So Sánh Biến Thiên Huyết Áp Tâm Thu Trung Bình Giữa Bệnh Parkinson Và Teo Đa Hệ Thống Ở Phút Thứ 2, Phút Thứ 3 Và Phút Thứ 5 Sau Khi Đứng So Với









1.2


1.13


0.05











p < 0,001

p < 0,001





























-14.3




-16.1





















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

5


Biến thiên huyết áp (mmHg)

0

p < 0,001

-5


MSA

Parkinson


-10


-18.6

-15


-20


Phút 2 Phút 3 Phút 5


Thời gian


Biểu đồ 3.7 So sánh biến thiên huyết áp tâm thu trung bình giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống ở phút thứ 2, phút thứ 3 và phút thứ 5 sau khi đứng so với huyết áp ban đầu


Ở nhóm bệnh nhân teo đa hệ thống, có hiện tượng giảm huyết áp tâm thu trung bình sau khi đứng 2 phút, huyết áp giảm nhiều nhất sau khi đứng 3 phút, và sau 5 phút, huyết áp tâm thu vẫn còn giảm.

So sánh 2 nhóm: Có sự khác biệt về biến thiên huyết áp tâm thu tại thời điểm sau khi đứng 2 phút, 3 phút, và 5 phút giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống với p < 0,001 (kiểm định t-test).


3.3.1.2 So sánh giữa nhóm Parkinson và teo đa hệ thống thể Parkinson (MSA-P)

Bảng 3.17 So sánh kết quả các test khảo sát chức năng thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống thể Parkinson

Test khảo sát

Parkinson

(n = 82)

MSA-P

(n = 18)

p

Hít thở sâu – BTNT (nhịp/phút)

11,04 ± 5,91

4,79 ± 3,30

< 0,001*

Thay đổi tư thế – Chỉ số 30:15

1,10 ± 0,11

(trung vị: 1,07)

1,04 ± 0,07

(trung vị: 1,03)

0,056**

Nghiệm pháp Valsalva – Chỉ số

Valsalva

1,24 ± 0,15

1,16 ± 0,13

0,051*

Vận động thể lực đẳng trường –

BTHA tâm trương (mmHg)

7,37 ± 6,87

4,78 ± 6,28

0,145*

Huyết áp tư thế –

BTHA tâm thu (mmHg)

0,05 ± 14,99

(trung vị: 1)

-18,06 ± 20,26

(trung vị: -17,5)

< 0,001**

Điểm Ewing

2,02 ± 1,12

3,39 ± 0,96

< 0,001*

* Kiểm định t-test ** Kiểm định Mann-Whitney BTNT: biến thiên nhịp tim BTHA: biến thiên huyết áp


Không có sự khác biệt về biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường và biến thiên nhịp tim với test Valsalva giữa nhóm Parkinson và MSA-P (p > 0,05).

Có sự khác biệt về mức độ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống khi khảo sát trên test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường, và biến thiên huyết áp theo tư thế (p < 0,05).

Điểm Ewing trung bình ở nhóm Parkinson là 2,02 ± 1,12.


Điểm Ewing trung bình ở nhóm MSA-P là 3,39 ± 0,96.

So sánh 2 nhóm: Có sự khác biệt về mức độ nặng rối loạn chức năng thần kinh tự chủ tính bằng thang điểm Ewing giữa bệnh Parkinson MSA-P với p < 0,001 (kiểm định t-test).


3.3.2 So sánh tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống dựa trên các test

3.3.2.1 So sánh giữa nhóm Parkinson và teo đa hệ thống (MSA)

88.9%

Parkinson MSA

77.8%

59.8%

50.0%

51.1%

44.4%

33.3%

26.7%

19.5%

29.3%

30.5%

6.1%

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Biến thiên

Biến thiên

Nghiệm pháp Vận động thể

Biến thiên

Ghi đáp ứng

nhịp tim với hít thở sâu

nhịp tim theo tư thế

Valsalva

lực đẳng trường

huyết áp theo tư thế

giao cảm da

p < 0,001 p = 0,352 p = 0,086 p = 0,04 p < 0,001 p = 0,022


Biểu đồ 3.8 So sánh tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ dựa trên các test giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống


Tỷ lệ bất thường trên tất cả 6 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ ở nhóm teo đa hệ thống đều cao hơn nhóm Parkinson.


So sánh 2 nhóm: Kiểm định chi bình phương cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và MSA khi khảo sát trên test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường, biến thiên huyết áp theo tư thế, và test ghi đáp ứng giao cảm da (p < 0,05).

3.3.2.2 So sánh giữa nhóm Parkinson và teo đa hệ thống thể Parkinson (MSA-P)

Bảng 3.18 So sánh tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống thể Parkinson (MSA-P)

Test khảo sát/Tỷ lệ bất thường

Parkinson

(n = 82)

MSA-P

(n = 18)

p

Kiểm

định


Tần số (%)

Tần số (%)


Biến thiên nhịp tim với hít thở sâu

41 (50)

16 (88,9)

0,003

χ2

Biến thiên nhịp tim theo tư thế

16 (19,5)

7 (38,9)

0,118

Fisher

Nghiệm pháp Valsalva

24 (29,3)

10 (55,6)

0,033

χ2

Vận động thể lực đẳng trường

49 (59,8)

14 (77,8)

0,152

χ2

Biến thiên huyết áp theo tư thế

5 (6,1)

5 (27,8)

0,016

Fisher

Ghi đáp ứng giao cảm da

25 (30,5)

9 (50)

0,041

χ2


Tỷ lệ bất thường trên tất cả 6 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ ở nhóm MSA-P đều cao hơn nhóm Parkinson.

So sánh 2 nhóm:

Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và MSA-P khi khảo sát trên test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test Valsalva và test biến thiên huyết áp theo tư thế (p < 0,05).


Ở hai test còn lại, biến thiên nhịp tim theo tư thế và test vận động thể lực đẳng trường, tỷ lệ bất thường ở nhóm MSA-P vẫn cao hơn nhóm Parkinson, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).


3.4 ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA BỘ TEST EWING TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT GIỮA BỆNH PARKINSON VÀ TEO ĐA HỆ THỐNG

3.4.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ test trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với bệnh Parkinson

Biểu đồ 3 9 Đường cong ROC biểu hiện độ nhạy và độ đặc hiệu của thang 1

Biểu đồ 3.9 Đường cong ROC biểu hiện độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm Ewing trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với bệnh Parkinson


Diện tích dưới đường cong AUC = 0,79 (KTC 95% = 0,72 – 0,87) (p < 0,001)


Bảng 3.19 Độ nhạy và độ đặc hiệu của điểm Ewing trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với Parkinson

Điểm cắt

điểm Ewing

Độ

nhạy

Độ đặc

hiệu

Giá trị tiên

đoán dương

Giá trị tiên

đoán âm

Chỉ số

Youden

Chỉ số

Union

1,75

93%

38%

45%

91%

0,31

0,55

2,25

89%

66%

59%

92%

0,55

0,23

2,75

69%

76%

61%

82%

0,45

0,13

3,25

44%

85%

63%

74%

0,14

0,41


Độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi tuỳ theo ngưỡng điểm Ewing, điểm Ewing càng cao thì độ nhạy càng giảm và độ đặc hiệu càng tăng trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với bệnh Parkinson.

Có 4 điểm cắt điểm Ewing: 1,75; 2,25; 2,75 và 3,25. Điểm cắt 1,75 cho độ nhạy cao nhất và điểm cắt 3,25 cho độ đặc hiệu cao nhất.

Chọn điểm cắt theo chỉ số Youden và chỉ số Union

Theo chỉ số Youden (là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1), ngưỡng chẩn đoán teo đa hệ thống là điểm Ewing ≥ 2,25.

Theo chỉ số Union nhỏ nhất (chỉ số Union = |Độ nhạy – AUC| + |Độ đặc hiệu

– AUC|), ngưỡng chẩn đoán teo đa hệ thống là điểm Ewing ≥ 2,75.

Trong nghiên cứu này, mục tiêu chính ưu tiên hơn cho chẩn đoán. Do đó, chọn ngưỡng chẩn đoán là điểm Ewing 2,75.

Như vậy, thang điểm Ewing có độ nhạy 69%, độ đặc hiệu 76%, giá trị tiên đoán dương 61% và giá trị tiên đoán âm 82% trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với bệnh Parkinson (với điểm cắt điểm Ewing là 2,75).


3.4.2 Độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ test trong chẩn đoán teo đa hệ thống thể Parkinson khi so với bệnh Parkinson

Biểu đồ 3 10 Đường cong ROC biểu hiện độ nhạy và độ đặc hiệu của thang 2

Biểu đồ 3.10 Đường cong ROC biểu hiện độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm Ewing trong chẩn đoán MSA-P khi so với bệnh Parkinson

Diện tích dưới đường cong AUC = 0,82 (KTC 95% = 0,72 – 0,92) (p < 0,001) Bảng 3.20 Độ nhạy và độ đặc hiệu của điểm Ewing trong chẩn đoán teo đa hệ thống thể Parkinson khi so với Parkinson

Điểm cắt

điểm Ewing

Độ

nhạy

Độ đặc

hiệu

Giá trị tiên

đoán dương

Giá trị tiên

đoán âm

Chỉ số

Youden

Chỉ số

Union

1,75

94%

38%

25%

97%

0,32

0,56

2,25

89%

66%

36%

96%

0,55

0,23

2,75

78%

76%

41%

94%

0,45

0,10

3,25

56%

85%

45%

82%

0,41

0,29


Điểm Ewing càng cao thì độ nhạy càng giảm và độ đặc hiệu càng tăng trong chẩn đoán MSA-P khi so với bệnh Parkinson.

Theo chỉ số Youden (là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1), ngưỡng chẩn đoán MSA-P là điểm Ewing ≥ 2,25.

Theo chỉ số Union nhỏ nhất (chỉ số Union = |Độ nhạy – AUC| + |Độ đặc hiệu

– AUC|), ngưỡng chẩn đoán MSA-P là điểm Ewing ≥ 2,75.

Trong nghiên cứu này, mục tiêu chính ưu tiên hơn cho chẩn đoán. Do đó, chọn ngưỡng chẩn đoán là điểm Ewing 2,75.

Như vậy, thang điểm Ewing có độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 76%, giá trị tiên đoán dương 41% và giá trị tiên đoán âm 94% trong chẩn đoán teo đa hệ thống thể Parkinson (MSA-P) khi so với bệnh Parkinson (với điểm cắt điểm Ewing là 2,75).


3.5 MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH PARKINSON VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH TEO ĐA HỆ THỐNG

3.5.1 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ với tuổi tại thời điểm nghiên cứu và với thời gian mắc bệnh trên cả hai nhóm

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa mức độ rối loạn thần kinh tự chủ với tuổi và thời gian mắc bệnh trên cả hai nhóm (n = 127)

Các yếu tố

β

α

r

r2

p

Tuổi tại thời điểm

nghiên cứu

0,048

-0,392

0,368

0,135

< 0,001

Thời gian bệnh

0,208

1,884

0,389

0,151

< 0,001

β: hệ số hồi qui α: hằng số

r: hệ số tương quan

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí