Biểu Đồ So Sánh Sinh Trưởng D00 Của 3 Loài Cây Trong Mô Hình 2A Và Mô Hình 2B Qua Các Năm 2009 Và 2010


Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen

Thanh thất

5

4,5

4

3,5

3

2,5

2

1,5

1

0,5

0

Doo (cm)

Δ Doo (cm)

Doo (cm)

Δ Doo (cm)

Năm 2009

Năm 2010


Hình 4.3. Biểu đồ so sánh sinh trưởng D00 của 3 loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

b. Đánh giá sinh trưởng Hvn.

Kết quả đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn qua 2 năm theo dõi là năm 2009 và 2010 được thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Đánh giá sinh trưởng Hvn của 3 loài cây tại các mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

Mô hình/ Loài cây

Năm 2009

Năm 2010

Hvn (m)

ΔHvn

(m/năm)

Hvn (m)

SHvn (%)

ΔHvn

(m/năm)

Mô hình 2a

Dầu rái

1,53

0,41

2,25

3,1

0,49

Sao đen

2,08

0,59

2,77

2,9

0,62

Thanh thất

1,74

0,41

2,28

3,8

0,45

Mô hình 2b

Dầu rái

1,76

0,49

2,48

4,4

0,55

Sao đen

1,9

0,53

2,52

4,4

0,56

Thanh thất

1,51

0,34

2,28

8,3

0,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 9


Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, ở cả 2 mô hình thì Sao đen là loài có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao lớn nhất, Dầu rái là loài có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao lớn thứ hai và Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung thấp nhất. Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao của năm 2010 của cả 3 loài đều lớn hơn so với năm 2009.

Tính đến năm 2010 thì tăng trưởng bình quân chung của Sao đen ở mô hình 2a lớn hơn ở mô hình 2b. Nhưng đối với Dầu rái thì tăng trưởng bình quân chung của mô hình 2b lại lớn hơn ở mô hình 2b. Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung ở 2 mô hình là như nhau.

Ở cả 2 mô hình thì hệ số biến động về chiều cao đều lớn hơn so với hệ số biến động về đường kính. Hệ số biến động về chiều cao của mô hình 2b cũng lớn hơn mô hình 2a, trong đó loài Thanh thất có hệ số biến động lớn nhất là 8,3%, Dầu rái và Sao đen có biến động thấp hơn là 4,4%. Mô hình 2a có biến động về chiều cao từ 2,9 - 3,8%.

Như vậy, nhìn chung ở cả 2 mô hình sinh trưởng chiều cao của Sao đen là tốt nhất, Dầu rái có sinh trưởng chiều cao tốt thứ hai và Thanh thất là thấp nhất. Nhìn chung 2 mô hình có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao là tương đối như nhau, tuy nhiên mô hình 2b có sự biến động về chiều cao và đường kính lớn hơn mô hình 2a, điều này chứng tỏ mô hình 2a các loài sinh trưởng đồng đều hơn.

Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao vút ngọn của 3 loài Dầu rái, Sao đên, Thanh thất trong mô hình 2a và 2b qua 2 năm theo dõi được thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.4.


Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen

Thanh thất

3


2,5


2


1,5


1


0,5


0

Hvn (m)

ΔHvn (m)

Hvn (m)

ΔHvn (m)

Năm 2009

Năm 2010


Hình 4.4. Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

* Nhận xét và đánh giá chung đối với 2 mô hình.

- Về tỷ lệ sống thì các loài cây trong 2 mô hình sau 4 năm trồng có tỷ lệ sống dao động từ 57 - 73%, trong đó Sao đen là loài có tỷ lệ sống cao nhất, Dầu rái và Thanh thất có tỷ lệ sống tương đương nhau. Nhìn chung 2 mô hình có tỷ lệ sống khá tương đồng.

- Về chất lượng sinh trưởng thì số cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ lớn và tương đương nhau. Số cây có phẩm chất xấu thấp chỉ dao động từ 11 đến 23%. Loài Sao đen là loài có phẩm chất cây tốt nhất, hai loài còn lại có phẩm chất kém hơn và gần như nhau. Ở cả hai mô hình các loài cây có phẩm chất là tượng tự nhau.

- Về đường kính: Cả loài loài có tăng trưởng bình quân chung tính đến năm 2010 là khá cao dao động từ 0,74 - 0,94 cm/năm. Loài Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung lớn nhất sau đó đến Dầu rái và cuối cùng là Sao đen. Mô hình 2b có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn mô hình 2a và có hệ số biến động về đường kính thấp hơn mô hình 2a.


- Về chiều cao: Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao của các loài cây trong 2 mô hình tính đến năm 2010 dao động từ 0,45 - 0,62 m/năm. Sao đen là loài có tăng trưởng bình quân chung lớn nhất, tiếp đến là Dầu rái và cuối cùng là Thanh thất. Mô hình 2a có tăng trưởng bình quân về chiều cao tốt hơn mô hình 2b, hệ số biến động về chiều cao của mô hình 2b lớn hơn mô hình 2a.

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây và phương thức hỗn giao lựa chọn trong 2 mô hình đều tỏ ra có triển vọng. Mặc dù được trồng theo phương thức khác nhau nhưng do điều kiện lập địa tương tự nhau, cùng một dải đất và các điều kiện tác động về mặt lâm sinh là như nhau nên 2 mô hình đều có sức sinh trưởng tương đương nhau. Khả năng thành rừng của 2 mô hình này là rất cao, cần được nhân rộng.

4.2.2. Mô hình 4 và mô hình 5 tại Cù Mông, xã Xuân Lộc.

4.2.2.1. Giới thiệu về mô hình.

Khu vực Cù Mông nằm ngay cạnh quốc lộ 1A, diện tích đưa vào xây dựng mô hình gần khu trồng rừng dự án Jbic. Thực bì chủ yếu là rừng Bạch đàn tái sinh chồi đến thời kỳ khai thác, một số cây bụi như Thẩu tấu, Sim, Mua và Chà nà. Diện tích khoảng 15 - 20 ha, đất ở đây là đất đỏ vàng phát triển trên đá granit và đỏ vàng trên đất sét. Các tiểu khu có độ dốc lớn chịu xói mòn mạnh vào mùa mưa và thường bị hạn vào mùa nắng, ngoài ra còn bị khai thác, lạm dụng quá nhiều trong canh tác nên đất đai bị bạc màu và rửa trôi mạnh. Trên 80% diện tích đất ở đây thuộc loại đất đỏ vàng trên đất sét với thành phần cơ giới là thịt nặng, tỷ lệ đá lẫn cao trên 35%, tầng đất mặt mỏng 20-25 cm, đất nghèo dinh dưỡng.

Theo đánh giá ban đầu thì điều kiện lập địa ở Cù Mông là không thuận lợi như ở Đá Giăng. Thực bì chỉ thì gồm nhiều loài như Sim, Mua, Chà nà, Ràng ràng,… đây là thực bì chỉ thị cho đất chua, đất bị thoái hóa mạnh, nghèo


chất dinh dưỡng cộng thêm tỷ lệ đá lẫn cao. Vì vậy, việc đưa cây bản địa vào trồng cần phải cẩn trọng, tuy nhiên cũng cần có những nghiên cứu đánh giá để có những bài học sau này.

Với điều kiện lập địa như trên, dự án đã xây dựng 2 mô hình tại khu vực này vào năm 2006 và phương thức trồng cụ thể như sau:

* Mô hình 4: Được xây dựng với mục đích ban đầu là thí nghiệm hỗn loài để chọn loài có khả năng chống bão và sinh trưởng và đánh giá khả năng cạnh tranh (1 ha), cụ thể như sau:

Thử nghiệm gồm 1 ha rừng trồng hỗn giao 9 loài cây là: Dầu rái (Dipterocarpus alatus); Sao đen (Hopea odorata); Lim xanh (Erythrophloeum fordii); Muồng đen (Cassia siamea); Gõ đỏ (Pahudia Cochichinensic); Thanh thất (Ailanthus malabarica); Giổi lông (Michelia balansae); Ngân hoa (Grevillea robusta); Huỷnh (Tarrietia javanica). Trong đó Ngân hoa không phải là cây bản địa mà là cây nhập nội.

Cả 9 loài cây này được trồng hỗn giao với nhau trong một ô thử nghiệm (mỗi loài 1 cây) và trồng lặp lại 30 ô thử nghiệm, mỗi ô được bố trí như sau:

1 2 3

4 5 6

7 8 9

Kiểu thiết kế này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của từng loài về sinh trưởng chiều cao và đường kính của 4 cây xung quanh.

Cự ly hàng cách hàng là 2m, cây cách cây 2m có bón 100g phân vi sinh lúc trồng và 100g phân NPK (5:10:3) vào lần chăm sóc đầu tiên.

* Mô hình 5: Đánh giá khả năng chống chịu bão và sinh trưởng của 5 loài cây bản địa phổ biến khi trồng thuần loài theo khối. Cụ thể như sau:

Thử nghiệm gồm 15 ha rừng trồng hỗn loài, bao gồm năm loài cây: Dầu rái (Dipterocarpus alatus); Sao đen (Hopea odorata); Thanh thất (Ailanthus


malabarica); Lim xanh (Erythrophloeum fordii); Muồng đen (Cassia siamea); Gõ đỏ (Pahudia Cochinchinensic) tại khu vực Cù Mông, huyện Sông Cầu, trồng vào tháng 12/2006, 5 loài cây này được trồng thuần loài theo 5 khối lớn trong các băng chặt rộng 20m và băng chừa rộng 10m; hàng cách hàng 4m và cây cách cây 2m.

4.2.2.2. Đánh giá phẩm chất, chất lượng cây trồng.

a. Đánh giá tỷ lệ sống.

* Mô hình 4

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của mô hình 4 được tổng hợp trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 4



TT


Loài cây

Tỷ lệ sống (%) theo các năm

2006

(Chăm sóc lần 1, sau khi trồng)

2007

(Chăm sóc lần 2, có trồng dặm)

2008

(Chăm sóc lần 3)

2009

(Chăm sóc lần 4)

2010

(Chăm sóc lần 5)

1

Dầu rái

90

97

88

84

81

2

Sao đen

93

97

94

88

87

3

Lim

Xanh

80

87

84

63

63

4

Muồng

đen

100

97

94

90

88

5

Gõ đỏ

97

97

78

63

62

6

Thanh

thất

93

97

97

91

91

7

Giổi lông

2

10

8

7

7

8

Ngân hoa

100

97

94

91

90

9

Huỷnh

97

97

77

71

70


Qua bảng 4.6 ta nhận thấy tỷ lệ sống của các loài có sự biến động rất lớn qua các năm, Tính tới thời điểm năm 2010 có thể phân chia tỷ lệ sống của các loài theo nhóm loài như sau:

+ Nhóm loài có tỷ lệ sống rất cao đạt lớn hơn hoặc bằng 90% gồm có: Thanh thất và Ngân hoa.

+ Nhóm loài có tỷ lệ sống khá cao từ 70 - 89% gồm các loài: Dầu rái, Sao đen, Muồng đen, Huỷnh.

+ Nhóm loài có tỷ lệ sống tương đối thấp từ 50 - 70% gồm có Lim xanh và Gõ đỏ.

+ Nhóm loài có tỷ lệ sống rất thấp dưới 50% là Giổi lông (chỉ đạt tỷ lệ sống 7%, mỗi ô tiêu chuẩn điều tra chỉ còn duy nhất 1 cây sống).

Như vậy, có thể thấy khả năng thích nghi với điều kiện sống của các loài cây trồng hỗn giao trong công thức thí nghiệm của mô hình thể hiện rất khác nhau thông qua đánh giá tiêu chí tỷ lệ sống. Nhóm loài thể hiện sự thích nghi cao nhất gồm 2 loài (Ngân hoa và Thanh thất) đạt tỷ lệ sống lớn hơn hoặc bằng 90%, Loài thể hiện sự kém thích nghi nhất là loài Giổi lông chỉ đạt tỷ lệ sống 7%.

* Mô hình 5

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của mô hình 5 được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 5



Loài cây

Tỷ lệ sống (%)

2006

(Chăm sóc lần 1, sau khi trồng)

2007

(Chăm sóc, có trồng dặm)

2008

(Chăm sóc lần 3)

2009

(Chăm sóc lân 4)

2010

(Chăm sóc lần 5)

Dầu rái

80

95

81

79

79

Sao đen

84

97

73

71

71


Lim xanh

87

93

83

79

75

Muồng đen

87

94

81

79

74

Gõ đỏ

91

91

86

77

77

Từ bảng 4.7 ta thấy, tỷ lệ sống của các loài sau khi trồng năm 2006 là khá cao đều trên 80%. Trong đó loài có tỷ lệ sống cao nhất là Gõ đỏ 91% và loài có tỷ lệ sống thấp nhất là Dầu rái là 80%. Năm 2007, do được trồng dặm nên tỷ lệ sống của các loài cũng tăng lên trên 90%.

Tỷ lệ sống đi vào ổn định ở các năm 2009 và 2010. Cả 3 loài Dầu rái, Sao đen và Gõ đỏ trong 2 năm này đều không có cây nào chết thêm. Riêng 2 loài Lim xanh và Muồng đen tỷ lệ sống có giảm nhưng không đang kể. Như vậy, bước sang năm 2010 thì tỷ lệ sống của các loài cây dần đi vào ổn định, số cây chết ngày càng ít, không đáng kể. Như vậy tỷ lệ sống sau 4 năm trồng của các loài là tương đối cao đạt trên 70%.

Kết quả so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 5 qua các năm theo dõi được tổng hợp tại hình 4.5.

Dầu rái Sao đen Lim xanh Muồng đen

Gõ đỏ

120


100

80


60

40


20

0

(Sau khi trồng)


2006

(Sau trồng dặm)

2007

(Chăm sóc) (Chăm sóc) (Chăm sóc)

2008

2009

2010

Tỷ lệ sống (%)


Hình 4.5. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trồng trong mô hình 5 qua các năm

b. Đánh giá chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022