Bảng 3.11 Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson
Tỷ lệ bất thường (n = 82) | |
Chức năng đối giao cảm | Tần số (%) |
Biến thiên nhịp tim với hít thở sâu | 41 (50) |
Biến thiên nhịp tim theo tư thế | 16 (19,5) |
Nghiệm pháp Valsalva | 24 (29,3) |
Chức năng giao cảm | Tần số (%) |
Vận động thể lực đẳng trường – | 49 (59,8) |
Biến thiên huyết áp theo tư thế | 5 (6,1) |
Ghi đáp ứng giao cảm da | 25 (30,5) |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ Thuật Thực Hiện Các Test Đánh Giá Chức Năng Thần Kinh Tự Chủ
- Phân Bố Về Giới Mắc Bệnh Của Nhóm Parkinson Và Msa Trong Nhóm 82 Bệnh Nhân Parkinson, Nữ Chiếm Tỷ Lệ 59,7%, Nam 40,3%, Tỷ Số Nữ: Nam = 1,48:1
- Tuổi Tại Thời Điểm Nghiên Cứu Của Nhóm Msa (N = 45)
- So Sánh Biến Thiên Huyết Áp Tâm Thu Trung Bình Giữa Bệnh Parkinson Và Teo Đa Hệ Thống Ở Phút Thứ 2, Phút Thứ 3 Và Phút Thứ 5 Sau Khi Đứng So Với
- Mối Liên Quan Giữa Mức Độ Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ Và Phân Độ Hoehn & Yahr Sửa Đổi Theo Nhóm Trên Nhóm Bệnh Parkinson
- Triệu Chứng Rối Loạn Thần Kinh Tự Chủ Trên Lâm Sàng
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ thay đổi tùy theo các test. Tỷ lệ bất thường cao nhất trên nhóm Parkinson là ở test biến thiên huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường (59,8%).
Bệnh Parkinson
13
(15.9%)
44
(53.7%)
17
(20.7%)
8
(9.8%)
Bình thường
Giao cảm Đối giao cảm
Giao cảm và đối giao cảm
Biểu đồ 3.4 Phân bố kiểu rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh Parkinson
Trong 82 bệnh nhân Parkinson, khi khảo sát trên 6 test, chỉ có 13 trường hợp bình thường (chiếm 15,9%), còn lại 69 trường hợp bất thường ít nhất 1 test
khảo sát, trong đó có 44 trường hợp (53,7%) bất thường ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm.
3.2.2 Đặc điểm rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh teo đa hệ thống Bảng 3.12 Kết quả các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ tim mạch
trên bệnh teo đa hệ thống
Chỉ số trung bình (n = 45) | |
Chức năng đối giao cảm | TB ± ĐLC |
Hít thở sâu – BTNT (nhịp/phút) | 5,05 ± 3,27 |
Thay đổi tư thế – Chỉ số 30:15 | 1,06 ± 0,08 |
Test Valsalva – Chỉ số Valsalva | 1,19 ± 0,15 |
Chức năng giao cảm | TB ± ĐLC |
Vận động thể lực đẳng trường – BTHA tâm trương (mmHg) | 4,36 ± 6,19 |
Huyết áp tư thế - BTHA tâm thu (mmHg) | -18,64 ± 19,54 |
Tổng điểm Ewing | 3,22 ± 0,96 |
BTNT: biến thiên nhịp tim, BTHA: biến thiên huyết áp
Khi hít vào và thở ra, thay đổi nhịp tim ít với biến thiên trung bình là 5,05 ± 3,27 nhịp/phút. Sau khi đứng dậy, có tăng nhịp tim khi đứng so với khi nằm, với chỉ số 30:15 trung bình là 1,06 ± 0,08. Chỉ số Valsalva trung bình là 1,19 ± 0,15, chứng tỏ có tăng nhịp tim khi thổi vào ống có lực cản.
Sau khi nắm giữ máy đo huyết áp 3 phút, thay đổi huyết áp tâm trương không đáng kể với biến thiên huyết áp trung bình là 4,36 ± 6,19. Sau khi đứng dậy 3 phút, có hạ huyết áp tư thế với biến thiên huyết áp tâm thu trung bình là -18,64
± 19,54.
Tổng điểm Ewing trung bình cho cả 5 test là 3,22 ± 0,96.
Bảng 3.13 Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ trên bệnh teo đa hệ thống
Tỷ lệ bất thường (n = 45) | |
Chức năng đối giao cảm | Tần số (%) |
Biến thiên nhịp tim với hít thở sâu | 40 (88,9) |
Biến thiên nhịp tim theo tư thế | 12 (26,7) |
Nghiệm pháp Valsalva | 20 (44,4) |
Chức năng giao cảm | Tần số (%) |
Vận động thể lực đẳng trường – | 35 (77,8) |
Biến thiên huyết áp theo tư thế | 15 (33,3) |
Ghi đáp ứng giao cảm da | 23 (51,1) |
Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ thay đổi tùy theo các test.
Tỷ lệ bất thường cao nhất trên nhóm MSA là ở test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu (88,9%). Tiếp theo là bất thường test vận động thể lực đẳng trường (77,8%).
Khi kích thích điện, có 23 trường hợp MSA ghi nhận không có sóng đáp ứng giao cảm da, chiếm 51,1%.
Bảng 3.14 So sánh kết quả các test giữa MSA-P và MSA-C
MSA-P ( n = 18) | MSA-C (n = 27) | p | |
Hít thở sâu – BTNT (nhịp/phút) | 4,79 ± 3,31 (trung vị: 3,5) | 5,23 ± 3,31 (trung vị: 5) | 0,536** |
Thay đổi tư thế - Chỉ số 30:15 | 1,04 ± 0,07 (trung vị: 1,03) | 1,08 ± 0,09 (trung vị: 1,06) | 0,093** |
Nghiệm pháp Valsalva – Chỉ số Valsalva | 1,16 ± 0,14 | 1,21 ± 0,17 | 0,340* |
Vận động thể lực đẳng trường – BTHA tâm trương (mmHg) | 4,78 ± 6,28 | 4,07 ± 6,25 | 0,714* |
Huyết áp tư thế - BTHA tâm thu (mmHg) | -18,06 ± 20,26 | -19,04 ± 19,43 | 0,871* |
Điểm Ewing | 3,39 ± 0,96 | 3,11 ± 0,96 | 0,349* |
* Kiểm định t-test ** Kiểm định Mann-Whitney BTNT: biến thiên nhịp tim, BTHA: biến thiên huyết áp
So sánh 2 phân nhóm:
Không có sự khác biệt về các chỉ số rối loạn thần kinh tự chủ giữa phân nhóm MSA-P và MSA-C khi khảo sát riêng từng test (p > 0,05).
Khi khảo sát dựa vào tổng điểm Ewing, cũng không ghi nhận có sự khác biệt về mức độ rối loạn thần kinh tự chủ giữa phân nhóm MSA-P và MSA-C (p = 0,42).
Bảng 3.15 So sánh tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ giữa teo đa hệ thống thể Parkinson và thể tiểu não
MSA-P (n = 18) | MSA-C (n = 27) | p | Kiểm định | |
Tần số (%) | Tần số (%) | |||
Biến thiên nhịp tim với hít thở sâu | 16 (88,9) | 24 (88,9) | 1,000 | Fisher |
Biến thiên nhịp tim theo tư thế | 7 (38,9) | 5 (18,5) | 0,175 | Fisher |
Nghiệm pháp Valsalva | 10 (55,6) | 10 (37) | 0,221 | χ2 |
Vận động thể lực đẳng trường | 14 (77,8) | 14 (77,8) | 1,000 | Fisher |
Biến thiên huyết áp theo tư thế | 5 (27,8) | 10 (37) | 0,519 | χ2 |
Ghi đáp ứng giao cảm da | 9 (50) | 14 (51,9) | 0,903 | χ2 |
So sánh 2 phân nhóm:
Tỷ lệ bất thường test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu và test vận động thể lực đẳng trường ở phân nhóm MSA-P và phân nhóm MSA-C bằng nhau, chiếm tỷ lệ lần lượt là 88,9% và 77,8%.
Ở các test còn lại, không có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ khi khảo sát trên riêng từng test giữa phân nhóm MSA-P và MSA-C (p > 0,05).
Teo đa hệ thống
4
(8.9%)
5
(11.1%)
36
(80.0%)
Bình thường Giao cảm
Đối giao cảm Giao cảm và đối giao cảm
Biểu đồ 3.5 Phân bố kiểu rối loạn thần kinh tự chủ trên nhóm teo đa hệ thống (n = 45)
Ở nhóm teo đa hệ thống, khi khảo sát trên 6 test, bao gồm 5 test chức năng thần kinh tự chủ tim mạch và test ghi đáp ứng giao cảm da, cả 45 trường hợp (100%) đều bất thường ít nhất 1 test.
Trong 45 trường hợp bất thường này, 20% chỉ bất thường trên một hệ thần kinh tự chủ (giao cảm hoặc đối giao cảm), còn 80% còn lại bất thường trên cả hai hệ thần kinh tự chủ giao cảm và đối giao cảm.
3.3 SO SÁNH MỨC ĐỘ RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ GIỮA BỆNH PARKINSON VÀ TEO ĐA HỆ THỐNG
3.3.1 So sánh mức độ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống
3.3.1.1 So sánh giữa nhóm Parkinson và teo đa hệ thống (MSA)
Bảng 3.16 So sánh kết quả các test khảo sát chức năng thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống
Parkinson (n = 82) | MSA (n = 45) | p | |
Hít thở sâu – BTNT (nhịp/phút) | 11,04 ± 5,91 | 5,05 ± 3,27 | < 0,001* |
Thay đổi tư thế - Chỉ số 30:15 | 1,10 ± 0,11 (trung vị: 1,07) | 1,06 ± 0,08 (trung vị: 1,04) | 0,058** |
Nghiệm pháp Valsalva – Chỉ số Valsalva | 1,24 ± 0,15 | 1,19 ± 0,15 | 0,078* |
Vận động thể lực đẳng trường – BTHA tâm trương (mmHg) | 7,37 ± 6,87 | 4,36 ± 6,19 | 0,016* |
Huyết áp tư thế - BTHA tâm thu (mmHg) | 0,05 ± 14,99 (trung vị: 1) | -18,64 ± 19,54 (trung vị: -16) | < 0,001** |
* Kiểm định t-test ** Kiểm định Mann-Whitney BTNT: biến thiên nhịp tim BTHA: biến thiên huyết áp So sánh 2 nhóm:
Không có sự khác biệt về chỉ số 30:15 và chỉ số Valsalva giữa nhóm Parkinson và teo đa hệ thống (p > 0,05).
Có sự khác biệt về mức độ rối loạn thần kinh tự chủ giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống khi khảo sát trên test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường, và biến thiên huyết áp theo tư thế (p < 0,05).
Biểu đồ 3.6 So sánh điểm Ewing giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống
Điểm Ewing được tính bằng tổng điểm của 5 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ tim mạch, bao gồm test hít thở sâu, test biến thiên nhịp tim và huyết áp theo tư thế, test Valsalva và test co cơ đẳng trường.
Điểm Ewing trung bình ở nhóm Parkinson là 2,02 ± 1,12. Điểm Ewing trung bình ở nhóm MSA là 3,22 ± 0,96.
So sánh 2 nhóm: Có sự khác biệt về mức độ nặng rối loạn chức năng thần kinh tự chủ tính bằng thang điểm Ewing giữa bệnh Parkinson và teo đa hệ thống với p < 0,001 (kiểm định t-test).