Kỹ Thuật Thực Hiện Các Test Đánh Giá Chức Năng Thần Kinh Tự Chủ


Bảng 2.3 Điểm số theo phân độ Ewing


Phân độ

Điểm số

Bình thường

0

Ranh giới

0,5

Bất thường

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

(Nguồn: Ewing, 1985 [51])


2.6 PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU

2.6.1 Chuẩn bị bệnh nhân

Tất cả các test đều được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi 30 phút.

Bệnh nhân không dùng các chất kích thích (thuốc lá, trà, cà phê) ít nhất 3 giờ trước khi thực hiện các test.

Vào ngày thực hiện test: bệnh nhân tạm ngưng các thuốc có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh tự chủ, bao gồm thuốc kháng cholinergics, kháng histamines, các thuốc tim mạch (thuốc ức chế thụ thể beta, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc corticoid), các thuốc điều trị bệnh Parkinson .

Hướng dẫn bệnh nhân cách thở 6 chu kỳ/phút (người thực hiện ra hiệu lệnh để người bệnh hít vào hoặc thở ra mỗi 5 giây).

Hướng dẫn bệnh nhân cách thổi vào ống có lực cản trong test Valsalva.

Hướng dẫn bệnh nhân tự đứng dậy nhanh theo yêu cầu của test khi đo nhịp tim và huyết áp ở tư thế đứng.

Tổng thời gian thực hiện 6 test khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút.



Hình 2 1 Máy điện cơ 4 kênh hãng Natus Mỹ Nguồn hình chụp tại phòng điện cơ 1

Hình 2.1 Máy điện cơ 4 kênh, hãng Natus, Mỹ

(Nguồn: hình chụp tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)

2.6.2 Chuẩn bị dụng cụ

Khi làm các test, bệnh nhân nằm trong một phòng thoáng mát, yên tĩnh.

Các test được khảo sát trên máy điện cơ 4 kênh Viking Quest, hãng Natus, Mỹ.

Máy đo huyết áp tự động, loại băng cuộn ở cánh tay, nhãn hiệu OMRON – IA2, xuất xứ Nhật Bản.

Máy đo huyết áp cơ, nhãn hiệu YAMASU, xuất xứ Nhật Bản.

Tất cả các test khảo sát nhịp tim, dùng điện tâm đồ đo ở chuyển đạo DII.

2.6.3 Kỹ thuật thực hiện các test đánh giá chức năng thần kinh tự chủ

Test biến thiên nhịp tim khi hít thở sâu:

Đặt hai điện cực để ghi điện tim trên ngực, một ở liên sườn 2, và một ở mỏm tim. Bệnh nhân nằm nghỉ trong 5 phút, cho bệnh nhân hít thở bình thường trong 1 phút đầu, sau đó hít thở thật sâu (hít vào sâu trong 5 giây và thở ra trong 5 giây tiếp theo) với nhịp độ 6 lần/phút trong khoảng 1 phút. Đánh giá chênh lệch nhịp tim giữa hít vào (khoảng R – R ngắn nhất) và thở ra (khoảng R – R dài nhất).


Hình 2 2 Biến thiên nhịp tim bình thường khi hít thở sâu ∆HR 21 nhịp phút 2


Hình 2.2 Biến thiên nhịp tim bình thường khi hít thở sâu (∆HR = 21 nhịp/phút)

(Nguồn: bệnh nhân Phạm Tùng B, năm sinh 1973, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)

Hình 2 3 Biến thiên nhịp tim bất thường khi hít thở sâu ∆HR 6 nhịp phút Nguồn 3

Hình 2.3 Biến thiên nhịp tim bất thường khi hít thở sâu (∆HR = 6 nhịp/phút)

(Nguồn: bệnh nhân Nguyễn Văn C, năm sinh 1969, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)


Test biến thiên nhịp tim và huyết áp khi thay đổi tư thế:

Cho bệnh nhân nằm ngửa trên giường, đặt hai điện cực để ghi điện tim trên ngực. Đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó bắt đầu cho bệnh nhân đứng dậy. Đo huyết áp ở phút thứ 2, thứ 3 và thứ 5 sau khi đứng dậy. Đánh giá chênh lệch huyết áp khi nằm so với khi đứng.

Chỉ số 30:15 = khoảng R-R của nhịp tim thứ 30 sau khi đứng/ khoảng R- R của nhịp tim thứ 15 sau khi đứng.


Hình 2 4 Biến thiên nhịp tim bình thường khi thay đổi tư thế Chỉ số 30 15 1 25 4

Hình 2.4 Biến thiên nhịp tim bình thường khi thay đổi tư thế (Chỉ số 30:15 =1,25)

(Nguồn: bệnh nhân Lâm Hồng D, năm sinh 1971, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)


Hình 2 5 Biến thiên nhịp tim bất thường khi thay đổi tư thế Chỉ số 30 15 1 02 5

Hình 2.5 Biến thiên nhịp tim bất thường khi thay đổi tư thế (Chỉ số 30:15 = 1,02)

(Nguồn: bệnh nhân Nguyễn Thị H, năm sinh 1954, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)


Test biến thiên nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva:

Cho bệnh nhân hít sâu vào và thổi mạnh vào một cái ống có lực cản (nối với máy đo huyết áp), sao cho tạo được và duy trì áp lực 40mmHg trong 15 giây. Sau đó, cho bệnh nhân nghỉ 3 phút là lặp lại nghiệm pháp này thêm 2 lần nữa. Chọn tỷ số Valsalva cao nhất trong 3 lần làm kết quả cuối cùng.

Tỷ số Valsalva = nhịp tim nhanh nhất của pha 2/ nhịp tim chậm nhất của pha 4 (khoảng cách R-R dài nhất của pha 4/ khoảng R-R ngắn nhất của pha 2)


Hình 2 6 Biến thiên nhịp tim bình thường với test Valsalva Chỉ số Valsalva 1 4 6

Hình 2.6 Biến thiên nhịp tim bình thường với test Valsalva (Chỉ số Valsalva = 1,4)

(Nguồn: bệnh nhân Diệp H, năm sinh 1966, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)

Hình 2 7 Biến thiên nhịp tim bất thường với test Valsalva Chỉ số Valsalva 1 1 7

Hình 2.7 Biến thiên nhịp tim bất thường với test Valsalva (Chỉ số Valsalva = 1,1)

(Nguồn: bệnh nhân Trần Hữu L, năm sinh 1967, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)


Test biến thiên huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường:

Cho bệnh nhân nắm giữ máy đo huyết áp trong 3 phút sao cho duy trì áp lực bằng 1/3 áp lực bóp tay tối đa của chính bệnh nhân. Đánh giá chênh lệch huyết áp khi gắng sức đẳng trường so với khi nghỉ ngơi.

Hình 2 8 Test vận động thể lực đẳng trường Nguồn bệnh nhân Nguyễn Thanh T 8

Hình 2.8 Test vận động thể lực đẳng trường

(Nguồn: bệnh nhân Nguyễn Thanh T, năm sinh 1977, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)

Test ghi đáp ứng giao cảm da:

Đặt các cặp điện cực ghi ở bàn tay và bàn chân, trong đó điện cực hoạt động ở gan bàn tay và gan bàn chân, và điện cực đối chiếu đặt ở mu bàn tay, bàn chân. Kích thích được thực hiện bằng kích thích điện vào dây thần kinh. Quan sát điện thế đáp ứng trên màn hình.

Đánh giá kết quả:

Bình thường: đáp ứng giao cảm da là một sóng 2 pha.

Bất thường: không có sóng đáp ứng trên màn hình [41].


Hình 2 9 Sóng đáp ứng giao cảm da điện cực ở lòng bàn tay và bàn chân Nguồn 9

Hình 2.9 Sóng đáp ứng giao cảm da, điện cực ở lòng bàn tay và bàn chân (Nguồn: bệnh nhân Nguyễn Minh T, năm sinh 1960, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)


Hình 2 10 Không có sóng đáp ứng với test ghi đáp ứng giao cảm da Nguồn bệnh 10

Hình 2.10 Không có sóng đáp ứng với test ghi đáp ứng giao cảm da (Nguồn: bệnh nhân Nguyễn Thị H, năm sinh 1954, thực hiện test tại phòng điện cơ, bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023