Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu.


- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật các mô hình, quá trình thi công và các kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình.

- Kế thừa các số liệu đo đếm sinh trưởng và nghiệm thu chăm sóc của dự án KfW6.

2.5.3. Phương pháp chuyên gia.

Lấy ý kiến từ các chuyên gia lâm sinh của dự án, cán bộ dự án đã và đang tham gia dự án, các cán bộ Chi cục lâm nghiệp một số tỉnh, sau đó tổng hợp ý kiến để viết luận văn.

2.5.4. Phương pháp điều tra thực địa.

Mỗi mô hình có một phương thức trồng khác nhau, vì vậy việc bố trí các ô tiêu chuẩn cũng nhằm phù hợp với từng mô hình cụ thể như sau:

- Mô hình 2a và mô hình 2b ở Đá Giăng, xã Xuân Lâm, mỗi mô hình điều tra 5 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 700 m2 (20 x 35 m).

- Mô hình 4 ở Cù Mông, xã Xuân Lộc, lập 03 ô tiêu chuẩn 500 m2 (20 x 25 m).

- Mô hình 5 ở Cù Mông, xã Xuân Lộc, trồng 5 loài cây thành 5 khối lớn, mỗi khối trồng 1 loài vì thế tại mỗi khối lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 (20 x 25 m).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Trong các ô tiêu chuẩn, lập 4 ô dạng bản 25m2 (5 x 5 m) ở bốn góc để điều tra cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi.

a. Điều tra cây bản địa

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 5

- Đo đếm sinh trưởng và đánh giá chất lượng tất cả các cây bản địa trong OTC. Các chỉ tiêu đo đếm sinh trưởng là: Đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (Hvn).

- Chiều cao vút ngọn (HVN) được đo bằng sào đo cao.

- Đường kính gốc (D00), được đo bằng thước kẹp Panme.


- Đánh giá chất lượng cây rừng: Kết hợp với điều tra sinh trưởng để phân loại phẩm chất cây rừng theo 3 cấp bằng kinh nghiệm:

+ Cây tốt (1): Có thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cây cân đối, không cong queo, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt.

+ Cây trung bình (2): Thân cân đối, tán đều, không cụt ngọn, không cong queo, sinh trưởng bình thường.

+ Cây xấu (3): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh trưởng kém.

b. Điều tra cây tái sinh.

Trong ô dạng bản tiến hành thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu sau:

- Tên các loài cây tái sinh.

- Đường kính và chiều cao cây tái sinh.

- Đánh giá chất lượng cây tái sinh.

- Xác định nguồn gốc tái sinh.

c. Điều tra cây bụi, thảm tươi.

Trong các ô dạng bản tiến hành xác định loài cây bụi chủ yếu, chiều cao trung bình, chất lượng sinh trưởng của từng loài. Độ che phủ (ĐCP) mặt đất của cây bụi, thảm tươi được xác định bằng phương pháp mục trắc ước lượng phần trăm số cây bụi thảm tươi che phủ kín mặt đất.

d. Điều tra đất dưới tán rừng trồng và nơi đất trống:

Tại mỗi một mô hình tiến hành đào một phẫu diện đất đại diện. Kết quả ghi vào trong mẫu biểu điều tra đất theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995).

Tại mỗi mô hình lấy đất ở vị trị 0 - 30 cm tại nhiều vị trí trong mô hình, phơi khô trộn đều để lấy mẫu phân tích. Mỗi mô hình 1 mẫu và nơi đất trống 1 mẫu để đối chứng.


Chú ý : Vì lớp rễ hiệu dụng (trao đổi dinh dưỡng) của cây trồng tập trung chủ yếu ở độ sâu từ 0 - 30 cm nên việc phân tích tính chất hóa học của đất chỉ thực hiện trên những tầng đất ở độ sâu chứa phạm vi từ 0 đến 30 cm.

2.5.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.

Số liệu sau khi điều tra ngoại nghiệp được tổng hợp vào các mẫu biểu, sử dụng phần mềm excel và SPSS 15.0 để xử lý các chỉ tiêu điều tra. Cụ thể như sau:

a. Cây bản địa

- Thống kê các loài cây bản địa được trồng theo các mô hình

- Thống kê các chỉ tiêu điều tra của các loài cây bản địa đã được điều tra trong khuôn khổ đề tài theo từng loài trong OTC.

- Kiểm tra tính thuần nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây bản địa bằng tiêu chuẩn H (Tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis).

- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng của từng loài cây bản địa được trồng trong các mô hình: Tính toán đặc trưng mẫu, tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu theo các công thức như sau:

+ Số trung bình mẫu:

Doo ;


H VN

+ Tính toán hệ số biến động (của các loài trong từng mô hình).

S% = (Sai tiêu chuẩn/ Xbq) x 100%

+ Tính toán tỷ lệ cây sống theo từng năm.

Tỷ lệ cây sống của từng loài trong mô hình = Count (Do các các cây của loài đó trong mô hình)/tổng số cây của loài đó trong mô hình*100.

(Ghi chú: những cây chết không nhập giá trị Do)

- Tính toán tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu cho từng loài theo công thức:

n% ni *100%

n

Trong đó: - ni là tổng số cây Tốt, Trung bình, Xấu


- n là tổng số cây của loài

b. Lớp cây tái sinh

- Thống kê các loài tái sinh trong các OTC

- Xác định mật độ tái sinh


Trong đó N Tổng lượng cá thể điều tra trên các ODB S 0 Tổng diện tích các 1

Trong đó: N: Tổng lượng cá thể điều tra trên các ODB

S0 : Tổng diện tích các ODB

- Xác định chất lượng tái sinh thông qua việc tính tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu tương tự như tính toán cho cây bản địa.

c. Lớp cây bụi, thảm tươi.

- Thông kê các loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu trong OTC.

- Chiều cao trung bình của lớp cây bụi, mật độ cây bụi, độ che phủ trung bình của cây bụi thảm tươi.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiên tư ̣ nhiên.

3.1.1. Vi ̣trí đia

lý , diên

tích, ranh giớ i.

Thị xã Sông Cầu nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Yên, cách Thành phố Tuy Hòa khoảng 55 km (dọc theo quốc lộ IA) và cách Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định khoảng 42 km (theo quốc lộ IA). Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của Tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý như sau:

- Từ 13021đến 13042vĩ độ Bắc.

- Từ 109006đến 109020kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 48.928,48 ha, chiếm 9,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Phú Yên. Sông Cầu có quốc lộ IA đi xuyên qua suốt chiều dài của Thị xã, hầu hết các khu dân cư và các vùng kinh tế trọng điểm đều nằm trãi dài theo dọc tuyến quốc lộ IA & ID. Tập trung nhiều nhất nằm ở phía Bắc thị xã Sông Cầu dọc theo tuyến quốc lộ IA.

Địa giới hành chính của thi xã như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.

- Phía Nam giáp thị xã Tuy An.

- Phía Tây giáp thị xã Đồng Xuân.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

Thị xã Sông Cầu gồm 4 phường: Phường Xuân Đài, Phường Xuân Phú, Phường Xuân Thành, Phường Xuân Yên và 10 xã, Xã Xuân Bình, Xã Xuân Cảnh, Xã Xuân Hải, Xã Xuân Hòa, Xã Xuân Lâm, Xã Xuân Lộc, Xã Xuân Phương, Xã Xuân Thịnh, Xã Xuân Thọ 1, Xã Xuân Thọ 2.


THỊ XÃ SÔNG CẦU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


3.1.2. Đia

Hình 3.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu

hình, thổ nhưỡng.

Địa hình Sông Cầu dốc thoải dần từ Tây sang Đông, phía Tây có nhiều hệ dông núi cao bao bọc, nhìn chung địa hình khá phức tạp, phía Tây và Tây - Bắc là những dãy núi cao với độ cao tuyệt đối từ 500 đến trên 870 mét (dãy núi Gà), phía Đông là những đồi thấp và những thung lũng nhỏ hẹp xen lẫn với gò đồi, nhiều nhánh núi ăn sâu ra biển tạo nên những bán đảo (Túy


Phong, Từ Nham), các đầm vịnh như: Cù Mông, Xuân Đài và tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp phân bố manh mún và có các dạng điạ hình sau:

- Dạng địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây - Bắc và Bắc với các xã: Xuân Lâm, Xuân Lộc và Xuân Hải và một phần của các xã: Xuân Bình, Xuân Phương. Ở đây tập trung các đỉnh núi cao trên 500 mét, độ dốc phổ biến trên 250, mức độ chia cắt mạnh. Đây là vùng đầu nguồn, có vai trò quan trọng, quyết định khả năng dữ trử nước và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu.

- Dạng địa hình núi thấp: Phân bố độ cao từ 200 đến 500 mét, thuộc các xã: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh, độ dốc phổ biến từ 150 đến 250.

- Dạng điạ hình thung lũng và đồng bằng hẹp: Phân bố dọc theo bờ biển và các thung lũng nhỏ, dọc sông Tam Giang. Vùng này có địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình dưới 50 mét, độ dốc phổ biến là 50.

3.1.2.1. Thổ nhưỡng

Trên địa hình toàn Thị xã có 7 nhóm đất chính.

a- Cồn cát và đất cát ven biển: Do sản phẩm của nền lục địa ven biển tạo thành, bao gồm cồn cát hiện đại, cát trắng cổ và đất cát ven biển. Phân bố dọc theo bờ biển, một số nơi bị lấn sâu vào đất liền do cát di động gió bay.

b- Đất đỏ và nâu vàng: Gồm 3 loại trên địa bàn Thị xã, là các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ granít, đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đá biến chất nâu vàng phát triển trên đá bazan. Phân bố chủ yếu trên các đồi núi khắp địa bàn Thị xã.

c- Đất mặn: Đất do sự bồi tụ, lấn biển tự nhiên và nhân tạo, thường được cải tạo nuôi trồng thủy sản và làm muối, phân bố dọc theo các đầm vịnh. d- Đất xám: Phát triển trên đá Riolít, diện tích tương đối ít, phân bố chủ

yếu trên các đỉnh núi đã bạc màu.


e- Đất phù sa: Đất do sản phẩm bồi tụ của sông, suối tạo thành. Phân bố dọc theo sông, suối.

f- Đất thung lũng: Đất do sản phẩm dốc tụ từ các sườn đồi quanh các thung lũng tạo thành, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Phân bố chủ yếu ở các thung lũng.

g- Đất đen: Là đất nâu thẩm phát triển trên đá bazan, đất bị bạc màu, có ít ở xã Xuân Phương.

3.1.2. Khí hậu thuỷ văn.

3.1.2.1. Khí hậu.

Khí hậu thời tiết thị xã Sông Cầu mang đặc điểm khí hậu vùng núi thấp duyên hải Nam Trung Bộ, trong năm có hai mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ không khí: Sông Cầu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ bình quân hàng năm là 270c, nhiệt độ cao nhất là 390c vào các tháng nắng hạn 6, 7, 8 và nhiệt độ thấp nhất là 20-210c vào tháng 12 và tháng 01 của năm sau.

Nhiệt độ cao kết hợp với khí hậu nóng gây nên tình trạng hạn đất và hạn không khí là điều kiện khó khăn cho điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để khai thác tài nguyên khí hậu của vùng chú ý lựa chọn các loài cây trồng bản địa, có khả năng chịu hạn, đồng thời kết hợp các biện pháp như: Giữ ẩm, chống xói mòn, xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới, trồng đai rừng chắn gió giữ ẩm.

- Hướng gió: Gió chịu 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc từ tháng 10 đến tháng 02 của năm sau với vận tốc là 10m/s; gió Tây - Nam thổi từ tháng 03 đến tháng 09 tập trung thổi mạnh nhất vào tháng 06, 07 với vận tốc trung bình là 4,8 m/s. Số ngày có cường độ thổi mạnh từ 8 đến 10 ngày với vận tốc lên tới 15 m/s.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân trong năm của Thị xã trong

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí