Mô Hình Trồng Cây Sao Đen Hỗn Giao Với Gõ Đỏ Của Dự Án 661 Tại Huyện Tây Hòa.


Cây Lát hoa thì tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều, chỉ đạt chiều cao 0,2 m/năm và đường kính 0,3 cm/năm.

Như vậy đối với tỉnh Quảng Bình dù trồng theo phương thức nào thì các loài cây có triển vọng chọn để trồng rừng là Vạng trứng, Trầm hương và Huỷnh.

4.1.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Tập đoàn loài cây trồng.

Theo kết quả điều tra cho thấy về cơ cấu loài cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 66 loài cây bản địa được đưa vào trồng rừng, với một số loài chính như sau: Dầu rái, Chò chỉ, Huỷnh, Sao đen, Sến trung, Ươi, Trâm sừng, Gội gác, Gội nếp, Bời lời, v.v…trong đó một số loài mang tính thử nghiệm, diện tích không đáng kế, và được trồng xen vào các diện tích khác. Trong đó:

- 14 loài cây nhập từ tỉnh khác, không thuộc vùng phân bố ở Thừa Thiên Huế là Vên vên, Dầu xà beng, Chai lá cong, Lát hoa, Dái ngựa.v.v…

- 52 loài còn lại là cây tự nhiên có ở rừng tự nhiên Thừa Thiên Huế.

* Phương thức và phương pháp trồng rừng.

Công tác trồng rừng cây bản địa lá rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng những phương pháp trồng rừng dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Phương thức trồng toàn diện trên đất trống Ia và Ib.

- Phương thức trồng rừng theo băng, rạch hoặc theo dải trên đất trống Ic.

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 7

- Phương thức trồng rừng toàn diện dưới tán rừng trồng.

* Phương thức và phương pháp hỗn giao: Trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa với nhau, hỗn giao theo hàng, hỗn giao theo băng trồng. Trồng thuần loài cũng được áp dụng nhiều trên địa bàn tỉnh.

- Phương thức trồng hỗn loài giữa các loài cây bản địa, theo băng chặt 2m đến 8m, trên đối tượng đất trống, đồi núi trọc có mật độ trồng ban đầu là 625 cây/ha.


- Phương thức trồng hỗn giao các loài cây bản địa với các loài Keo trên mật độ khác nhau là 1.111 cây/ha và 1.667 cây/ha có cơ cấu tỉ lệ cây bản địa từ 30 - 45% (500 cây bản địa trên 1 ha) với 2 loài chủ yếu là Sến và Sao đen.

- Trồng hỗn loài theo băng trên đất trống đồi trọc Ia và Ib. Băng chặt băng chừa theo khác nhau, mật độ trồng theo 2 loại khác nhau là 833 cây/ha và 1667 cây/ha, tỷ lệ cây bản địa hỗn giao từ 400 cây đến 550 cây (36 đến 45%).

* Tỷ lệ sống và khả năng thành rừng của các diện tích trồng cây bản địa.

Mỗi loài cây theo phương thức trồng khác nhau có tỷ lệ sống khác nhau và tùy theo năm trồng tỷ lệ sống cũng khác nhau.

- Phương thức trồng rừng hỗn loài giữa các loài cây bản địa, theo băng, băng chặt 2m đến 8m, trên đối tượng là đất trống, đồi núi trọc, có thảm tươi che phủ cao (thực bì cấp V) hỗn giao 5 loài cây Sến trung, Bời lời, Muồng đen, Trám trắng và Trám hồng. Tình hình sinh trưởng kém, tỷ lệ sống thấp, sau 3 năm trồng không còn chế độ chăm sóc, thảm tươi che phủ mạnh trên các băng rạch có cây trồng, nếu không tiếp tục chăm sóc trồng dặm, rừng sẽ bị chèn ép không sinh trưởng được. Khả năng thành rừng không thành công.

- Phương thức trồng rừng hỗn giao các loài cây bản địa với các loài Keo trên 2 mật độ khác nhau, với 2 loài cây chủ yếu là Sến trung và Sao đen. Rừng sinh trưởng bình thường, tỷ lệ sống bình quân 70%, khả năng thành rừng cao.

- Trồng hỗn loài theo băng trên đất trống đồi trọc Ia, Ib. Băng chặt, băng chừa theo tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ cây bản địa hỗn giao từ 400 cây đến 550 cây (36 đến 45%), hỗn giao theo hàng (1 hàng bản địa, 1-2 hàng Keo), tỷ lệ sống tương đối cao, nếu rừng được chăm sóc thường xuyên trong 5 năm đầu khả năng thành rừng sẽ rất cao.


Nhìn chung tỷ lệ sống các loài cây bản địa là khá cao, đặc biệt là các loài Sến trung, Sao đen, Dầu rái. Điều kiện để công tác trồng rừng cây bản địa thành công là lập địa tốt, còn hoàn cảnh rừng và đất còn tính chất đất rừng.

Với những đánh giá ở trên thì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 loài cây bản địa có thể đưa vào trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh khoảng 20 năm, nếu tính gỗ dán là khoảng 15 năm là Huỷnh và Bời lời, các loài khác chỉ trồng rừng phòng hộ và đặc dụng không đáp ứng được nhu cầu trồng rừng kinh tế.

4.1.3. Tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là tỉnh có tỷ lệ trồng cây bản địa tương đối lớn với nhiều phương thức trồng và trên nhiều vùng lập địa khác nhau.

* Tập đoàn loài cây trồng.

Hiện nay có khoảng 19 loài cây bản địa được trồng tại tỉnh gồm các loài: Bời lời vàng, Chò nâu, Dầu rái, Dầu song nàng, Dẻ gai, Giổi xanh, Huỷnh, Kền kền, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen, Sao đen, Sến trung, Trám trắng, Trai Nam bộ, Trường săng, Ươi, Xoan ta. Mật độ trồng được ghi nhận là có nhiều loại mật độ được trồng theo nhiều phương thức khác nhau:

- Trồng hỗn loài giữa các loài cây bản địa với các loài cây khác như Keo, Quế theo băng trên đất trống đồi trọc Ia và Ib có mật độ 1.111 hoặc 1.667 cây/ha.

- Trồng thuần loại cây bản địa trên đất trống Ia, Ib với mật độ 500 đến 625 cây/ha, phương thức trồng này tỷ lệ sống thấp.

- Trồng hỗn giao theo đám trên đai phòng hộ theo tiểu địa hình mật độ 1.667 cây/ha.

- Trồng thuần loài theo rạch trên đất trống Ic với mật độ từ 100 đến 150 cây/ha


- Rừng trồng năm 1999 trồng hỗn giao Sao đen với Keo mật độ trồng 1.667 cây/ha.

- Rừng trồng năm 2001 những lâm phần trồng thuần loài cây bản địa với mật độ 625 cây/ha. Những lâm phần trồng hỗn giao Keo hoặc Quế với mật độ 1.333 và 1.667 cây/ha. Sao đen trồng hỗn giao với Quế, Sao đen trồng hỗn giao với Keo lai, mật độ 1.667 cây/ha.

* Tỷ lệ sống và khả năng thành rừng ở tỉnh Quảng Nam.

Tỷ lệ sống: Các loài cây bản địa được trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bước đầu cho thấy tỷ lệ sống bình quân đạt trên 80%, chỉ có một vài lâm phần gần các khu dân cư, việc bảo vệ không được chặt chẽ bị trâu bò phá hoại nên có tỷ lệ sống thấp < 70%. Những mô hình có tỷ lệ sống cao là:

- Rừng trồng năm 1999 hỗn giao Sao đen với Keo.

- Rừng trồng năm 2000 có một số lâm phần hỗn giao với Quế và với Keo.

- Rừng trồng năm 2011 những lâm phần trồng thuần loài cây bản địa. Những lâm phần trồng hỗn giao với Keo hoặc Quế. Rừng trồng Sao đen hỗn giao với Quế, Sao đen hỗn giao với Keo lai.

* Khả năng thành rừng.

Qua khảo sát và đánh giá chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công đối với một số loài cây bản địa lá rộng sau đây:

- Loài cây Sao đen: Kể cả 3 phương thức trồng thuần loài, hỗn giao và trồng dưới tán rừng nghèo kiệt các chỉ tiêu tăng trưởng bình quân đều xấp xỉ bằng nhau, về chiều cao biến động từ 0,7 - 0,8 m/năm, đường kính biến động từ 0,7 - 0,8 cm/năm. Tuy là loài cây tăng trưởng chậm nhưng với các chỉ tiêu tăng trưởng này, Sao đen có thể đáp ứng công tác trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, đối với kinh doanh gỗ lớn thì chu kỳ lên đến 25 năm.


- Loài Giẻ được trồng theo phương thức hỗn giao với các loài khác có các chỉ tiêu tăng trưởng thấp nên không đáp ứng được yêu cầu trong công tác trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Cây Bời lời là loài được trồng theo phương thức hỗn giao, loài cây này có chỉ tiêu tăng trưởng cao từ 0,95 - 1,1 m/năm, về đường kính từ 1,03 - 1,2 cm/năm, là loài cây gỗ mềm có thể sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp ván dăm hoặc gỗ dán với chu kỳ kinh doanh dưới 15 năm.

- Kền kền là loài được trồng theo phương thức hỗn giao, có tỷ lệ sống thấp, tăng trưởng về chiều cao khoảng 0,6 m/năm và đường kính là 0,7 cm/năm. Tuy nhiên, đây là loài cây tăng trưởng chậm và đây mới chỉ là đánh giá bước đầu nên nhìn chung loài này chỉ phù hợp với trồng rừng phòng hộ và đặc dụng.

- Trám trắng là loài cũng được trồng theo phương thức hỗn giao, có tỷ lệ sống cao > 80%, chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao 1,25 m/năm, đường kính là 1,3 cm/năm. Trám trắng là loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, gỗ mềm có thể đáp ứng được cho nhu cầu kinh doanh gỗ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ dán với chu kỳ kinh doanh dưới 15 năm.

4.1.4. Tỉnh Phú Yên.

Do đặc điểm về địa lý và sự đa dạng về địa hình, khí hậu, đất đai cùng các nhân tố hình thành rừng khác, đã tạo cho hệ thực vật rừng ở Phú Yên khá phong phú và đa dạng về thành phần loài. Ngoài các loài đặc hữu vùng Trung Bộ, ở đây còn là điểm hội tụ của 2 luồng thực vật chính: Tiêu biểu cho luồng thực vật thuộc khu hệ phía Bắc có các loài cây thuộc họ Đậu, họ Thầu dầu, họ Mộc lan, họ Dâu tằm, họ Na, họ Long não, họ Giẻ... Luồng thực vật thuộc khu hệ phía Nam tiêu biểu có các loài thuộc họ Dầu, Họ Tử vi,... Ngoài các loài cây lấy gỗ, rừng Phú Yên còn có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản,


cây dùng làm dược liệu có giá trị kinh tế cao như: Quế, Sa nhân, Trầm hương, Sâm nam, Ngũ gia bì, Song, Mây...

- Thành phần thực vật: Bước đầu đã thống kê được 501 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 101 họ, 339 chi. Trong đó có 47 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Một số mô hình điển hình về trồng cây bản địa trên địa bàn tỉnh Phú Yên được tổng kết, đánh giá như sau:

4.1.4.1. Điểm trồng vườn thực vật Núi Nhạn.

Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận Phường I, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Núi Nhạn cao khoảng 60 mét so với mặt nước biển, có đường chu vi quanh núi khoảng trên 1 km. Trước đây, trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng; có nhiều loài chim như nhạn (vì thế có tên núi Nhạn), cò và rất nhiều khỉ (nên núi còn được gọi là núi Khỉ). Sau, khoảng năm 1961, vì nhu cầu quân sự, cây cối bị đốn chặt để xây dựng đồn bốt, nên khỉ và chim cũng dần bỏ đi nơi khác. Hiện nay núi Nhạn là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.

Đất tại khu vực này có nhiều đá lộ đầu, tầng đất trung bình. Khu vực này được Công ty du lịch tỉnh Phú Yên trồng rất nhiều loài cây bản địa có giá trị. Theo thống kế thì ở đây có đến 450 loài cây đã được đưa trồng ở đây. Qua các báo cáo đánh giá và xem xét thực tế thì các loài cây bản địa sinh trưởng tốt ở đây là: Huỷnh, Sao đen, Lim xanh, Lim xẹt, Dầu rái, Giổi lông, Trâm,… Rõ ràng một số cây bản địa trên có khả năng sinh trưởng khá tốt ở đây và những loài cây này chắc sẽ có khả năng gây trồng ở những nơi khác trong tỉnh.

4.1.4.2. Khu vực Đá Giăng.

- Khu vực Keo lai trồng xen Xà cừ năm 2001.


Tỷ lệ trồng là 3 hàng Keo lai với 1 hàng Xà cừ. Nhìn chung với Keo lai có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá tốt. Xà cừ có tỷ lệ sống không cao và sinh trưởng kém. Điều này là do Xà cừ bị cây Keo lai che bóng và lấn át nên không phát triển được. Vì vậy nếu muốn trồng cây bản địa với loài cây mọc nhanh khác nhất thiết phải cần có khoảng cách và mở tán kịp thời cho loài cây bản địa.

- Khu rừng trồng Keo lá tràm hỗn giao với với Huỷnh trồng 2001.

Hỗn giao theo hàng, Huỷnh còn khoảng 50% nhưng thân nhỏ, vóng do bị che bóng quá nhiều nhưng không được tỉa thưa để giảm cạnh tranh của Keo.

- Khu rừng trồng Keo lá tràm hỗn giao theo hàng với cây Dầu rái trồng 2001.

Dầu rái sinh trưởng được nhưng còn nhỏ cũng do bị Keo che bóng, cạnh tranh mạnh.

4.1.4.3. Khu vực rừng trồng Cù Mông.

- Điểm trồng Dầu rái ngay cạnh quốc lộ 1A

Khu vực này trước đó là rừng trồng Bạch đàn xen Keo lá tràm theo dải băng cho mỗi loài. Năm 2001 gió bão làm đổ rất nhiều Keo và vì vậy năm 2002 băng Keo được chặt bỏ để trồng Dầu rái. Hiện tại Dầu rái sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, do điều kiện chăm sóc năm 2005 không còn nên hiện dây leo và thực bì khác lấn át rất mạnh, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của Dầu rái. Sinh trưởng của Dầu rái biến động rất lớn theo gradient độ dốc. Phần trên dốc gần taluy đường, Dầu rái sinh trưởng tốt hơn hẳn phần sườn và chân dốc. Nguyên nhân có lẽ là do gần taluy đường là đất mượn mới san ủi nên tơi xốp hơn.

- Khu trồng rừng dự án JBic tại Cù Mông.

Hiện trường là nơi đất dốc, đá lộ đầu nhiều, nhưng vẫn còn tính chất đất rừng và ẩm. Phương thức trồng là xen Dầu rái với Keo lá tràm theo tỷ lệ 1


hàng Keo với 1 hàng Dầu rái, hàng cách hàng 2,5 m và cây cách cây với Dầu rái là 4m và với Keo là 2m, trồng năm 2004. Nhìn chung mô hình trồng năm đầu là khá tốt, tỷ lệ sống của cả 2 loài cây đều cao. Tuy nhiên việc trồng xen theo hàng tỷ lệ 1:1 sẽ có nguy cơ Keo sẽ che bóng và lấn át Dầu rái sau này. Ngay bên cạnh là khu đất người dân trồng Sao đen cũng năm 2004 cho thấy loài cây này sinh trưởng tốt và có tỷ lệ sống cao. Rõ ràng 2 loài Dầu rái và Sao đen có nhiều triển vọng trong trồng rừng ở khu vực này.

4.1.4.4. Mô hình trồng cây Sao đen hỗn giao với Gõ đỏ của dự án 661 tại huyện Tây Hòa.

Năm 2002 và 2003, dự án 661 tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên xây dựng 02 mô hình trồng hỗn giao 2 loài cây Sao đen và Gõ đỏ với mật độ ban đầu là 834 cây/ha (trong đó Sao đen là 556 cây và Gõ đỏ là 278 cây), trồng hỗn giao 2 cây Sao đen, 1 cây Gõ đỏ trên 1 hàng, băng chặt 2m, băng chừa 2m với tổng diện tích là 45 ha. Hiện nay 2 mô hình này thuộc sự quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bàn Thạch, tỉnh Phú Yên.

Khu vực được chọn để xây dựng mô hình có lập địa khá phù hợp: Trước khi tiến hành xây dựng mô hình thì khu vực này có trạng thái Ic, một số diện tích nhỏ là Ib. Thảm thực bì thưa và đất tại nơi trồng là đất feralit phát triển trên đá mác ma chua granit, tầng đất trung bình từ 30 - 50 cm có những nơi tầng đất dày hơn 50 cm, đất ẩm, còn tính chất đất rừng.

* Mô hình xây dựng năm 2002.

- Địa điểm xây dựng mô hình tại Khoảnh 1, tiểu khu 363, TK V9.9 xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Diện tích thiết kế 25 ha.

* Mô hình xây dựng năm 2003.

- Địa điểm xây dựng mô hình tại Khoảnh 1, tiểu khu 363, TK V9.9 xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022