọng và cần thiết.
Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu:“Đánh giá năng lực viên chức tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Có thể nói rằng, năng lực cán bộ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, do đó nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Quảng Bình nói riêng thì phải phát huy hơn nữa năng lực viên chức, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, đã có một số công trình khoa học được công bố có liên quan như sau:
- “Nâng sao hiệu quả sử dụng vốn TDĐT của NN tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình” của tác giả Võ Tiến Dũng (2006), Đại học kinh tế - Đại học Huế.
Đề tài đã đánh giá tình hình quản lý, cho vay vốn TDĐT của NN trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, thu hồi nợ tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, trong đó cũng đã phân tích yếu tố con người tác động đến hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên chưa phân tích sâu về thời gian, hiện nay quy mô hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã thay đổi.
- “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” của tác giả Lê Quang (2015), Học viện Hành Chính Quốc gia.
Đề tài đánh giá quá trình thẩm định dự án, chất lượng thẩm định tài chính tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, đề tài cũng đề cập đến yếu tố con
người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, song đề tài cũng chưa đánh giá sâu năng lực viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình.
- “Làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của VDB gia đoạn hiện nay?”. Tạp chí Hỗ trợ phát triển (Tháng 3/2016) của tác giả Lê Bá Luyện thuộc Chi nhánh NHPT khu vực Hải Dương
– Hưng Yên.
Bài viết đã đề cập, nâng cao nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển KTXH nói chung và NHPT nói riêng, đánh giá được những tồn tại trong phía cạnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực của NHPT từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- “Hạn chế rủi ro từ yếu tố con người trong hoạt động tín dụng ngân hàng”. Tạp chí Hỗ trợ phát triển (Tháng 7/2016) của tác giả Trương Thị Tố Nữ thuộc Chi nhánh NHPT khu vực Cần Thơ.
Bài viết đề cập đến những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng từ nhân tố con người và đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa những rủi ro trên.
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Thảo (năm 2014) tại Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- “Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Hồng Tín (năm 2015), Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ.
- “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại UBND huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Hoàng Anh (năm 2012), Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng.
Các đề tài trên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá về năng lực cán bộ, viên chức, tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá năng lực viên chức của Chi nhánh NHPT Quảng Bình cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức tại hệ thống NHPT.
Vì vậy tác giả nhận thấy đề tài này vẫn mang tính thời sự và cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng cán bộ viên chức công tác tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, đây là đề tài không trùng lặp và là công trình khoa học độc lập của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực, năng lực viên chức, phân tích thực trạng năng lực viên chức, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và tìm hiểu một số vấn đề lý luận về viên chức, năng lực viên chức tại hệ thống NHPT.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực viên chức Chi nhánh NHPT Quảng Bình và tìm ra nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá năng lực viên chức công tác tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2012-2016; các giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiếp cận lịch sử, hệ thống để đưa ra các kết luận nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp, logic, phân tích, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu để phân tích và xử lý số liệu. Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để có đánh giá sâu hơn, thực tế hơn về năng lực viên chức tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình, từ ngày 02/12/2016 đến ngày 15/01/2017, tác giả đã thực hiện 3 cuộc khảo sát về năng lực viên chức tại Chi nhánh (1 khảo sát đối tượng lấy phiếu khảo sát là các doanh nghiệp có giao dịch với Chi nhánh; 1 khảo sát đối tượng lấy phiếu là toàn thể cán bộ, viên chức công tác tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình; 1 khảo sát đối tượng lấy phiếu là Ban giám đốc và các trưởng/phó phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình)
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp tổng kết, đánh giá thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận của luận văn:
Luận văn khái quát và tổng kết, đồng thời làm rõ thêm cơ sở lý luận về