Sự Phân Phối Của Mẫu Trong Tiêu Chí Về Thái Độ Tự Học


Có 11,05 % SV đạt ở mức 3 tức là đã có sự chủ động trong việc tự học, thấy được việc tự học là nhu cầu tự thân và có được một mục tiêu học tập phù hợp nhằm chiếm lĩnh được tri thức khoa học tuy nhiên những sinh viên này chưa hình thành được thói quen tự học theo kế hoạch, nhiều khi bỏ kế hoạch tự học mà bản thân đã xây dựng. Phỏng vấn sâu 1 bạn sinh viên năm 3 cho biết “Cho đến thời điểm hiện tại, là sinh viên năm thứ 3 tôi vẫn tự học theo cảm hứng nhiều hơn là học theo kế hoạch. Việc thực hiện tự học theo kế hoạch thường áp dụng khi sắp tới kì thi(Nam, SV năm 3, Khoa Toán)

Kết quả khảo sát cho thấy có 29,13% số SV có được mức độ phù hợp về thái độ tự học ở mức 4, những sinh viên này đã có được thái độ học tập đúng đắn xác định được mục tiêu của việc tự học là chiếm lĩnh tri thức khoa học và đã xây dựng và từng bước thực hiện các kế hoạch đã đặt ra tuy nhiên những sinh viên này còn có những hạn chế như việc tự học mới chỉ tập trung vào việc đọc lại giáo trình, giải quyết các vấn đề giáo viên đề ra mà vẫn chưa mở rộng và đào sâu được những tri thức. Chỉ có 13,16% sinh viên đạt mức độ nhận thức ở mức 5, ở mức này sinh viên đã có những thái độ rất tích cực đối với việc tự học, xác định được mục tiêu tích cực cho việc học, xây dựng cho bản thân được một kế hoạch tự học và quyết tâm để thực hiện được kế hoạch đó. Phỏng vấn sâu một sinh viên cho biết việc tự học của SV này : “Mỗi ngày mới, tôi đều thức dậy tập thể dục và làm theo những kế hoạch đã lập ra. Tôi khám phá thế giới với những câu hỏi mà mình thấy hứng thú và những bài tập trên lớp, những kiến thức cùng với những kĩ năng cần thiết cho công việc tương lai của mình(Nam, SV năm 3, khoa Ngữ văn).

Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy mức độ tích cực của thái độ tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm ở mức trung bình khá. Tác giả tiếp tục phân tích mức độ tích cực về thái độ tự học này giữa các khoa để xem có tồn tại sự khác nhau giữa các SV ở các khoa khác nhau. Để thực hiện kiểm định này tác giả đã phân tích sự phân bố của mẫu, xem xét mẫu có phân bố chuẩn hay không để sử dụng phương pháp kiểm định phù hợp.


Kiểm tra tính chuẩn trong phân phối mẫu bằng thủ tục frequency. Kết quả cho thấy giá trị Mean và Median bằng nhau đều bằng 33,00, độ xiên Skewness bằng 0,536 (độ xiên dao động từ -1 đến +1) do đó có thể kết luận phân phối này xấp xỉ phân phối chuẩn.

Hình 3 2 1 Sự phân phối của mẫu trong tiêu chí về thái độ tự học Để so 1

Hình 3.2.1. Sự phân phối của mẫu trong tiêu chí về thái độ tự học

Để so sánh về mức độ tích cực về thái độ học tập của SV ở các khóa khác nhau (SV năm 1, SV năm 2 và SV năm 3), tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA); kết quả phân tích như sau:

Kiểm định phương sai cho kết quả mức ý nghĩa = 0,396 > 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá “mức độ phù hợp của thái độ học tập của sinh viên” giữa SV của 3 khóa học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.

Bảng 3.2.3. Bảng phân tích ANOVA


Tổng bình

phương

Bậc tự do

Trung bình bình

phương

F

Mức ý nghĩa

Giữa các nhóm

46,309

2

23,155

,837

,053

Trong nhóm


23449,691


848


27,653



Tổng


23496,000


850




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát bằng 0.053 cho thấy không có sự khác biệt về thái độ tự học giữa các SV năm thứ nhất, năm thứ 2 và năm thứ 3. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó có thể khẳng định quá trình học ở Trường ĐHSP Đà Nẵng đã không đóng góp gì cho việc nâng cao thái độ tự học của sinh viên.

Kiểm định xem có mối quan hệ nào giữa kết quả học tập và thái độ tự học của sinh viên hay không. Đặt giả thuyết H0 là không có mối quan hệ giữa kết quả học tập với thái độ tự học của sinh viên.

Bảng 3.2.4. Bảng phân tích tương quan Pearson



Điểm trung bình

Thái độ tự học


Điểm trung bình

Tương quan Pearson

1

,712**

Mức ý nghĩa (2 chiều)


,000

Số quan sát

851

851


Thái độ tự học

Tương quan Pearson

,712**

1

Mức ý nghĩa (2 chiều)

,000


Số quan sát

851

851

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 chiều).

Kết quả kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson) cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ theo chiều thuận giữa 2 biến là “Điểm trung bình” và “Thái độ tự học” (r = 0,712). Như vậy có thể kết luận những sinh viên có thái độ học tập tốt thì cũng sẽ có kết quả học tập cao và ngược lại. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở các trường học hiện nay.

3.3. Năng lực tự học của sinh viên biểu hiện qua mức độ thực hiện các kĩ năng

tự học của sinh viên

Kĩ năng tự học là nhân tố quan trọng nhất trong năng lực tự học của sinh viên. Để tự học có hiệu quả thì ngoài nhận thức, thái độ thì kĩ năng tự học là nhân tố đảm bảo sự thành công trong quá trình tự học của mỗi sinh viên. Kĩ năng tự học bao gồm nhiều kĩ năng như kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học, kĩ năng lựa chọn tài liệu, kĩ năng lựa chọn hình thức tự học, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn, kĩ năng trao đổi và phổ biến thông tin và kĩ năng kiểm tra, đánh giá.


Trên cơ sở phân tích nội dung của từng kĩ năng trên và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là sinh viên các ngành sư phạm, tác giả đã lựa chọn 7 kĩ năng tự học để phân tích nhằm đánh giá năng lực tự học của sinh viên. Thứ nhất là kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập, thứ 2 là kĩ năng đọc sách, tài liệu chuyên môn, thứ 3 là kĩ năng nghe giảng, thứ 4 là kĩ năng ghi bài giảng, thứ 5 là kĩ năng làm việc nhóm, thứ 6 là kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thứ 7 là kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của bản thân người học.

Mỗi kĩ năng này gồm nhiều chỉ báo cụ thể. Các chỉ báo đều có mối quan hệ với nhau. Để có một kĩ năng nào đó đạt mức tốt thì các chỉ báo phải đạt mức tốt. Điểm đánh giá cho một kĩ năng được dựa trên tổng điểm của tất cả các chỉ báo của kĩ năng đó.

3.3.1. Mức độ thực hiện kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên

Xây dựng được bản kế hoạch tự học hợp lí là kĩ năng quan trọng đối với mỗi sinh viên. Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi và trong bản kế hoạch này cũng cần phải dự trù các phương án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất về thời gian, yêu cầu chung ...

Để đánh giá kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập của SV, tác giả đã sử dụng 7 chỉ báo là những công việc cần phải thực hiện để xây dựng một kế hoạch tự học hợp lí, những chỉ báo có cụ thể là: xem xét tổng thể các công việc cần làm; xem xét và tìm hiểu kỹ chương trình học; xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của môn học; xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của bài học; thảo luận với bạn bè để có các bước thực hiện chính xác; thực hiện kế hoạch cho cả môn học; thực hiện kế hoạch cho từng bài học.

Điểm của kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên dao động từ 7 đến 35 điểm với mức tối thiểu là 7 điểm và tối đa là 35 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập đạt ở mức khá thấp với giá trị trung bình chỉ đạt 14,53 điểm, độ phân tán của mẫu không lớn khi độ lệch chuẩn chỉ là 2,87. Giá trị trung vị (14,50) xấp xỉ bằng giá trị trung bình và độ xiên Skewness bằng 0,136 gần bằng 0 cho thấy đây là một phân phối chuẩn.


Bảng 3.3.1.1. Bảng mô tả kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học


N

Số người trả lời

816

Số lượng khuyết

35

Giá trị trung bình

14,53

Trung vị

14,50

Đô lệch chuẩn

2,87

Độ xiên của phân phối

0,136

Qua trao đổi với các bạn sinh viên cũng thấy rò điều này. SV đã có ý thức tự học, đã xây dựng kế hoạch tự học nhưng đa số lại không thực hiện được theo kế hoạch đó. Khi tác giả đặt câu hỏi “Bạn có xây dựng kế hoạch cho việc học tập của bạn hay không và bạn thực hiện kế hoạch đó như thế nào?” thì đa số các câu trả lời là có xây dựng nhưng rồi không thực hiện được theo kế hoạch. Nguyên nhân không thực hiện được kế hoạch theo các bạn là do cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Một nam sinh viên khoa Tâm lý giáo dục cho biết “Em cũng đã xây dựng kế hoạch học tập nhưng vì gia đình khó khăn nên em đi làm thêm để phụ giúp gia đình, mà anh biết rồi việc làm thêm thì thường không ổn định nên nó làm xáo trộn kế hoạch học tập mà em đã xây dựng”. Một nữ sinh viên năm 2 khoa Toán khi được phỏng vấn sâu cho biết “Kế hoạch tự học có xây cũng không thực hiện được, em đang học thì người yêu em đến gọi đi chơi thế là em đi luôn, coi như kế hoạch ngày hôm đó là bỏ, mà theo em biết thì cũng không ít bạn cũng giống như em”. Việc xây dựng kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi nhưng khi tác giả hỏi về việc “Các bạn dựa trên cơ sở nào để xây dựng kế hoạch tự học?” thì nhận được nhiều câu trả lời là “xây dựng theo kiểu là vạch ra các mốc thời gian theo cảm tính hoặc dựa vào số môn học có trong học kỳ đó”. Chỉ có rất ít bạn đầu tư thời gian và công sức nhằm xây dựng một kế hoạch tự học có hiệu quả. Một kế hoạch tự học hiệu quả cần phải được xây dựng theo một quy trình từ việc xem xét tổng thể các công việc cần làm, đến việc tìm hiểu kĩ về chương trình học, kế hoạch và mục tiêu của từng môn học, từng bài học từ đó mới xây dựng được những mốc thời gian hợp lý và phù hợp với từng hoạt động cụ thể từ đó mới tạo ra được một bản kế hoạch tự học mang tính hợp lý và khoa học.


Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên về kĩ năng xây dựng kế hoạch cũng cho thấy kĩ năng này của sinh viên còn nhiều hạn chế. Một GV cho biết “Nhiều sinh viên của Trường không lập kế hoạch tự học. Không ít sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở đại học khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở đại học là một điều quan trọng mà sinh viên chưa chú ý đúng mức. Hệ quả là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng” (Giảng viên, khoa Tâm lý giáo dục). Qua trao đổi với 20 giảng viên ở 10 khoa trong Trường, tác giả đều nhận được một ý kiến đồng nhất là việc xây dựng kế hoạch hợp lý, kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của sinh viên Trường ĐHSP Đà Nẵng còn là một hạn chế lớn. Các GV được phỏng vấn cũng cho biết hiện nay, trong chương trình đào tạo của Trường, phương pháp xây dựng kế hoạch học tập đã đưa vào trong học phần Giáo dục học 1 (dạy trong học kỳ 2 năm thứ nhất), Giáo dục học 2 (dạy trong học kỳ 1 năm thứ hai), Phương pháp giảng dạy cụ thể từng bộ môn cụ thể (dạy trong học kỳ 1 năm thứ 3) và đã lồng ghép vào một số học phần khác trong quá trình giảng dạy như học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học; tuy nhiên nội dung này dường như không được sinh viên quan tâm, học xong rồi lại để đó không áp dụng vào trong thực tiễn.

Kết quả thống kê trong Bảng 3.3.1.2 cho thấy không có sự khác biệt trong

mức độ thực hiện từng kĩ năng hình thành nên kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập.

Bảng 3.3.1.2. Điểm trung bình của các nhân tố


Nhân tố

Điểm

TB

Độ lệch

chuẩn

KHTH1. Xem xét tổng thể các công việc cần làm

2,15

0,628

KHTH2. Xem xét và tìm hiểu kỹ chương trình học

2,34

0,656

KHTH3. Xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của môn

học

2,41

0,688

KHTH4. Xem xét lại kế hoạch, mục tiêu chung của bài học

2,36

0,651

KHTH5. Thảo luận với bạn bè để có các bước thực hiện

chính xác

2,69

0,884

KHTH6. Thực hiện kế hoạch cho cả môn học

2,54

0,781

KHTH7. Thực hiện kế hoạch cho từng bài học

2,49

0,768


Điểm số trung bình cho từng nhân tố trong kĩ năng này dao động trong khoảng từ 2,15 đến 2,69 và đều được đánh giá ở mức thấp. Không có thành tố nào nổi trội hơn so với các thành tố khác.

Qua những kết quả phân tích ở trên có thể rút ra kết luận là mức độ thực hiện kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học của SV Trường ĐHSP Đà Nẵng đạt ở mức thấp và thấp đều ở các yếu tố hình thành nên kĩ năng này.

3.3.2. Mức độ thực hiện kĩ năng đọc sách, tài liệu chuyên môn của sinh viên

Kỹ năng đọc cũng là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng giúp sinh viên học tốt trong môi trường đại học cũng như cuộc sống nghề nghiệp sau này. Đặc biệt là đối với các sinh viên ngành sư phạm bởi nghề nghiệp tương lai của họ sẽ là giảng dạy tại các trường phổ thông thì kĩ năng này lại càng đặc biệt quan trọng.

Mức độ thực hiện kỹ năng đọc sách được thể hiện trên 5 tiểu kĩ năng, đó là: Xác định rò mục đích của việc đọc sách; đọc lướt qua đề mục của tài liệu để xác định hướng sơ bộ cho việc đọc sách; lập dàn ý tóm tắt nội dung sách, ghi chú lại những nội dung quan trọng, cần thiết; hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có; định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc.

Đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng đọc sách của sinh viên sẽ được dựa trên tổng điểm các mức đánh giá cho từng tiểu kĩ năng.

Điểm của kĩ năng đọc sách của sinh viên dao động từ 5 đến 25 điểm với mức tối thiểu là 5 điểm và tối đa là 25 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập đạt ở mức trung bình khá với giá trị trung bình chỉ đạt 12,85 điểm, độ phân tán của mẫu không lớn khi độ lệch chuẩn chỉ là 3,21. Giá trị trung vị (13,00) xấp xỉ bằng giá trị trung bình và độ xiên Skewness bằng 0,457 cho thấy đây xấp xỉ là một phân phối chuẩn.

Biểu đồ 3.3.2.1 thể hiện tính phân phối mẫu của kĩ năng đọc sách:



Biểu đồ 3 3 2 1 Phân phối mẫu kĩ năng đọc sách So sánh mức độ thực hiện 2

Biểu đồ 3.3.2.1. Phân phối mẫu kĩ năng đọc sách

So sánh mức độ thực hiện kĩ năng đọc sách giữa sinh viên ở các khóa khác nhau để xác định xem khả năng đọc sách của sinh viên có sự khác nhau giữa các SV ở các khóa học khác nhau hay không và nếu có sự khác nhau thì sinh viên ở khóa nào (SV năm 1, SV năm 2, SV năm 3) có kĩ năng đọc sách tốt hơn. Để thực hiện việc này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA).

Kết quả kiểm định phương sai cho kết quả mức ý nghĩa = 0,139 > 0,05 có nghĩa là phương sai của sự đánh giá “mức độ thực hiện kĩ năng đọc sách” giữa SV của 3 khóa học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.

Bảng 3.3.2.1. Kết quả phân tích ANOVA


Nhom3.3_KNdocsach



Tổng bình phương


bậc tự do

Trung bình bình phương


F


Mức ý nghĩa

Giữa các nhóm

6,998

2

3,499

,339

,013

Trong các nhóm

8534,941

827

10,320



Tổng số

8541,939

829




Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát = 0,013 cho thấy có sự khác biệt về kĩ năng đọc sách giữa các sinh viên năm thứ nhất, năm thứ 2 và năm thứ 3. Cần xác định xem sự khác nhau giữa các nhóm SV ở các khóa nào có sự khác nhau và khác nhau như thế nào. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích sâu

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí