Các Năng Lực Cần Bồi Dưỡng Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm


trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác [14].

Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan hệ

nhất định nào đó. Cấu trúc của năng lực gồm ba bộ phận cơ bản [28]:

+ Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó;

+ Kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó;

+ Những điều kiện tâm lí để tổ chức và vận dụng tri thức, kỹ năng đó trong

một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rò ràng (ví dụ: tính tích cực).

Nếu tách riêng từng bộ phận, mỗi bộ phận là dạng chuyên biệt của năng lực: năng lực biết (năng lực ở dạng tri thức), năng lực làm (năng lực ở dạng kỹ năng), năng lực biểu cảm (năng lực ở dạng xúc cảm, biểu cảm). Khi kết hợp cả ba bộ phận lại, vẫn là năng lực, nhưng có tính hoàn thiện và khái quát hơn [4].

Năng lực (ability) có thể được hiểu theo nghĩa tâm lí học, tức là chức năng tâm lí, có thể cho phép cá nhân thực hiện hoạt động. Năng lực còn được hiểu theo nghĩa thực hiện được công việc thực sự (competence) [4]. Đối với sinh viên ngành sư phạm, do đặc điểm nghề nghiệp, năng lực thực hiện công việc cần được ưu tiên phát triển trong quá trình đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.3.2. Các năng lực cần bồi dưỡng cho sinh viên ngành sư phạm

1.3.2.1. Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - 4

Năng lực này đòi hỏi sinh viên phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lý luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lý cần phải khơi thông, khám phá, làm sáng rò... Đây là bước khởi đầu của sự nhận thức có tính phê phán đòi hỏi nỗ lực trí tuệ cao. Việc thường xuyên rèn luyện năng lực này tạo cho sinh viên thói quen hoạt động trí tuệ, luôn luôn tích cực khám phá, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau.


1.3.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lý thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều sinh viên thu thập được một khối lượng thông tin phong phú nhưng không biết hệ thống và xử lý như thế nào để làm “loé” ra con đường tiệm cận giả thiết. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn cẩn thận và kiên trì của các giảng viên ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề.

Nếu nói rằng trong dạy học đại học, quan trọng nhất là dạy cho sinh viên cách học, thì trong đó cần coi trọng dạy cho sinh viên kỹ thuật giải quyết vấn đề. Với kỹ thuật này, sinh viên có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình. Nên xem kỹ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho sinh viên phương pháp tự học.

1.3.2.3. Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường,

giải pháp biện pháp...) từ quá trình giải quyết vấn đề

Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có được một khi chính bản thân sinh viên có năng lực này. Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết).

1.3.2.4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức

mới)

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là sinh viên vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận dụng kiến thức.


1.3.2.5. Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Dạy học đề cao vai trò tự chủ của sinh viên (hay tập trung vào người học), đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) sinh viên đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có như vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lý, cái có hiệu quả hơn.

Mặc khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kết luận và áp dụng kết quả của qui trình giải quyết vấn đề đòi hỏi người học phải luôn đánh giá và tự đánh giá. Người học phải biết chính xác mặt mạnh, yếu, cái đúng, sai của mình, của việc mình làm, mới có thể tiếp tục vững bước tiếp trên con đường học tập chủ động. Không có khả năng đánh giá, người học khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học.

Các năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tự học ở sinh viên. Các năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện được các năng lực đó, chính là sinh viên đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác đó là sự rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy, đòi hỏi việc dạy ở đại học không phải là truyền thụ kiến thức sẵn có cho sinh viên mà người giảng viên phải đặt mình vào vị trí người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu. Và bài giảng ở đại học, không đơn thuần là bài thuyết trình các kiến thức đã tường minh, mà phải là một công trình nghiên cứu khoa học ở mức độ thích hợp. Điều đó cũng phù hợp với một trong các khuyến nghị chủ yếu của Hội nghị Thế giới về “Giáo dục Đại học trong thế kỷ 21: Tầm nhìn và Hành động” (Paris 10/1998): “Cần đặc biệt chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu ...cần thiết phải có một cái nhìn mới và mô hình mới của GDĐH, đó là giáo dục lấy sinh viên làm trung tâm” [33].

1.3.3. Hệ thống kỹ năng học tập

Kỹ năng là dạng năng lực thực hiện. Kĩ năng có bản chất tâm lí, nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành động. Kỹ năng chính là biểu hiện của năng lực. Nhờ vào kĩ năng, mới có thể biết được năng lực một cách cụ thể.


Chính vì vậv, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực tự học, tự nghiên cứu, chính là việc bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.

Theo Đặng Thành Hưng trong bài "Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại” (Tạp chí Giáo dục, số 78 (2/2004), thì người học có các nhiệm vụ học tập cụ thể, từ đó liên quan đến các kỹ năng thích hợp [7].

1.3.3.1. Các nhiệm vụ học tập của sinh viên

Tác giả Lê Đình trong Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ (2004)

[4] cho rằng việc học tập phải thực hiện ba loại nhiệm vụ cơ bản là Nhận thức nội dung học tập, Tổ chức quản lý việc học tập của bản thân, Giao tiếp với quan hệ xã hội trong học tập và các hoạt động hỗ trợ học tập.

a. Nhận thức nội dung học tập

Đối tượng: tri thức, phương thức hoạt động, phương pháp nhận thức,...

Hoạt động cụ thể:

+ Tìm kiếm, tích luỹ, lưu giữ thông tin, dữ liệu và sự kiện cần thiết cho học

tập.


mình.


+ Đánh giá, chọn lọc và xử lí các tư liệu đã thu thập được thành bài học của


+ Áp dụng các bài học đó dưới dạng tri thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết

vấn đề nhận thức.

b. Tổ chức, quản lí việc học của bản thân

Đối tượng: kết quả học tập và rèn luyện; thời gian và tiến độ học tập; hành vi học tập: nhu cầu, thái độ học tập; phong cách, cường độ và nhịp độ học tập; các nguồn lực học tập (học liệu, phương tiện, dụng cụ, thiết bị, môi trường học tập).

Hoạt động cụ thể:

+ Quản lí kế hoạch, đặc biệt thời gian, mục tiêu và kết quả học tập.

+ Quản lí hành vi, phong cách, cường độ học tập.

+ Quản lí phương tiện, môi trường học tập.

+ Quản lí nhu cầu, thái độ học tập.

+ Quản lí và thích ứng với các tình huống, biến cố tâm lí - xã hội.


c. Giao tiếp với quan hệ xã hội trong học tập và các hoạt động hỗ trợ học tập. Đối tượng: Quan hệ người - người và những giá trị nảy sinh từ đó. Hoạt động cụ thể:

+ Trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân và tiếp nhận, đánh giá ý kiến, quan điểm của người khác.

+ Tham gia hoạt động cùng nhau hay làm việc hợp tác ở qui mô nhóm - tổ hoặc qui mô trường, lớp.

+ Kèm cặp, tư vấn lẫn nhau trong học tập.

+ Làm việc trực tiếp với giáo viên trong cương vị đại diện cho tổ, lớp, các bạn khác về những vấn đề học tập.

+ Tìm hiểu và giải thích những vấn đề, sự kiện tâm lí và xã hội trong quá

trình học tập.

+ Đối thoại hoặc có hành động xử lí tích cực khác để giải quyết những bất

đồng hay xung đột trong học tập.

Việc tự học được diễn ra trong sự kết hợp cả ba loại nhiệm vụ này. Tuy nhiên, do đối tượng khác nhau, nên các hoạt động thực hiện nhiệm vụ không giống nhau, liên quan đến những kỹ năng hành động khác nhau. Tương ứng với ba nhiệm vụ tự học này, có thể xác định ba nhóm kỹ năng tự học:

+ Nhóm kỹ năng nhận thức học tập;

+ Nhóm kỹ năng quản lí học tập;

+ Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập.

1.3.3.2. Hệ thống kỹ năng học tập

Tác giả Nguyễn Văn Hiếu (2002) trong Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ “Xây dựng và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên” đã đưa ra hệ thống các kĩ năng học tập bao gồm ba nhóm kĩ năng là Nhóm kĩ năng nhận thức học tập, nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ học tập và nhóm kỹ năng quản lý học tập [8].

1.3.3.2.1. Nhóm kỹ năng nhận thức học tập

a. Kỹ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin (tư liệu, dữ liệu,...), bao

gồm:


+ Kỹ năng làm việc với sách và các tài liệu in.

+ Kỹ năng ghi nhớ thông tin.

+ Kỹ năng tra cứu, khai thác và sử dụng dữ liệu điện tử hay dữ liệu số.

+ Kĩ năng quan sát, điều tra và thu thập sự kiện bằng thí nghiệm, thực nghiệm bằng những cấu trúc và công cụ lô-gic khác nhau như ma trận, biểu đồ, mô hình toán học, mô tả thống kê...

+ Kỹ năng truy cập và khai thác thông tin, tư liệu, học liệu trên mạng (mạng

LAN, mạng intranet và Internet) và hệ thống thư tín điện tử.

+ Kỹ năng sử dụng, tra cứu mục lục và tìm tài liệu thư viện bằng công cụ

truyền thống và công cụ điện tử.

b. Kĩ năng xử lý, tổ chức, đánh giá thông tin và nội dung học tập, gồm

những kĩ năng bộ phận sau:

+ Kĩ năng tổng quan tư liệu và khái quát hoá nội dung học.

+ Kỹ năng nêu câu hỏi, đặt vấn đề, nêu giả thiết, phán đoán và lập luận.

+ Kỹ năng định hướng trong các tình huống học tập, phát hiện vấn đề, xác định nhiệm vụ và ra quyết định về cách giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng kết hợp việc tập trung chú ý, phân phối chú ý và di chuyển chú ý phù hợp với những biến đổi và hình thái khác nhau của đối tượng nhận thức.

+ Kỹ năng hệ thống hoá các sự kiện, các đơn vị học vấn, các bài học, các chủ đề, các công thức, các lý thuyết, các mô hình, các biểu trưng, các dấu hiệu, các giá trị và các chuẩn mực.

+ Kỹ năng kết hợp sử dụng các hành động và thao tác trí tuệ khác nhau theo chiến lược tổng thể dễ hiểu, áp dụng và phát triển nội dung học tập.

c. Kỹ năng áp dụng, biến đổi, phát triển kết quả nhận thức để đánh giá các

sự kiện khoa học và thực tiễn đời sống hàng ngày.

+ Kỹ năng áp dụng kết quả nhận thức để đánh giá các sự kiện khoa học và thực tiễn đời sống hàng ngày.

+ Kỹ năng chuẩn bị kiểm tra, thi và tiến hành làm bài kiểm tra, bài thi.


+ Kỹ năng áp dụng kết quả nhận thức để tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm,

thực hành kiểm chứng và mở rộng các sự kiện.

+ Kĩ năng biến đổi và áp dụng các kết quả nhận thức để hình thành những tri thức và kỹ năng chuyên môn, liên môn và tích hợp đa lĩnh vực.

1.3.3.2.2. Nhóm những kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập

a. Kĩ năng trình bày ngôn ngữ giao tiếp bằng văn bản, lời nói với giáo viên, lớp và trường về những vấn đề học tập, bao gồm:

+ Kỹ năng viết và trình bày đơn từ, báo cáo cá nhân về việc học tập.

+ Kỹ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người (nhóm học tập, lớp, các thầy

cô giáo, hội cha mẹ học sinh).

+ Kỹ năng tham gia, trao đổi ý kiến trong học tập dưới hình thức thảo luận, hội nghị học tập, thực hành theo nhóm, tham quan.

+ Kỹ năng sử dụng các nghi thức ngôn ngữ và nghi thức giao tiếp với giáo viên và nhà trường với tư cách cá nhân và tư cách đại diện cho những người khác nữa.

+ Kỹ năng đối thoại, thương lượng và giải quyết những bất đồng, xung đột về quan điểm và hành vi học tập.

+ Kỹ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ và hành vi không lời sự thông cảm, đồng cảm và hiểu biết quan điểm, ý tưởng, tình cảm, tâm trạng của người khác (bạn học, giáo viên, cha mẹ).

b. Kỹ năng giao tiếp học tập thông qua các hình thức tương tác và quan hệ, bao gồm:

+ Kĩ năng biểu thị tính thân thiện và ân cần với người khác trong quá trình

học tập.

+ Kĩ năng thực hiện tự phê bình và phê bình trong học tập và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Kỹ năng làm việc cùng nhau trong nhóm hợp tác với tư cách thành viên có

nhiệm vụ được phân công riêng.


+ Kỹ năng tổ chức và tham gia các sinh hoạt tập thể phục vụ học tập (hội thi,

báo lớp, sưu tầm tư liệu).

c. Kỹ năng giao tiếp đặc biệt nhờ sử dụng các phương tiện viễn thông và

công nghệ thông tin hiện đại nhằm mục đích học tập, bao gồm:

+ Kĩ năng sử dụng và tham gia diễn đàn học tập trên mạng (Forum).

+ Kĩ năng sử dụng điện thoại chỉ dẫn và tư vấn học tập.

+ Kỹ năng giao tiếp và khai thác tài nguyên học tập qua các phần mềm giáo

dục phù hợp.

+ Kỹ năng yêu cầu, đăng ký và đặt hàng học tập trực tuyến theo mục đích

của mình.

+ Kĩ năng sử dụng các mẫu thư từ, văn bản điện tử để trao đổi thông tin và giao tiếp học tập trên Internet.

+ Kỹ năng đọc hiểu và sử dụng các hộp thoại thông thường trên máy tính cá nhân để giao tiếp và khai thác tài nguyên học tập.

1.3.3.2.3. Nhóm kỹ năng quản lý học tập

a. Kỹ năng tổ chức môi trường học tập cá nhân bao gồm:

+ Kĩ năng chuẩn bị và tổ chức các phương tiện, dụng cụ học tập.

+ Kỹ năng tổ chức, sắp xếp chỗ làm việc và các điều kiện học tập.

+ Kỹ năng bảo quản, giữ gìn phương tiện, học liệu và điều kiện học tập.

+ Kỹ năng khởi xướng thành lập nhóm học tập hoặc học kèm cặp lẫn nhau

trong nhóm.

+ Kỹ năng bảo quản, lưu trữ các hồ sơ học tập cá nhân (bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm, giấy khen, biên bản kỷ luật),

+ Kĩ năng chuẩn bị và tổ chức môi trường học dã ngoại.

b. Kỹ năng hoạch định quá trình và các hoạt động học tập, bao gồm:

+ Kỹ năng quản lý thời gian và nghỉ ngơi trong học tập.

+ Kỹ năng lập kế hoạch ôn tập, luyện tập cá nhân.

+ Kỹ năng lập kế hoạch học độc lập (tự học) và nâng cao.

+ Kỹ năng lập kế hoạch học thi và thực hiện kế hoạch.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí