Phân Bố Về Giới Mắc Bệnh Của Nhóm Parkinson Và Msa Trong Nhóm 82 Bệnh Nhân Parkinson, Nữ Chiếm Tỷ Lệ 59,7%, Nam 40,3%, Tỷ Số Nữ: Nam = 1,48:1


2.7 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Hình 2 11 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu Các bệnh nhân đến khám tại 1

Hình 2.11 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu


Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson và teo đa hệ thống, được đưa vào nhóm nghiên cứu khi


có sự đồng ý của bệnh nhân. Bệnh nhân được thu thập thông tin và hỏi bệnh sử thông qua nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp.

Trường hợp bệnh nhân mới, lần đầu tiên chẩn đoán bệnh Parkinson hoặc teo đa hệ thống và bệnh nhân không có đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thần kinh tự chủ: nghiên cứu viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến phòng điện cơ để nghiên cứu viên trực tiếp đánh giá phân độ Hoehn – Yahr sửa đổi, điểm UPDRS, điểm UMSARS và khảo sát các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ theo quy trình của bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế trong cùng ngày khám.

Trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Parkinson hoặc teo đa hệ thống và bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc các thuốc có ảnh hưởng chức năng thần kinh tự chủ: bệnh nhân sẽ được hẹn vào ngày hôm sau. Vào ngày thực hiện test: bệnh nhân tạm ngưng các thuốc có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh tự chủ, bao gồm thuốc kháng cholinergics, kháng histamines, các thuốc tim mạch (thuốc ức chế thụ thể beta, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc corticoid), các thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều do nghiên cứu viên thăm khám, thu thập thông tin và đều được Thầy hướng dẫn xác nhận lại chẩn đoán. Tất cả các test đều do nghiên cứu viên trực tiếp tiến hành. Huấn luyện cho một kỹ thuật viên của phòng đo điện cơ bệnh viện để hỗ trợ thực hiện. Tất cả test được thực hiện trên cùng một máy đo điện cơ tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế. Kết quả do nghiên cứu viên và một bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh ghi nhận độc lập. Trong trường hợp kết quả không giống nhau, nghiên cứu viên cùng bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sẽ thảo luận với nhau và thảo luận cùng Thầy hướng dẫn để thống nhất kết quả cuối cùng.


2.8 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nhập liệu và xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ %.

Biến số định lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, nếu số liệu không đạt phân phối chuẩn thì trình bày thêm trung vị.

Mối liên quan giữa các biến số định tính được khảo sát bằng phép kiểm chi bình phương. Trong trường hợp số liệu không đáp ứng điều kiện sử dụng phép kiểm định chi bình phương (tần sồ kỳ vọng nhỏ hơn 5), chúng tôi sử dụng phép kiểm chính xác Fisher.

Mối liên quan giữa các biến số định lượng được khảo sát bằng phép kiểm t- test và hồi qui tuyến tính. Trong trường hợp số liệu không đạt phân phối chuẩn, chúng tôi sử dụng phép kiểm phi tham số Mann-Whitney.

Giá trị p ≤ 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

Về hệ số tương quan Pearson [62]

Bảng 2.4 Hệ số tương quan Pearson


Hệ số tương quan |r|

Ý nghĩa mức tương quan

> 0,9

Gần như hoàn toàn

0,7 – 0,9

Rất cao

0,5 – 0,7

Cao/ Chặt chẽ

0,3 – 0,5

Trung bình

0,1 – 0,3

Thấp

< 0,1

Không đáng kể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

(Nguồn: Hori, 2009 [62])

Về diện tích dưới đường cong ROC, ngưỡng AUC (Area Under ROC Curve) chấp nhận là trên 0,6 (bảng 2.5) [118].


Bảng 2.5 Ý nghĩa diện tích dưới đường cong ROC (AUC)


Giá trị AUC

Chất lượng test

0,9 – 1,0

Xuất sắc

0,8 – 0,9

Rất tốt

0,7 – 0,8

Tốt

0,6 – 0,7

Trung bình

0,5 – 0,6

Không có ý nghĩa

(Nguồn: Trifonova, 2014 [118])

Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của các biến số trong chẩn đoán teo đa hệ thống khi so với Parkinson được tính bằng cách vẽ đường cong ROC và lựa chọn dùng chỉ số Youden (Youden index – J) hoặc chỉ số Union (Index of Union – IU).

Chỉ số Youden là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1 [120].

Chỉ số Union = |Độ nhạy – AUC| + |Độ đặc hiệu – AUC| [120].

2.9 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tuân thủ khuyến cáo Helsinski và đã thông qua Hội đồng y đức của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (số 150/ĐHYD-HĐ ngày 5 tháng 5 năm 2017).

Đây là nghiên cứu quan sát, mô tả, không ảnh hưởng lên sức khỏe cũng như chẩn đoán và điều trị của người tham gia. Các thông tin thu thập của bệnh nhân là sẵn có, quy trình thăm khám đúng như thông thường. Các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ là các test không xâm lấn, không có bất cứ thủ thuật, can thiệp xâm lấn nào. Nghiên cứu viên và kỹ thuật viên phòng điện cơ luôn theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình thực hiện, đặc biệt là chú ý quá trình thực


hiện các test gắng sức và test biến thiên huyết áp tư thế để đề phòng bệnh nhân té ngã.

Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân các thông tin cá nhân sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và không dùng cho các mục đích khác. Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về qui trình thực hiện và chỉ lấy mẫu khi bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Hình 3 1 Lưu đồ thu nhận mẫu Có tất cả 132 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn 2

Hình 3.1 Lưu đồ thu nhận mẫu


Có tất cả 132 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào và loại ra được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 84 bệnh nhân Parkinson và 48 bệnh nhân teo đa hệ thống. Tất cả 132 bệnh nhân này đều được đánh giá mức độ nặng của bệnh qua thang điểm H&Y, UPDRS, UMSARS. Có 2 bệnh nhân Parkinson và 3 bệnh nhân teo đa hệ thống không thực hiện được test biến thiên nhịp tim và huyết áp theo tư thế do bệnh nhân không tự đứng một mình được, vì vậy không kiểm tra


được số đo huyết áp sau khi đứng 3 phút. Còn lại 127 bệnh nhân đều thực hiện đầy đủ 6 test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ, bao gồm test biến thiên nhịp tim với hít thở sâu, test biến thiên nhịp tim và huyết áp khi thay đổi tư thế, test biến thiên nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva, test vận động thể lực đẳng trường và test ghi đáp ứng giao cảm da. Như vậy, 127 trường hợp này, bao gồm 82 bệnh nhân Parkinson và 45 bệnh nhân teo đa hệ thống, sẽ được phân tích kết quả.


3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Phân bố về giới


Tần số






49

p = 0,347

(59,7%)






33

(40,3%)


23

(51,1%)





22

(48,9%)










90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Bệnh Parkinson MSA

Nam Nữ


Biểu đồ 3.1 Phân bố về giới mắc bệnh của nhóm Parkinson và MSA Trong nhóm 82 bệnh nhân Parkinson, nữ chiếm tỷ lệ 59,7%, nam 40,3%, tỷ số nữ: nam = 1,48:1


Trong nhóm 45 bệnh nhân teo đa hệ thống, nữ chiếm tỷ lệ 51,1%, nam 48,9%, tỷ số nữ: nam = 1,04:1.

So sánh 2 nhóm: Không có sự khác biệt về tỷ lệ giới nam và giới nữ giữa hai nhóm bệnh với p = 0,347 (kiểm định chi bình phương).


3.1.2 Phân bố theo tuổi tại thời điểm nghiên cứu


Biểu đồ 3 2 Tuổi tại thời điểm nghiên cứu của nhóm Parkinson n 82 Tuổi trung 3

Biểu đồ 3.2 Tuổi tại thời điểm nghiên cứu của nhóm Parkinson (n = 82) Tuổi trung bình tại thời điểm nghiên cứu của nhóm bệnh Parkinson là 58,62 ± 1,11, nhỏ nhất 37 tuổi, lớn nhất 80 tuổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023