Các Thông Số Về Các Test Thần Kinh Tự Chủ Của Các Nghiên Cứu


Bảng 4.1 Các thông số về các test thần kinh tự chủ của các nghiên cứu



Nghiên cứu

Đối giao cảm


Giao cảm

Hít thở

sâu

Chỉ số

30:15

Chỉ số

Valsalva

Huyết áp

tư thế

Vận động

đẳng trường

Chúng tôi

(82 PD, 45 MSA)

PD 11,04

MSA 5,05

(p<0,001)

PD 1,1

MSA 1,06 (p=0,061)

PD 1,24

MSA 1,19 (p=0,078)

PD 0,05

MSA -18,64

(p<0,001)

PD 7,37

MSA 4,36

(p=0,016)

Chúng tôi

(82 PD, 18 MSA-P)

PD 11,04

MSA-P 4,79

(p<0,001)

PD 1,1

MSA-P 1,04 (p=0,056)

PD 1,24

MSA-P 1,16 (p=0,051)

PD 0,05

MSA-P -18,06

(p<0,001)

PD 7,37

MSA-P 4,8 (p=0,145)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Đánh giá mức độ rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson và teo đa hệ thống - 15

Pavy-LeTraon

[102] (Pháp, 96 PD, 62 MSA) Baschieri [28] (Ý,65 PD, 34 MSA-P) Garg [56] (Ấn

PD 8,21

MSA 5,16 (p=0,006) PD 12

MSA-P 5 (p<0,0001) PD 14,7

PD 1,1

MSA 1,06 (p=0,003)


PD 1,74

PD 1,32

MSA 1,21 (p=0,0063) PD 1,6

MSA-P 1,3 (p<0,0001) PD 1,26

PD -11

MSA -22,1 (p=0,0002) PD 3

MSA-P -26 (p<0,0001) PD -7,6

PD 16,1

MSA 10,6

(p =0,015)

PD 18

MSA-P 5 (p<0,0001) PD 12,7

Độ, 50 PD, 48 MSA-P 10,4 MSA-P 1,11MSA-P 1,22

MSA-P -20,2

MSA-P 9,7

MSA-P)

Bordet [33]

(Pháp, 13 PD,

13 MSA)

Kim WC [72]

(Hàn Quốc, 26 PD, 11 MSA)

(p<0,001)

PD 13,5

MSA 7,8 (p<0,02) PD 18,35

MSA 9,45

(p<0,001)


PD 1,06

MSA 1,05 (p=0,9) PD 1,03

MSA 0,99 (p=0,386)


PD 1,32

MSA 1,08 (p<0,02) PD 1,23

MSA 1,24 (p=0,896)


PD -3,54

MSA -8,82

(p= 0,45)


PD 18,12

MSA 9,91 (p=0,258)


Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến thiên nhịp tim trung bình ở nhóm MSA là 5,05 nhịp/phút, nhóm MSA-P là 4,79 nhịp/phút, đều thấp hơn so với nhóm Parkinson (11,04 nhịp/phút), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (bảng 4.1). Năm 2017, Pavy-LeTraon vừa công bố nghiên cứu trên 96 bệnh nhân Parkinson và 46 bệnh nhân MSA tại Pháp, kết quả của tác giả cũng giống với nghiên cứu của chúng tôi, biến thiên nhịp tim trung bình khi hít thở sâu ở nhóm MSA là 5,16 nhịp/phút, thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm Parkinson [102]. Năm 2015, tác giả Baschieri cũng ghi nhận biến thiên nhịp trung bình với test hít thở sâu ở 34 bệnh nhân MSA-P là 5 nhịp/phút, tương đương trong nghiên cứu của chúng tôi, và thấp hơn so với nhóm 65 người bệnh Parkinson (12 nhịp/phút) (p < 0,001) [28] (bảng 4.1).

Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Bordet ở Pháp và Kim WC ở Hàn Quốc cũng cho kết quả tương tự, trong các test thần kinh tự chủ thực hiện, biến thiên nhịp tim với hít thở sâu là test có khác biệt rõ nhất giữa nhóm bệnh Parkinson và MSA [33], [72] (bảng 4.1). Các chỉ số biến thiên nhịp tim có hơi khác biệt nhau giữa các nghiên cứu có thể là do cách tính kết quả khác nhau. Cụ thể, chúng tôi và tác giả Pavy-LeTraon, Bordet, Kim WC lấy trung bình 6 khoảng R-R dài nhất trong 6 lần thở ra và trung bình của 6 khoảng R-R ngắn nhất trong 6 lần hít vào liên tục, từ đó tính ra chênh lệch nhịp tim giữa hít vào và thở ra. Baschieri cũng cho bệnh nhân hít thở sâu 5 đến 6 lần trong vòng 1 phút, nhưng lặp lại lần thứ 2, và tác giả tính dựa vào 10 khoảng R-R của 10 lần hít vào – thở ra để từ đó tính ra trung bình biến thiên nhịp tim [28].

Khi khảo sát dựa vào tỷ lệ bất thường, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bất thường của test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu ở 45 bệnh nhân MSA và ở 18 bệnh nhân MSA-P trong nghiên cứu đều là 88,9%. Tỷ lệ này tương đồng với các nghiên cứu đã thực hiện của tác giả Bordet (tỷ lệ bất thường hít thở sâu ở MSA


là 89%) [33], Kim WC (90,9%) [72], Riley (84,6%) [109], Tandon (79%) [117]

(bảng 4.2). Nghiên cứu của tác giả Pavy-LeTraon cho tỷ lệ bất thường hít thở sâu ở nhóm MSA thấp hơn (54%). Tuy vậy, tỷ lệ bất thường này vẫn cao hơn có ý nghĩa khi so sánh với nhóm Parkinson (31%) trong cùng nghiên cứu của tác giả [102].


Nghiên cứu

Đối giao cảm Giao cảm

Hít thở Chỉ số Chỉ số Huyết Vận động Giao cảm sâu 30:15 Valsalva áp tư thế đẳng da

trường

Chúng tôi PD 50% PD 19,5% PD 29,3% PD 6,1% PD 59,8% PD 30,5% (82 PD, 45 MSA MSA MSA MSA MSA MSA MSA) 88,9% 26,7% 44,4% 33,3% 77,8% 51,1%

(p<0,001) (p=0,352) (p=0,086) (p<0,001) (p=0,04) (p=0,022)

Chúng tôi PD 50% PD 19,5% PD 29,3% PD 6,1% PD 59,8%PD 30,5% (82 PD, 18 MSA-P MSA-P MSA-P MSA-P MSA-P MSA-P MSA-P) 88,9% 38,9% 55,6% 27,8% 77,8% 50%

(p=0,003) (p=0,118) (p=0,033) (p=0,016) (p=0,152) (p=0,114)

Bảng 4.2 Tỷ lệ bất thường các test thần kinh tự chủ giữa các nghiên cứu
















Bordet [33]

(Pháp, 13

PD, 13 MSA)

PD 27%

MSA 89%

(p=0,02)

PD 0%

MSA 11% (p=0,9)

PD 45%

MSA 89% (p=0,12)

PD 7,7%

MSA 69% (p<0,002)

Kim WC [72]

PD 38,5%

PD 50%

PD 46,2%

PD PD 53,8%

(Hàn Quốc,

MSA

MSA

MSA

34,6% MSA

26 PD, 11

90,9%

72,7%

45,5%

MSA 72,7%

MSA)

(p=0,004)

(p = 0,285)

(p = 1)

54,5% (p = 0,466)

(p=0,295)


Riley [109]

(Mỹ, 19 PD,

14 MSA)

PD 68,4% MSA

84,6%


PD 62,5% MSA

77,8%




Pavy- LeTraon

[102] (Pháp,

96 PD, 62 MSA)

PD 31%

MSA 54%

(p=0,0047)

PD 31%

MSA 52% (p=0,0122)

PD 53%

MSA 78% (p=0,0032)

PD 34% MSA 64% (p=0,002)

PD 24%

MSA 52% (p=0,005)

PD 46%

MSA 66% (p=0,012)

Brisinda [37]

(Ý, 23 PD,

13 MSA)

PD 81,8%

MSA 75%

PD 17,4%

MSA 25%

PD 22,7% MSA 38,4%

PD 26,1% MSA

46,1%

PD 60,8% MSA 61,5%


Tandon [117]

(Ấn Độ, 53 MSA)

MSA 79,2% MSA-P

81,1%

MSA 50,9% MSA-P

56,8%

MSA 75,5% MSA-P

70,3%

MSA 41,5% MSA-P

43,2%

MSA 86,8% MSA-P

91,1%


Như vậy, qua các nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận bệnh nhân MSA cũng như phân nhóm MSA-P gây bất thường chức năng thần kinh đối giao cảm khá nặng, với tỷ lệ bất thường test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu khoảng 80- 90% và tỷ lệ này đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh Parkinson (bảng 4.2). Chính vì vậy, các tác giả đã đưa ra kết luận có thể dùng test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu để giúp phân biệt giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống [33], [72], [102].


4.3.2 Test biến thiên nhịp tim theo tư thế (chỉ số 30:15)

Bình thường khi bệnh nhân đứng dậy, máu dồn từ khoang ngực xuống khoang bụng và hai chân, nên huyết áp sẽ hạ xuống, trương lực của dây X đối


với nút xoang sẽ bị mất dẫn đến tăng nhịp tim. Sau đó, các thụ thể áp lực động mạch tiếp nhận thông tin, trương lực giao cảm tăng lên, ngăn sự giảm huyết áp, đồng thời làm tăng nhịp tim do kích hoạt tủy thượng thận [2]. Khi thực hiện test đáp ứng nhịp tim khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, chúng tôi ghi nhận chỉ số 30:15 trung bình ở nhóm MSA là 1,06 ± 0,08, ở nhóm MSA-P là 1,04 ± 0,07; thấp hơn so với nhóm Parkinson là 1,1 ± 0,11 (bảng 4.1). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Pavy-LeTraon ở Pháp (chỉ số 30:15 ở nhóm MSA là 1,06; Parkinson 1,1; p = 0,003) [102]. Tuy nhiên, do cỡ mẫu thấp hơn tác giả Pavy-LeTraon, nên trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt về chỉ số 30:15 giữa nhóm Parkinon và MSA, cũng như giữa nhóm Parkinson và MSA-P đều không có ý nghĩa thống kê (p = 0,061 và 0,056).

Tỷ lệ bất thường test biến thiên nhịp tim theo tư thế trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm MSA là 26,7%, MSA-P là 38,9%; cao hơn nhóm Parkinson (19,5%) (bảng 4.2). Các nghiên cứu khác cũng cho tỷ lệ bất thường chỉ số 30:15 ở nhóm MSA cao hơn nhóm Parkinson, tuy nhiên các khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi [33], [72]. Các chỉ số và tỷ lệ bất thường này có khác biệt nhau giữa các nghiên cứu (bảng 4.1 và 4.2). Nguyên nhân của sự khác biệt có thể lý giải do trong phương pháp này, chúng tôi khảo sát ở tư thế nằm và cho bệnh nhân tự đứng dậy, không sử dụng nghiệm pháp bàn nghiêng. Do vậy, có những bệnh nhân không thể tự đứng dậy ngay, điều này có thể dẫn đến sai số trong quá trình thực hiện.


4.3.3 Test biến thiên huyết áp theo tư thế

Khi khảo sát huyết áp theo tư thế, chúng tôi thấy có rối loạn chức năng giao cảm ở nhóm bệnh nhân Parkinson và đặc biệt là nhóm teo đa hệ thống, biểu hiện bằng hiện tượng giảm huyết áp tâm thu ở thời điểm 2 phút sau khi đứng, rõ nhất sau 3 phút, và sau 5 phút huyết áp vẫn còn giảm; cụ thể sau 3


phút, biến thiên huyết áp tâm thu trung bình ở nhóm MSA là -18,64 ± 19,54 mmHg, ở nhóm MSA-P là -18,06 ± 20,26; so với nhóm Parkinson là 0,05 ± 14,99 mmHg, khác biệt đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (biểu đồ 3.7). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Divyani Garg năm 2020, Pavy- LeTraon năm 2017 và Baschieri năm 2015, với chênh lệch huyết áp tâm thu trung bình ở nhóm MSA lần lượt là -20,6; -22,1 và -26 mmHg, nhiều hơn so với nhóm Parkinson (p < 0,001) [28], [56], [102].

Khi tổng kết về tỷ lệ, tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở nhóm MSA trong nghiên cứu của chúng tôi là 33,3%, MSA-P là 27,8%; cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Parkinson là 6,1% (p < 0,05) (bảng 4.2). Tỷ lệ này gần tương đương với tỷ lệ hạ huyết áp tư thế trong nghiên cứu năm 2015 của tác giả Tandon (41,5% trên nhóm MSA) [117], tuy nhiên lại thấp hơn hẳn so với nghiên cứu của tác giả Kim WC (MSA 54,5%) [72] và Pavy-LeTraon (MSA 64%) [102] (bảng 4.2).

Điều này có thể lý giải do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất đã lý giải ở trên, có thể do chúng tôi không sử dụng nghiệm pháp bàn nghiêng khi thực hiện test. Nguyên nhân thứ hai là do cách chọn tiêu chuẩn chẩn đoán hạ huyết áp tư thế khác nhau. Trong nghiên cứu, chúng tôi và tác giả Tandon chọn ngưỡng bất thường là huyết áp tâm thu giảm 30mmHg sau 3 phút khi đứng, đây là tiêu chuẩn nằm trong thang điểm Ewing, thang điểm kinh điển được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đồng thời đây cũng là tiêu chuẩn nằm trong tiêu chuẩn đồng thuận chẩn đoán “rất có thể” là bệnh teo đa hệ thống [51], [58]. Còn Pavy- LeTraon và các tác giả khác đánh giá dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán hạ huyết áp tư thế theo Hội Thần Kinh Tự Chủ Hoa Kỳ, huyết áp tâm thu giảm trên 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm trên 10mmHg trong vòng 3 phút sau khi đứng hoặc nghiêng 60o khi làm nghiệm pháp bàn nghiêng [54]. Chính vì vậy, khi dựa vào ngưỡng biến thiên huyết áp tâm thu 20mmHg, tỷ lệ hạ huyết áp tư thế trong các nghiên cứu của các tác giả cao hơn so với nghiên cứu của


chúng tôi. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa các nghiên cứu là tỷ lệ hạ huyết áp tư thế trong nhóm MSA đều cao hơn so với nhóm Parkinson.

Như vậy, qua các nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận bệnh MSA gây hạ huyết áp tư thế rõ hơn và nặng hơn so với nhóm Parkinson. Đây cũng là một trong các test có thể giúp hỗ trợ phân biệt MSA và Parkinson, cũng như MSA-P và Parkinson [28], [102].


4.3.4 Test biến thiên nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Khi khảo sát biến thiên nhịp tim với nghiệm pháp Valsava, chúng tôi ghi nhận chỉ số Valsalva ở nhóm MSA là 1,19 ± 0,15, ở nhóm MSA-P là 1,16 ± 0,13; thấp hơn nhóm Parkinson (1,24 ± 0,15) (p = 0,078 và 0,051) (bảng 4.1). Khi khảo sát về mặt tỷ lệ, tỷ lệ bất thường test Valsalva ở nhóm MSA (44,4%) cao hơn nhóm Parkinson (29,3%), tuy nhiên khác biệt giữa 2 nhóm vẫn không có ý nghĩa thống kê (p = 0,086) (bảng 4.2). Trong khi đó, khác biệt giữa nhóm MSA-P (tỷ lệ bất thường 55,6%) và nhóm Parkinson (29,3%) lại có ý nghĩa thống kê (p = 0,033). Tỷ lệ này của chúng tôi giống với nghiên cứu của tác giả Brisinda, với tỷ lệ bất thường test Valsalva ở nhóm Parkinson và MSA lần lượt là 26,1% và 46,1%, tác giả Tandon cũng ghi nhận tỷ lệ bất thường test Valsalva ở 53 bệnh nhân MSA là 41,5% [37], [117] (bảng 4.2). Tuy nhiên, tỷ lệ này lại thấp hơn so với các nghiên cứu của tác giả Won Chan Kim và Pavy-LeTraon [71], [102]. Nguyên nhân có thể do độ nặng của bệnh khác nhau giữa các nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Pavy-LeTraon có độ tuổi nghiên cứu lớn hơn và thời gian mắc bệnh dài hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.


4.3.5 Test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường

Sau khi vận động thể lực đẳng trường, thông thường sẽ có tăng huyết áp cả tâm thu và tâm trương, biến thiên huyết áp tâm trương trung bình trong


nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm Parkinson và MSA lần lượt là 7,37 ± 6,87 và 4,36 ± 6,19 mmHg, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,016), ở nhóm MSA-P là 4,78 ± 6,28 mmHg (bảng 4.1). Các nghiên cứu của tác giả Baschieri [28], Won Chan Kim [72], và Pavy-LeTraon [102] có chỉ số biến thiên huyết áp tâm trương khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4.2). Điều này có thể lý giải là do phương pháp thực hiện test có một chút khác nhau. Cụ thể, trong nghiên cứu của chúng tôi và Pavy-Le-Traon, bệnh nhân nắm giữ máy đo huyết áp trong 3 phút sao cho duy trì áp lực bằng 1/3 áp lực bóp tay tối đa của chính bệnh nhân và tìm chênh lệch huyết áp sau 3 phút. Còn trong nghiên cứu của Baschieri và của Won Chan Kim, tác giả cũng cho bệnh nhân duy trì áp lực bằng 1/3 áp lực bóp tay tối đa, nhưng chọn đánh giá biến thiên huyết áp sau 5 phút [28] [72]. Chính vì vậy, chỉ số biến thiên huyết áp có một chút khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Theo Ewing, khi thực hiện test này, có thể cho bệnh nhân duy trì áp lực bóp tay đến tối đa 5 phút, và việc chọn đánh giá đáp ứng huyết áp tại thời điểm 3 phút hay 5 phút là tùy vào khả năng duy trì áp lực bóp tay của từng bệnh nhân, và tùy vào quy trình của từng phòng điện cơ.

Tuy nhiên, khi khảo sát về mặt tỷ lệ, kết quả của chúng tôi giống với Won Chan Kim, tỷ lệ bất thường test vận động đẳng trường trong nghiên cứu của tác giả là 53,8% ở nhóm Parkinson và 72,7% ở nhóm MSA [72]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bất thường test vận động thể lực đẳng trường ở nhóm MSA (77,8%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Parkinson (59,8%) (p = 0,04) (bảng 4.2). Ngoài ra, điểm giống nhau giữa các nghiên cứu là biến thiên huyết áp tâm trương ở nhóm MSA và MSA-P đều thấp hơn nhóm Parkinson. Như vậy, qua so sánh các kết quả này, vận động thể lực đẳng trường cũng là một trong các test thần kinh tự chủ có thể giúp phân biệt giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023