Mối Liên Quan Giữa Mức Độ Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ Và Phân Độ Hoehn & Yahr Sửa Đổi Theo Nhóm Trên Nhóm Bệnh Parkinson


Khi khảo sát chung trên cả 2 nhóm Parkinson và teo đa hệ thống (n = 127), quan sát thấy có mối liên quan mức độ trung bình giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ với tuổi tại thời điểm nghiên cứu (F = 19,57, p < 0,001) và với thời gian mắc bệnh (F = 22,22, p < 0,001). Sự tương quan phù hợp với mô hình hồi qui tuyến tính.


3.5.2 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi theo nhóm trên nhóm bệnh Parkinson


Bảng 3.22 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi theo nhóm trên nhóm Parkinson (n = 82)

Thang điểm

Phân độ Hoehn & Yahr

P

(kiểm định t)

< 2

≥ 2

Điểm Ewing

1,41 ± 0,81

2,71 ± 1,04

0,015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


Trong bệnh Parkinson, giai đoạn muộn là nhóm có thang điểm Hoehn & Yahr sửa đồi ≥ 2, giai đoạn sớm là nhóm có thang điểm Hoehn & Yahr sửa đồi < 2. Như vậy, nhóm giai đoạn muộn có mức độ rối loạn thần kinh tự chủ trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm giai đoạn sớm với p = 0,015 (kiểm định t-test).


3.5.3 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và điểm UPDRS phần III (vận động) trên nhóm bệnh Parkinson


Biểu đồ 3 11 Biểu đồ phân tán scatter plot biểu hiện mối liên quan giữa mức 1

Biểu đồ 3.11 Biểu đồ phân tán (scatter plot) biểu hiện mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và điểm UPDRS phần III (vận động) trên nhóm Parkinson (n = 82)


Trong nhóm bệnh Parkinson, quan sát thấy có mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo thang điểm UPDRS phần III, với hệ số tương quan Pearson r = 0,731 (mức độ tương quan rất cao). Sự tương quan phù hợp với mô hình hồi qui tuyến tính (F = 91,57, p < 0,001).


3.5.4 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và điểm UMSARS phần II (vận động) trên nhóm bệnh teo đa hệ thống

Biểu đồ 3 12 Biểu đồ phân tán scatter plot biểu hiện mối liên quan giữa mức 2

Biểu đồ 3.12 Biểu đồ phân tán (scatter plot) biểu hiện mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ và điểm UMSARS phần II (vận động) trên nhóm MSA (n = 45)


Trong nhóm bệnh teo đa hệ thống, quan sát thấy có mối liên quan giữa mức độ nặng của bệnh (theo thang điểm UMSARS-II) và mức độ rối loạn thần kinh tự chủ (theo điểm Ewing) và với hệ số tương quan Pearson r = 0,58 (mức độ tương quan cao). Sự tương quan phù hợp với mô hình hồi qui tuyến tính (F = 21,77, p < 0,001).


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN


4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

4.1.1 Giới tính

Tổng số có 82 bệnh nhân Parkinson và 45 bệnh nhân teo đa hệ thống (MSA) thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Trong 82 trường hợp Parkinson, nữ chiếm 59,7%, nam chiếm 40,3%, tỷ số nữ: nam là 1,48: 1 (biểu đồ 3.1). Các nghiên cứu về bệnh Parkinson tại Việt Nam của Đặng Thị Huyền Thương (2021) [16], Đặng Thị Huyền Thương và Vũ Anh Nhị (2016) [17], Tô Thị Hồng Liên và Nguyễn Hữu Công (2013) [5], cũng như trên thế giới của Xin-Yi Wang (2019) [125], Ji-Yun Park (2019) [100], Pavy-LeTraon (2017) [102], đều cho tỷ lệ nam: nữ mắc bệnh Parkinson tương đương nhau. Tuy nhiên, có một số ít tác giả, De Pablo-Fernandez (2017) [49], Ezhumalai (2017) [52], lại cho thấy tần suất bệnh Parkinson ở giới nam nhiều hơn giới nữ, có thể do sự khác nhau về đặc điểm dân số và giới tính ở mỗi địa phương.

Trong 45 trường hợp teo đa hệ thống của chúng tôi, nữ chiếm 51,1%, nam chiếm 48,9%, tỷ lệ nữ: nam là 1,04:1 (biểu đồ 3.1). Một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện ở 15 trung tâm của Châu Âu trên 141 bệnh nhân MSA cho thấy tỷ lệ nam mắc bệnh MSA là 56%, nữ 44% [129]. Nghiên cứu của các tác giả Pavy- LeTraon (2017) [102], Coon Elizabeth (2015) [47], và Brisinda (2014) [37], cũng cho thấy tần suất mắc bệnh MSA ở giới nam và nữ là như nhau.

Như vậy, qua so sánh giữa các nghiên cứu, không có sự khác biệt về tỷ lệ giới tính mắc bệnh trong bệnh Parkinson cũng như bệnh teo đa hệ thống. Ngoài ra, khi so sánh giữa 2 nhóm trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ giới nam và giới nữ giữa hai nhóm bệnh Parkinson và teo đa hệ thống (p = 0,347).


4.1.2 Tuổi khởi bệnh và thời gian mắc bệnh

Năm 2015, khi khảo sát test thần kinh tự chủ trên 40 bệnh nhân Parkinson và 24 bệnh nhân MSA, tác giả Baschieri ghi nhận tuổi khởi bệnh trung bình ở nhóm Parkinson là 58 ± 11, với thời gian mắc bệnh 2,9 ± 2,3 năm [28]. Năm 2016, tác giả Rada khảo sát rối loạn thần kinh tự chủ trên 105 bệnh nhân Parkinson, ghi nhận tuổi tại thời điểm chẩn đoán trung bình là 58,01 ± 8,08 [107]. Các nghiên cứu về bệnh Parkinson tại Việt Nam cho kết quả tuổi trung bình khởi phát triệu chứng là 58,63 ± 5,87 (Nhữ Đình Sơn và Đỗ Văn Lương) [6]; 57 ± 10,77 (Trần Thị Hồng Ny và Trần Công Thắng) [11]; 56,18 ± 11,8 (Tô Thị Hồng Liên và Nguyễn Hữu Công) [5]; 60,61 ± 12,73 (Bùi Thu Trang và Vũ Anh Nhị) [18]; 57,5 ± 14,1 với thời gian mắc bệnh 2,9 ± 2,4 năm (Lê Minh và Trần Ngọc Tài) [7].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm bệnh Parkinson, tuổi trung bình tại thời điểm nghiên cứu là 58,62 ± 1,11, tuổi khởi bệnh trung bình là 55,82 ± 9,83, với thời gian mắc bệnh trung bình 2,8 ± 2,5 năm (biểu đồ 3.2 và bảng 3.1). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với y văn, bệnh Parkinson thường khởi phát ở độ tuổi 50 – 60, những trường hợp dưới 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 4%, bệnh nhân thường đến khám sau 2 – 3 năm biểu hiện triệu chứng đầu tiên [21]. Tại Mỹ, tuổi khởi bệnh trung bình là 58 – 60 tuổi, cho nên bệnh Parkinson được xem là bệnh của người già [131]. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác cho thấy tuổi mắc bệnh Parkinson muộn hơn 60 tuổi, cụ thể là trong các nghiên cứu sau: tuổi tại thời điểm lấy mẫu 70,55 ± 11,41 (Ji- Yun Park, 2019) [100], tuổi tại thời điểm chẩn đoán 63,9 ± 10,3 (De Pablo- Fernandez, 2017) [49].

Ở nhóm teo đa hệ thống, tuổi trung bình tại thời điểm nghiên cứu là 58,67

± 1,12, tuổi khởi bệnh trung bình là 56,11 ± 7,79, với thời gian mắc bệnh trung bình 2,6 ± 1,5 năm (biểu đồ 3.3 và bảng 3.1). Năm 2012, khi khảo sát trên 13


bệnh nhân teo đa hệ thống, Trần Ngọc Tài và cộng sự cũng ghi nhận tuổi khởi bệnh trung bình là 59 ± 8, tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [13]. Ngoài ra, kết quả của chúng tôi cũng giống với một nghiên cứu đoàn hệ thực hiện ở 15 trung tâm của Châu Âu trên 141 bệnh nhân MSA, với tuổi khởi bệnh trung bình là 56,2 ± 84, và tuổi tại thời điểm lấy mẫu là 62,1 ± 7,7 [129]. Tác giả Baschieri khảo sát ở nhóm 24 bệnh nhân MSA cũng cho thấy tuổi khởi bệnh trung bình là 58 ± 10 [28]. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về tuổi tại thời điểm nghiên cứu, tuổi khởi bệnh, cũng như thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm bệnh Parkinson và MSA (p > 0,05).

4.1.3 Phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi trung bình ở nhóm bệnh Parkinson là 1,9 ± 0,9, thường gặp nhất là bệnh nhân ở giai đoạn 1 (bảng 3.2 và 3.3). Kết quả này gần giống với các nghiên cứu dã thực hiện. Theo các nghiên cứu về bệnh Parkinson trên thế giới, phân độ Hoehn & Yahr trung bình là 2,1 ± 0,2 (Sriranjini SJ) [114], 2,2 ± 0,8 (Lipp A) [80]. Tại Việt Nam, phân chia giai đoạn theo Hoehn & Yahr trung bình của bệnh nhân Parkinson là 2,28 ± 1,05 (Lê Minh, Trần Ngọc Tài) [7].

4.1.4 Thang điểm UPDRS

Điểm UPDRS trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh Parkinson là 31 ± 19,2, với phần III (triệu chứng vận động) là 19,8 ± 11,5 (bảng 3.4). Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Tô Thị Hồng Liên và Nguyễn Hữu Công trên 40 trường hợp Parkinson cho thấy điểm UPDRS trung bình là 33 ± 13,4, nhỏ nhất là 9 và lớn nhất là 74 điểm [5]. Năm 2019, trong một nghiên cứu về rối loạn thần kinh tự chủ trên 72 bệnh nhân Parkinson, tác giả Seok Jong Chung ghi nhận điểm UPDRS phần III trung bình là 21,86 ± 9.07 [43]. Một nghiên cứu đoàn hệ công bố năm 2018 thực hiện trên 131 bệnh nhân Parkinson của tác


giả Aristide Merola cũng ghi nhận điểm UPDRS toàn bộ trung bình là 35,39, với phần III là 22,39 [90].

Ở nhóm teo đa hệ thống, chúng tôi đánh giá điểm UPDRS trung bình là 34,9 ± 17,5 (bảng 3.4). Một nghiên cứu tại Hàn Quốc ghi nhận điểm UPDRS trên nhóm bệnh Parkinson là 28,36, trên nhóm MSA là 32,08 [72]. Năm 2019, nghiên cứu của tác giả Ji-Yun Park cũng ghi nhận điểm UPDRS trên nhóm Parkinson và MSA lần lượt là 24,95 ± 16,15 và 36,86 ± 13,6 [100]. Như vậy, qua so sánh giữa các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy điểm UPDRS trung bình của nhóm Parkinson là khoảng 25 – 35 điểm và nhóm MSA là 30 – 35 điểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ nặng của bệnh dựa vào thang điểm UPDRS của nhóm MSA (34,9 ± 17,5, trung vị 29) cao hơn nhóm Parkinson (31

± 19,2, trung vị 25), tuy nhiên khi kiểm định bằng phép kiểm Mann-Whitney, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,254).

4.1.5 Thang điểm UMSARS

Thang điểm UPDRS dùng để thiết kế chuyên cho đánh giá mức độ nặng bệnh Parkinson. Thang điểm này không phản ánh chính xác các triệu chứng vận động phức tạp trong bệnh teo đa hệ thống. Chính vì vậy, năm 2001, Hội nghiên cứu MSA Châu Âu (European MSA Study Group, EMSA-SG) đã đưa ra thang điểm thống nhất đánh giá bệnh teo đa hệ thống, gọi là UMSARS (Unified MSA Rating Scale). Thang điểm này được xây dựng từ thang điểm UPDRS, nhưng phản ánh đầy đủ các triệu chứng vận động và ngoài vận động trong bệnh teo đa hệ thống, bao gồm các triệu chứng thất điều tiểu não và rối loạn thần kinh tự chủ [130]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng thang điểm UMSARS để đánh giá mức độ nặng của nhóm bệnh teo đa hệ thống.

Một nghiên cứu tổng hợp tại Châu Âu trên 126 bệnh nhân teo đa hệ thống ghi nhận điểm UMSARS trung bình là 51,2 ± 17, với phần II (vận động) là 25,9

± 9 [129]. Nghiên cứu của tác giả Lipp A trên 52 bệnh nhân MSA cho kết quả


điểm UMSARS toàn bộ là 44,2, trong đó phần II (vận động) là 22,7 ± 9 [80]. Trong nghiên cứu của tác giả Divyani Garg công bố năm 2020 trên 100 bệnh nhân MSA, điểm UMSARS trên nhóm MSA-P và MSA-C lần lượt là 45 ± 16,5 và 44 ± 12,8 [56]. Nghiên cứu của chúng tôi trên 45 bệnh nhân MSA có điểm UMSARS toàn bộ là 39,64 ± 18,48, trong đó phần II là 18,09 ± 9,57 (bảng 3.4). Như vậy, tuy có khác biệt nhau giữa các nghiên cứu nhưng nhìn chung, điểm UMSARS trung bình của bệnh nhân MSA ở khoảng 40-50, và phần II ở khoảng 20-25 điểm.

4.1.6 Triệu chứng vận động chính

Ở nhóm bệnh Parkinson, tất cả 82 bệnh nhân của chúng tôi đều có triệu chứng cử động chậm (100%) (bảng 3.5). Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh của Hội rối loạn vận động thế giới năm 2015, trong đó cử động chậm là tiêu chí bắt buộc [106]. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân Parkinson biểu hiện cử động chậm ở chi với chữ viết nhỏ, thực hiện thao tác chậm, giọng nói nhỏ, nét mặt giảm biểu lộ cảm xúc, hoặc thay đổi dáng đi với đi bộ chậm, bước ngắn và giảm đong đưa tay. Tuy nhiên cử động chậm không đặc hiệu cho bệnh Parkinson và có thể gặp ở người già hoặc trong các bệnh lý của hội chứng Parkinson không điển hình.

Run khi nghỉ là triệu chứng thường gặp và là lý do khiến bệnh nhân đến khám bệnh nhiều nhất. Run khởi đầu thường ở bàn tay hoặc bàn chân, ở một bên, rồi sau vài tháng hay vài năm sẽ run cả hai bên. Kết quả của chúng tôi cho thấy 87,8% bệnh nhân Parkinson có biểu hiện run khi nghỉ, giống với nghiên cứu của tác giả Tô Thị Hồng Liên và Nguyễn Hữu Công là 87,5%, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Liệu và Tô Thị Thu Hương là 93,8% [3], [5].

Đơ cứng (rigidity) là hiện tượng tăng trương lực cơ trong suốt quá trình vận động, thể hiện cả ở cơ chủ vận và cơ đối vận, tăng sức cản đều cả theo chiều gấp lẫn chiều duỗi của chi thể, gọi là tăng trương lực cơ theo kiểu ống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023