Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Ở Việt Nam Hiện Nay‌

Khó khăn trong việc tiếp cận với đất đai

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản, không thể thiếu của quá trình sản xuất, thế nhưng tình trạng thiếu đất để sử dụng làm mặt bằng sả xuất của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đang rất cấp bách. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi về đất đai hơn. Năm 2006 đất giao cho doanh nghiệp nhà nước là 58,6 triệu m2 đất với 52 dự án còn khu vực tư nhân là 2,4 triệu m2 đất

cho 35 dự án. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân không đủ vốn lớn để đầu tư vào đất đai nên phải đi thuê đất của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức với giá cao hơn nhiều, 51% số doanh nghiệp sử dụng đất tự có để tiến hành sản xuất kinh doanh, 49% là thuê của doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức khác và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài trong những năm gần đây.

Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do thủ tục thuê và chuyển nhượng đất phức tạp, có những quy định không rõ ràng gây khó khăn cho các nhà đầu tư, làm mất nhiều thời gian, chi phí.

Thứ hai, do quy hoạch đất không rõ ràng, nhiều nơi diện tích đất không sử dụng, đất hoang hóa, đất sử dụng sai mục đích còn lớn, trong khi khu vực tư nhân lại thiếu mặt bằng sản xuất – kinh doanh.

Thứ ba, do quy mô vốn của doanh nghiệp còn nhỏ, không đủ khả năng để thuê đất ở những địa điểm có lợi thế vì ở những địa điểm đó giá đất cho thuê cao, làm tăng chi phí đầu vào.

Khó khăn trong thu hút và đào tạo nguồn nhân lực

Khu vực tư nhân hiện nay đang thiếu lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề chuyên môn thành thạo. Điều này do khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

tạo được lòng tin để xóa bỏ những định kiến trong xã hội. Do vậy, chỉ có những lao động có trình độ thấp, cần công việc, ít có cơ hội lựa chọn nơi làm việc mới chấp nhận làm việc trong khu vực này.

Một nguyên nhân nữa là trong khi các doanh nghiệp nhà nước đều được hưởng các chính sách của nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực miễn phí thì khu vực tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này.

Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 10

Hiện tại, nền giáo dục của ta chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Có những ngành, những lĩnh vực còn thiếu quá nhiều cán bộ, công nhân có tay nghề, trình độ chuyên môn, trong khi đó có một số ngành đào tạo tràn lan. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nội dung đào tạo chậm, không bắt kịp sự thay đổi trong thực tế cho nên hiệu quả đào tạo không cao.

Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn

Đối với nguồn vốn của ngân hàng:

Hiện tại các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập nguồn vốn chủ yếu huy động từ bản thân chủ doanh nghiệp, người thân, bạn bè… Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Thực tế cho thấy, 69% doanh nghiệp sử dụng vốn tự tích lũy, 45% doanh nghiệp là vay vốn từ người thân, bạn bè. Và chỉ có 21% doanh nghiệp vay vốn được từ các ngân hàng thương mại quốc doanh, 11% vay từ ngân hàng thương mại cổ phần.

Hiện tại khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tạo được lòng tin nên rất khó vay vốn từ ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Thêm vào đó, khu vực tư nhân có quy mô nhỏ nên lượng vốn vay thường ít trong khi đó chi phí giao dịch, điều tra, giám sát lại cao.

Đối với nguồn từ quỹ hỗ trợ phát triển:


Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đã được tiếp cận nguồn vốn từ quỹ hộ trợ phát triển. Tuy nhiên, số vốn mà khu vực tư nhân vay được từ quỹ này chỉ chiếm 8% tổng số vốn cho vay của quỹ. Nguyên nhân là do thủ tục và các điều kiện cho vay còn quá chặt chẽ, các thủ tục pháp lý về điều kiện cho vay của Quỹ còn bất bình đẳng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân làm cho khu vực kinh tế tư nhân khó vay được vốn từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước.

2.4.3.2.2. Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước

Thiếu cơ chế cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Ngày nay, sự phát triển các ngành dịch vụ đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, trong đó có dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có tác dụng làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua ủy nhiệm những công việc chuyên biết cho các chuyên gia chuyên ngành. Ở các nước phát triển, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chiếm tỷ lệ ít nhất là 1/3 giá trị đầu vào của doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh rất đa dạng và thực hiện những chức năng khác nhau. Chất lượng cung ứng các dịch vụ sẽ tác động lớn đến khả năng phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế khi sử dụng dịch vụ này. Theo các nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ nghề nghiệp là bộ phận đầu vào mang tính cạnh tranh nhất, tiếp theo mới đến truyền thông, giáo dục thương mại và đào tạo. Thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thường phải phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhập khẩu nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, khi ở trong nước những dịch vụ này không đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Thiếu cơ chế tạo sự ủng hộ của xã hội đối với kinh tế tư nhân

Nhìn chung, môi trường thể chế chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Môi trường thể chế được hiểu là tổng hợp toàn bộ các nhân tố mang


tính chính trị, nhà nước, pháp luật có tác động ảnh hưởng ở mức độ nhất định lên quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, thể chế chính trị giữ vai trò quan trọng nhất, nó định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng định hướng chính trị nhằm chi phối những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu bình đẳng, tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng như tiêu cực do bộ máy quản lý yếu kém gây ra đã đẩy khu vực tư nhân vào tình thế bất lợi. Nguyên nhân do việc xác định vị trí, vai trò quan trọng của khu vực tư nhân mới chỉ chung chung mà chưa có những chính sách, chiến lược phát triển cụ thể, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này. Bên cạnh đó, tư tưởng kỳ thị, phân biệt khu vực tư nhân trong bộ máy quản lý vẫn tồn tại. Hiện nay, chưa có một bộ phận quản lý nhà nước chính thức đối với hoạt động của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân để theo dõi, điều chỉnh, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Ngoài ra, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Tình trạng văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, không nhất quán đã làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không tốt, luôn luôn lo sợ sự thay đổi của cơ chế, chính sách nên không dám đầu tư, phát triển sản xuất – kinh doanh. Ngoài ra, những quy định còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất – kinh doanh.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY‌


3.3. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế tư nhân

Thứ nhất, mục tiêu hoạt động của kinh tế tư nhân vẫn chịu sự chi phối chủ yếu bởi quy luật tối đa hóa lợi nhuận. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng phát triển, qua đó các quy luật kinh tế thị trường luôn dẫn dắt kinh tế tư nhân mở rộng đầu tư ở những nơi có lợi nhuận cao nhất, các lĩnh vực ngành nghề mới có hiệu suất sinh lợi cao vẫn luôn hấp dẫn kinh tế tư nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân có vai trò, vị trí và chức năng đặc thù trong một cơ cấu kinh tế chung, vì thế không thể thay thế nhau, không có xu thế lấn át hoặc loại trừ nhau. Tuy nhiên, do bản chất của sở hữu, trong quá trình vận động của kinh tế tư nhân luôn có xu hướng bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến các xu hướng phát triển khác của kinh tế tư nhân.

Thứ hai, tích tụ và tập trung vốn gia tăng, hình thành các doanh nghiệp vừa và lớn có sức cạnh tranh cao, kinh tế cá thể giảm. Đây là một xu hướng tất yếu trong phát triển cạnh tranh của kinh tế tư nhân, cùng với xu hướng sẽ có nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có số vốn hàng ngàn tỷ đồng, tạo ra những sản phẩm có giá trị chi phối thị trường trong nước, mở rộng thị phần ở thị trường quốc tế một cách ổn định. Đồng thời, sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến hơn các hiện tượng phá sản, giải thể, chia nhỏ, mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập… các doanh nghiệp, các cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp, hiện tượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đạt được mục đích kinh doanh cũng trở thành vấn đề được xã hội quan tâm hơn.


Trong thương mại – dịch vụ, các cửa hàng, trung tâm mua sắm có quy mô vừa và lớn, được trang bị tốt sẽ chiếm ưu thế, nhất là ở các đô thị. Nhìn chung xu hướng phát triển kinh tế tư nhân là sự tồn tại của kinh tế hộ gia đình, những doanh nghiệp siêu nhỏ trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ giảm dần, các đơn vị kinh tế tư nhân có quy mô lớn gắn với các hoạt động có tính quốc tế hóa sẽ chiếm ưu thế do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, sự cạnh tranh và liên kết hợp tác giữa các đơn vị kinh tế tư nhân với nhau và với các thành phần kinh tế sẽ ngày càng gia tăng. Cạnh tranh và hợp tác luôn đan xen và tác động lẫn nhau. Tập trung vốn là kết quả của quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, xu hướng này sẽ ngày một gia tăng khi hội nhập kinh tế quốc tế đẫn đến các doanh nghiệp lớn của nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nguy cơ phá sản trước một cuộc cạnh tranh không cân sức là khó tránh khỏi. Vì vậy, con đường liên kết giữa các đơn vị kinh tế tư nhân với nhau để chống đỡ sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn trong cùng lĩnh vực là xu hướng trong thời gian tới. Sự liên kết giữa các nhà bán lẻ diễn ra trong thời gian qua là một ví dụ điển hình về sự hợp tác trong kinh doanh dưới áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự liên kết không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế tư nhân với nhau mà còn với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và sự hợp tác diễn ra trên nhiều mặt sản xuất – kinh doanh. Xu hướng chung của sự hợp tác này là ngày càng nhiều đơn vị kinh tế tư nhân trở thành công ty con theo mô hình tập đoàn kinh tế, mà công ty mẹ có thể là đơn vị kinh tế nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Ranh giới giữa các thành phần kinh tế sẽ mờ dần, giảm dần sự khác biệt trong phương thức hoạt động. Như vậy, xu hướng chuyển từ sở hữu đơn lẻ (doanh nghiệp tư nhân một chủ) sang sở hữu nhiều chủ ngày càng nhiều.


Thứ tư, kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển nhanh, có tỷ trọng ngày càng lớn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Khi có môi trường thể chế phù hợp, được thừa nhận, cổ vũ và hơn hết là được đặt đúng vị trí, kinh tế tư nhân sẽ có tốc độ phát triển nhanh về số lượng, hiệu quả kinh doanh cao, tận dụng được các nguồn lực và khả năng huy động vốn ngày càng được cải thiện. Cho tới nay, Việt Nam mới đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp/1.000 người dân. Trong khi đó, con số này của Đài Loan từ năm 1999 đã là 49/1.000 dân, Nhật Bản là 40/1.000 dân.

Nhân tố chính thúc đẩy tăng nhanh số doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới là khu vực kinh tế tư nhân. Kể từ khi áp dụng doanh nghiệp 1999, khu vực tư nhân luôn được duy trì tốc độ tăng trưởng trên 18%/ năm, đóng góp bình quân hơn 6000 tỷ đồng tiền thuế, chiếm khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước. Tính đến 31/12/2008, cả nước đã có 330.800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, gấp 6 lần tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 10 năm của giai đoạn 1991 – 1999, với số doanh nghiệp đăng ký mới trung bình hàng năm tăng 6 lần. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn trong nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này phản ánh: khu vực tư nhân xứng đáng được xem là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Thứ năm, sự chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với những biến đổi của thị trường đồng thời kết hợp kinh doanh theo hướng đa ngành sẽ ngày càng phổ biến. Dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân sẽ chịu sự “điều tiết” mạnh mẽ của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình di chuyển từ lĩnh vực kinh doanh này sang lĩnh vực kinh doanh khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn sẽ diễn ra ngày càng tăng trong khu vực tư nhân, đặc biệt là trong điều kiện tự do hóa nền kinh tế. Ở các đơn vị kinh tế tư nhân có quy mô lớn, xu


hướng mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành không còn là cá biệt, các tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ hình thành và phát triển trong nhiều lĩnh vực và giữ một vị trí đáng kể trong nền kinh tế.

Thứ sáu, tính chất quốc tế hóa trong hoạt động sản xuất – kinh doanh ngày càng đậm nét hơn. Các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân sẽ ngày càng mang yếu tố quốc tế đậm nét hơn về định hướng sản xuất – kinh doanh, về thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nguyên vật liệu, về công nghệ và các yếu tố cần thiết khác cho quá trình tái sản xuất mở rộng của bản thân doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thương mại và những tiêu chuẩn quốc tế được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Những biến động của thị trường thế giới cùng những bất ổn của nó sẽ tác động nhanh chóng và không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Thứ bảy, vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp ngày càng lớn. Một khi sự liên kết và hợp tác ngày càng mở rộng, thì vai trò của các Hiệp hội ngành nghề cũng sẽ quan trọng hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình hội nhập, thì tiếng nói của các hiệp hội sẽ là đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc tranh chấp thương mại có tính quốc tế. Vì vậy, xu hướng các doanh nghiệp khu vực tư nhân tìm đến hiệp hội để có được sự hỗ trợ về nhiều mặt là ngày càng nhiều trong thời gian tới, điều này càng có ý nghĩa khi hầu hết doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khả năng tự bảo vệ một cách riêng lẻ là không cao.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí