Biểu đồ 3.3 Tuổi tại thời điểm nghiên cứu của nhóm MSA (n = 45)
Tuổi trung bình tại thời điểm nghiên cứu của nhóm bệnh teo đa hệ thống là 58,67 ± 1,12, nhỏ nhất 45 tuổi, lớn nhất 81 tuổi.
So sánh 2 nhóm:
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình tại thời điểm nghiên cứu giữa nhóm bệnh Parkinson và teo đa hệ thống với p = 0,977 > 0,05 (kiểm định t-test).
3.1.3 Phân bố theo tuổi khởi bệnh và thời gian mắc bệnh Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi khởi bệnh và thời gian mắc bệnh
Parkinson (n = 82) | MSA (n = 45) | p (kiểm định t) | |
Tuổi khởi bệnh | 55,82 ± 9,83 | 56,11 ± 7,79 | 0,863* |
Thời gian mắc bệnh (năm) | 2,8 ± 2,5 (trung vị: 2) | 2,6 ± 1,5 (trung vị: 2) | 0,642** |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Độ Ewing Trong Đánh Giá Mức Độ Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ
- Kỹ Thuật Thực Hiện Các Test Đánh Giá Chức Năng Thần Kinh Tự Chủ
- Phân Bố Về Giới Mắc Bệnh Của Nhóm Parkinson Và Msa Trong Nhóm 82 Bệnh Nhân Parkinson, Nữ Chiếm Tỷ Lệ 59,7%, Nam 40,3%, Tỷ Số Nữ: Nam = 1,48:1
- Tỷ Lệ Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ Trên Bệnh Parkinson
- So Sánh Biến Thiên Huyết Áp Tâm Thu Trung Bình Giữa Bệnh Parkinson Và Teo Đa Hệ Thống Ở Phút Thứ 2, Phút Thứ 3 Và Phút Thứ 5 Sau Khi Đứng So Với
- Mối Liên Quan Giữa Mức Độ Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ Và Phân Độ Hoehn & Yahr Sửa Đổi Theo Nhóm Trên Nhóm Bệnh Parkinson
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
* Kiểm định t-test ** Kiểm định Mann-Whitney
Ở nhóm Parkinson: tuổi khởi bệnh trung bình là 55,82 ± 9,83, nhỏ nhất 36 tuổi, lớn nhất 79 tuổi, với thời gian mắc bệnh trung bình là 2,8 ± 2,5 năm, dài nhất là 15 năm
Ở nhóm MSA: tuổi khởi bệnh trung bình là 56,11 ± 7,79, nhỏ nhất 44 tuổi, lớn nhất 79 tuổi, với thời gian mắc bệnh trung bình là 2,6 ± 1,5 năm, dài nhất là 7 năm.
So sánh 2 nhóm: không có sự khác biệt về tuổi khởi bệnh trung bình và thời gian mắc bệnh trung bình (thời gian từ lúc bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến lúc đến khám/ nhập viện và kiểm tra test thần kinh tự chủ) giữa nhóm bệnh Parkinson và teo đa hệ thống (p > 0,05).
3.1.4 Phân độ theo Hoehn & Yahr sửa đổi của nhóm Parkinson Bảng 3.2 Phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi (n = 82)
Tần số | Tỷ lệ (%) | |
1 | 31 | 37,8 |
1,5 | 12 | 14,6 |
2 | 16 | 19,5 |
2,5 | 7 | 8,5 |
3 | 10 | 12,2 |
4 | 5 | 6,1 |
5 | 1 | 1,2 |
Bệnh nhân Parkison thường gặp nhất là ở giai đoạn 1, chiếm 37,8%.
Bảng 3.3 Phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi trung bình
Trung bình | |
N = 82 | 1,9 ± 0,9 |
Bệnh Parkinson thường gặp ở giai đoạn 1 nên phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi trung bình của nhóm Parkinson nhỏ hơn 2.
3.1.5 Điểm UPDRS và UMSARS
Bảng 3.4 Điểm UPDRS và UMSARS
Parkinson (n = 82) | MSA (n = 45) | p (Mann-Whitney) | |
Trung vị (TB ± ĐLC) | Trung vị (TB ± ĐLC) | ||
UPDRS toàn bộ | 25,5 (31 ± 19,2) | 29 (34,9 ± 17,5) | 0,14 |
UPDRS-III | 17,5 (19,8 ± 11,5) | 18 (21,9 ± 11,2) | 0,237 |
UMSARS toàn bộ | 35 (39,64 ± 18,48) | ||
UMSARS-II | 15 (18,09 ± 9,57) |
TB ± ĐLC: Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Ở nhóm Parkinson: điểm UPDRS phần III trung bình là 19,8 ± 11,5.
Ở nhóm teo đa hệ thống: điểm UMSARS phần I trung bình là 21,55 ± 8,91 , phần II trung bình là 18,09 ± 9,57.
So sánh 2 nhóm: Không có sự khác biệt về mức độ nặng của bệnh tính bằng thang điểm UPDRS toàn bộ và UPDRS phần III giữa nhóm bệnh Parkinson và nhóm bệnh teo đa hệ thống với p > 0,05.
3.1.6 Triệu chứng vận động chính
Bảng 3.5 Triệu chứng vận động chính của bệnh Parkinson
Tần số | Tỷ lệ | ||
Chậm cử động | 82 | 100% | |
Hội chứng Parkinson | Đơ cứng | 60 | 73,1% |
Run khi nghỉ | 72 | 87,8% | |
Mất ổn định tư thế | 16 | 19,5% |
Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng cử động chậm (100%), có 16 trường hợp biểu hiện mất ổn định tư thế, chiếm 19,5%.
Bảng 3.6 Triệu chứng vận động chính của bệnh teo đa hệ thống
Tần số | Tỷ lệ | ||
Chậm cử động | 32 | 71,1% | |
Hội chứng Parkinson | Đơ cứng | 25 | 55,6% |
Run khi nghỉ | 6 | 13,3% | |
Mất ổn định tư thế | 18 | 40% | |
Thất điều dáng đi | 34 | 75,6% | |
Hội chứng tiểu não | Thất điều chi | 32 | 71,1% |
Rối loạn vận ngôn | 31 | 68,9% | |
Rung giật nhãn cầu | 2 | 4,4% |
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh teo đa hệ thống là thất điều dáng đi (75,6%), kế đến là thất điều chi và chậm cử động, chiếm 71,1%.
3.1.7 Triệu chứng thần kinh tự chủ trên lâm sàng
Triệu chứng thần kinh tự chủ (n = 82) | Tần số | Tỷ lệ | |
Tim mạch | Cảm giác choáng váng khi đứng lâu/ thay đổi tư thế | 12 | 14,6% |
Tăng tiết nước bọt | 9 | 10,9% | |
Tiêu hóa | Nuốt nghẹn | 6 | 7,3% |
Táo bón (đi tiêu ≤ 2 lần/ tuần) | 29 | 35,3% | |
Tiết niệu | Tiểu gấp, không kiểm soát | 4 | 4,8% |
Cảm giác tiểu không hết | 13 | 15,8% | |
Điều hòa nhiệt – mồ hôi | Toát mồ hôi nhiều/ Không chịu được nóng hoặc lạnh | 5 | 6,1% |
Sinh dục | Rối loạn cương ở nam (nam= 33) | 6 | 18,2% |
Bảng 3.7 Triệu chứng thần kinh tự chủ trên lâm sàng của bệnh Parkinson
Triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ trên lâm sàng thường gặp nhất là táo bón, chiếm 35,3%, kế đến là triệu chứng rối loạn đi tiểu (20,6%), bao gồm cảm giác tiểu không hết, tiểu lắt nhắt (15,8%); có 4 trường hợp tiểu không kiểm soát, chiếm 4,8%.
Trong 33 bệnh nhân nam, có 6 trường hợp biểu hiện rối loạn chức năng sinh dục (rối loạn cương), chiếm 18,2%.
Triệu chứng thần kinh tự chủ (n = 45) | Tần số | Tỷ lệ | |
Tim mạch | Cảm giác choáng váng khi đứng lâu/ thay đổi tư thế | 16 | 35,6% |
Tăng tiết nước bọt | 3 | 6,7% | |
Tiêu hóa | Nuốt nghẹn | 20 | 44,4% |
Táo bón (đi tiêu ≤ 2 lần/ tuần) | 40 | 88,9% | |
Tiết niệu | Tiểu gấp, không kiểm soát | 32 | 71,1% |
Cảm giác tiểu không hết | 10 | 22,2% | |
Điều hòa nhiệt – mồ hôi | Toát mồ hôi nhiều/ Không chịu được nóng hoặc lạnh | 5 | 11,1% |
Sinh dục | Rối loạn cương ở nam (nam = 22) | 17 | 77,2% |
Bảng 3.8 Triệu chứng thần kinh tự chủ trên lâm sàng của bệnh teo đa hệ thống (MSA)
Triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ trên lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn tiểu, chiếm 93,3%, trong đó tiểu gấp, tiểu không kiểm soát chiếm 71,1%; cảm giác tiểu không hết chiếm 22,2%.
Triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ thường gặp tiếp theo là táo bón (88,9%) và rối loạn sinh dục (rối loạn cương ở nam), chiếm 77,2%.
3.1.8 Đặc điểm hai phân nhóm bệnh teo đa hệ thống
Bảng 3.9 Đặc điểm hai phân nhóm bệnh teo đa hệ thống
MSA-P (n = 18) | MSA-C (n = 27) | p | |
Tuổi thời điểm nghiên cứu | 59,4 ± 8,5 | 58,2 ± 6,9 | 0,605* |
Tuổi khởi bệnh | 56,6 ± 9,1 | 55,8 ± 6,9 | 0,730* |
Thời gian mắc bệnh (năm) | 2,8 ± 1,5 (trung vị: 2) | 2,4 ± 1,6 (trung vị: 2) | 0,338** |
UPDRS toàn bộ | 43,3 ± 19,3 (trung vị: 40,5) | 29,4 ± 13,9 (trung vị: 28) | 0,018** |
UPDRS-III | 28,6 ± 11,9 (trung vị: 29) | 17,4 ± 8,2 (trung vị: 16) | 0,002** |
UMSARS toàn bộ | 47,6 ± 20,9 (trung vị: 46) | 34,4 ± 14,8 (trung vị: 30) | 0,036** |
UMSARS-II | 23,3 ± 9,9 (trung vị: 25) | 14,6 ± 7,6 (trung vị: 13) | 0,003** |
* Kiểm định t-test ** Kiểm định Mann-Whitney MSA-P: teo đa hệ thống thể Parkinson
MSA-C: teo đa hệ thống thể tiểu não
Trong nhóm 45 bệnh nhân teo đa hệ thống, có 27 bệnh nhân là teo đa hệ thống thể tiểu não (MSA-C, 60%), chiếm tỷ lệ cao hơn teo đa hệ thống thể Parkinson (18 trường hợp MSA-P, 40%). So sánh 2 phân nhóm: Không có sự khác biệt về tuổi tại thời điểm nghiên cứu, tuổi khởi bệnh, và thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm MSA-P và MSA-C (p > 0,05).
Có sự khác biệt về mức độ nặng của bệnh giữa 2 nhóm MSA-P và MSA-C. Nhóm bệnh nhân MSA-P có điểm UPDRS và UMSARS (toàn bộ và phần vận động) cao hơn nhóm MSA-C (p < 0,05).
3.2 ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ TRÊN CÁC TEST Ở BỆNH NHÂN BỆNH PARKINSON VÀ TEO ĐA HỆ THỐNG
3.2.1 Đặc điểm rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson
Bảng 3.10 Kết quả các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ tim mạch trên bệnh Parkinson
Chỉ số trung bình (n = 82) | |
Chức năng đối giao cảm | TB ± ĐLC |
Hít thở sâu – BTNT (nhịp/phút) | 11,04 ± 5,91 |
Thay đổi tư thế – Chỉ số 30:15 | 1,10 ± 0,11 |
Test Valsalva – Chỉ số Valsalva | 1,24 ± 0,15 |
Chức năng giao cảm | TB ± ĐLC |
Vận động thể lực đẳng trường – BTHA tâm trương (mmHg) | 7,37 ± 6,87 |
Huyết áp tư thế - BTHA tâm thu (mmHg) | 0,05 ± 14,99 |
Tổng điểm Ewing | 2,02 ± 1,12 |
BTNT: biến thiên nhịp tim, BTHA: biến thiên huyết áp TB ± ĐLC: Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Khi hít vào và thở ra, thay đổi nhịp tim trung bình là 11,04 ± 5,91 nhịp/phút. Sau khi đứng dậy, có tăng nhịp tim khi đứng so với khi nằm, với chỉ số 30:15 trung bình là 1,1 ± 0,11. Chỉ số Valsalva trung bình là 1,24 ± 0,15, chứng tỏ có tăng nhịp tim khi thổi vào ống có lực cản.
Sau khi nắm giữ máy đo huyết áp 3 phút, có tăng huyết áp tâm trương với biến thiên huyết áp trung bình là 7,37 ± 6,87. Sau khi đứng dậy 3 phút, biến thiên huyết áp tâm thu trung bình là 0,05 ± 14,99.
Tổng điểm Ewing trung bình cho cả 5 test là 2,02 ± 1,12.