thấp nhất đạt 1,54 m và có tăng trưởng bình quân chung thấp nhất chỉ đạt 0,28 m/năm.
Sang năm 2010 thì loài Muồng đen vẫn là loài có chiều cao và tăng trưởng bình quân chung về chiều cao là lớn nhất đạt 1,18 m/năm và có giảm so với năm 2009. Hai loài có tăng trưởng bình quân chung tăng so với năm 2009 là Lim xanh (tăng từ 0,50 lên 0,54 m/năm), Gõ đỏ (tăng từ 0,28 lên 0,29 m/năm).
Hệ số biến động về chiều cao của mô hình cũng lớn hơn so với đường kính, trong đó Dầu rái là loài có biến động về chiều cao lớn nhất là 5,9%, thấp nhất là Muồng đen chỉ đạt 2,7%.
Kết quả so sánh sinh trưởng Hvn của các loài cây trong mô hình 5 qua 2 năm theo dõi được tổng hợp tại hình 4.10.
6
5
4
3
2
Năm 2009 Hvn (m) Năm 2009 ΔHvn (m) Năm 2010 Hvn (m)
Năm 2010 ΔHvn (m)
1
0
Dầu rái
Sao đen
Lim xanh Muồng đen
Gõ đỏ
Hình 4.10. Biểu đồ so sánh sinh trưởng Doo của các loài cây trong mô hình 5 qua các năm 2009 và 2010
- Nhận xét và đánh giá chung cho cả 2 mô hình:
+ Về phẩm chất và chất lượng cây trồng trong 2 mô hình 4 và 5.
Qua những phân tích ở trên ta thấy ở mô hình 5, trồng theo khối gồm 5 loài cây có tỷ lệ sống đồng đều hơn. Mô hình 4 tỷ lệ sống của các loài có sự
biến động lớn. Loài Sao đen, Dầu rái và Muồng đen ở 2 mô hình có tỷ lệ sống tương đồng trên 70%. Tuy nhiên, loài Lim xanh và Gõ đỏ ở mô hình 4 lại có tỷ lệ sống thấp hơn (dưới 70 %) so với loài Lim xanh và Gõ đỏ ở mô hình 5 (có tỷ lệ sống trên 70%).
Về chất lượng sinh trưởng của mô hình 5 cũng đồng đều hơn mô hình 4, mô hình 5 có tỷ lệ cây tốt dao động từ 54% đến 70% trong khi mô hình 4 có tỷ lệ cây tốt bình quân chỉ là 35%. Cả 5 loài cây là Sao đen, Dầu rái, Lim xanh, Muồng đen, và Gõ đỏ ở mô hình 5 đều có chất lượng sinh trưởng cao hơn hẳn so với chính những loài này ở mô hình 4.
Tóm lại với những chỉ tiêu đánh giá về tỷ lệ sống và chất lượng sinh trưởng được phân tích ở trên ta có thể kết luận rằng mô hình 5 có phẩm chất và chất lượng tốt hơn hẳn mô hình 4. Các loài cây trong mô hình 5 cũng có phẩm chất và chất lượng đồng đều hơn.
+ Về sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 4 và mô hình 5.
Trong mô hình trồng hỗn loài 9 loài cây (mô hình 4): Các loài cây có triển vọng nhất về sinh trưởng đường kính, chiều cao là Thanh thất, Muồng đen, Sao đen, Dầu rái và Lim xanh. Các loài Huỷnh, Ngân hoa, Gõ đỏ và Giổi lông có sinh trưởng kém hơn và tỏ ra không phù hợp với điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là loài Giổi lông bị chết gần hết, những cây còn lại có chất lượng sinh trưởng ở mức trung bình.
Trong mô hình trồng theo khối gồm 5 loài cây (mô hình 5): Trong 5 loài cây được trồng trong mô hình thì có 4 loài cây có triển vọng về sinh trưởng đường kính và chiều cao gồm: Muồng đen, Lim xanh, Sao đen, Dầu rái. Loài Gõ đỏ tỏ ra không phù hợp khi có sinh trưởng về đường kính và chiều cao kém hơn cả.
Trong 5 loài được trồng trong cả 2 mô hình 4 và mô hình 5 là: Sao đen, Dầu rái, Muồng đen, Lim xanh và Gõ đỏ thì tăng trưởng bình quân chung về đường kính của cả 5 loài ở mô hình 5 đều lớn hơn mô hình 4. Về tăng trưởng bình quân chung về chiều cao thì các loài trong mô hình 5 có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn mô hình 4 là Muồng đen, Dầu rái và Gõ đỏ. Lim xanh ở mô hình 5 có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao xấp xỉ bằng Lim xanh trồng tại mô hình 4. Riêng chỉ có Sao đen ở mô hình 5 là có tăng trưởng bình quân chung thấp hơn mô hình 4.
Tóm lại: Qua đánh giá về phẩm chất và chất lượng, sinh trưởng của các loài cây trong 2 mô hình 4 và 5, ta thấy mô hình 4 được trồng 9 loài cây tuy nhiên đã có 4 loài cây là Huỷnh, Ngân hoa, Gõ đỏ và Giổi lông tỏ ra không phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng. 5 loài còn lại là Dầu rái, Lim xanh, Muồng đen, Sao đen và Gõ đỏ có sinh trưởng tốt hơn nhưng không sinh trưởng tốt và đồng đều bằng mô hình 5. Từ đó có thể thấy rằng phương thức trồng rừng thuần loài theo khối như tại mô hình 5 có triển vọng hơn và cần được nhân rộng.
Mô hình 4 có sinh trưởng kém hơn và không đồng đều là do thực bì che phủ là tương đối thấp, thực bì chủ yếu là những loài chỉ thị cho đất chua như là Sim, Mua, Chà nà, Chành rành, Ràng ràng,… Ngoài ra mô hình lại trồng nhiều loài cây nên khả năng thành công là rất khó điều này cũng được dự án KfW6 dự báo trước nên mục tiêu khi xây dựng mô hình là để đánh giá sinh trưởng và khả năng cạnh tranh của các loài với nhau. Chính vì vậy dự án chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm trên diện tích nhỏ 1ha. Đây mới chỉ là giai đoạn tạo rừng nên cũng chưa đánh giá được hết các mục tiêu ban đầu đặt ra cho mô hình, vì thế mô hình cần được tiếp tục chăm sóc, bảo vệ để có những đánh giá sâu hơn, đầy đủ hơn nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác trồng rừng hỗn loài sau này trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các tỉnh lân cận.
4.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bản địa tại các mô hình.
Cây bản địa là một trong những loài cây luôn nhạy cảm và chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố sinh thái, trong phạm vi không gian, thời gian không đồng nhất với nhau, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Rừng trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau (Khí hậu, thủy văn, vị trí phân bố, địa hình, loại đất, loại đá mẹ, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, đặc điểm thực bì,…).
- Rừng trồng có nguồn gốc giống do các đơn vị tự chủ, tùy thuộc vào từng năm trồng, không rõ xuất xứ, có loại không qua kiểm nghiệm, kiểm dịch.
- Chất lượng giống đưa vào trồng rừng chưa được quan tâm, một số đơn vị đang còn chạy theo thành tích về số lượng, còn chất lượng rừng trồng kém hiệu quả. Trong khi đó, vấn đề quyết định đến chất lượng rừng phụ thuộc vào công tác tuyển chọn giống.
- Rừng trồng khác nhau về phương thức trồng và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh (cơ cấu về tổ thành loài, mật độ phương thức xử lý thực bì, biện pháp làm đất, kỹ thuật gây trồng, tiêu chuẩn giống cây con đem trồng,…).
- Rừng trồng được các đơn vị, các tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng như các quy chế giám sát, kiểm tra kỹ thuật không giống nhau, có đơn vị làm tốt nên chất lượng rừng trồng hơn hẳn các đơn vị khác.
- Biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, số năm chăm sóc, mức độ đầu tư kinh phí/ha trồng rừng ở mỗi đơn vị có sự khác nhau.
4.3.1. Nhân tố Đất.
- Kết quả điều tra phẫu diện đất được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả mô tả phẫu diện đất
Tầng đất | Độ dày tầng đất (cm) | Màu sắc | Độ ẩm | Thành phần cơ giới | Độ chặt | Tỷ lệ đá lẫn (%) | |
Mô hình 2a | A | 12 | Nâu xám | Ẩm | Thịt TB | Hơi chặt | 3 |
B | 45 | Nâu đỏ | Ẩm | Thịt TB | Hơi chặt | 5-8 | |
Mô hình 4 | A | 10 | Nâu đỏ | Khô | Thịt TB | Chặt | 60 |
B | 40 | Nâu vàng | Khô | Thịt TB | Chặt | 60 | |
Mô hình 5 | A | 14 | Nâu xám | Hơi ẩm | Thịt TB | Hơi chặt | 40 |
B | 50 | Nâu vàng | Hơi ẩm | Thịt TB | Chặt | 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Của Sao Đen Và Gõ Đỏ Trồng Hỗn Giao Tại Huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên - Năm 2010
- Biểu Đồ So Sánh Sinh Trưởng D00 Của 3 Loài Cây Trong Mô Hình 2A Và Mô Hình 2B Qua Các Năm 2009 Và 2010
- Chất Lượng Sinh Trưởng Của Các Loài Cây Trong Mô Hình 4
- Tiêu Chuẩn Cây Con Trồng Trong Các Mô Hình Của Dự Án Kfw6
- Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Lâm Sinh Tác Động Áp Dụng Cho Các Chương Trình Trồng Rừng Trên Đất Trống, Đồi Núi Trọc Tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 14
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Do mô hình 2a và 2b có điều kiện lập địa tương đồng nên tác giả chỉ điều tra phẫu diện tại mô hình 2a.
Đất tại khu vực nghiên cứu là đất thịt trung bình, tầng đất trung bình. Đất khô, độ chặt cao. Nhìn chung màu sắc đất có sự thay đổi không được rõ nét.
Đất tại mô hình 2a tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm có độ ẩm cao nhất. Cả 2 mô hình 4 và mô hình 5 đất đều khô và chặt hơn mô hình 2. Tầng A tại mô hình 5 là dày nhất. Đặc biệt ở 2 mô hình 4 và mô hình 5 ở Cù Mông có tỷ lệ đá lẫn rất lớn, tuy nhiên kích thước đá nhỏ chỉ bằng đầu đũa. Mô hình 5 và mô hình 2a có nhiều vật rơi rụng và phân giun hơn mô hình 4. Như vậy, qua
những phân tích ở trên ta thấy đất ở mô hình 2a là tốt hơn hẳn mô hình 4 và mô hình 5. Tại cùng một địa điểm nhưng mô hình 5 có đất tốt hơn mô hình 4.
- Mỗi mô hình được lấy 1 mẫu đất ở tầng đất từ 0 - 30 cm, lấy ở nhiều vị trí khác nhau và trộn đều lấy khoảng 500g đi phân tích, do lớp rễ trao đổi dinh dưỡng khoáng chủ yếu ở tầng này.
Ngoài ra đề tài còn lấy thêm mẫu đất đối chứng, Mẫu đất này được lấy ở vị trí đất trống ngay gần với mô hình 4. Các mẫu đất được phân tích tại Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp theo một số chỉ tiêu: pH KCl, mùn tổng số (OM%), các chất dễ tiêu. Kết quả phân tích được thể hiện ở Bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15. Kết quả phân tích đất tại các mô hình
Chỉ tiêu | Đơn vị | Ô đối chứng | Mô hình 2a | Mô hình 4 | Mô hình 5 | |
1 | pH KCl | 4,07 | 4,77 | 4,80 | 5,12 | |
2 | OM (tổng số) | % | 1,09 | 2,73 | 1,94 | 3,48 |
3 | N (tổng số) | % | 0,084 | 0,184 | 0,134 | 0,212 |
4 | P2O5 (dễ tiêu) | Mg/100g | 3,8 | 3,6 | 1,2 | 2,5 |
5 | K2O (dễ tiêu) | Mg/100g | 8,4 | 22,8 | 16,2 | 17,8 |
Kết quả phân tích cho thấy:
- Hàm lượng mùn: Ở mô hình 5 là mô hình trồng hỗn giao theo khối gồm 5 loài cây trong đó có 3 loài cây họ đậu là Lim xanh, Muồng đen, Gõ đỏ có khả năng cố định đạm, vật rơi rụng chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi nên dễ phân giải, quá trình tạo mùn thuận lợi. Vì vậy, hàm lượng mùn ở mô hình 5 là cao nhất chiếm 5,12%. Mô hình 2a có điều kiện về lập địa tốt hơn, độ che phủ của thảm thực bì lớn nên hàm lượng mùn cũng tương đối cao chiếm 2,73%, thấp nhất là mô hình 4 là 1,94%.
- Độ chua, độ kiềm của đất là yếu tố quan trọng của độ phì của đất. Độ pH ảnh hưởng rất lớn tới đất, đến sự sống và phát triển của sinh vật. Trị số pH
KCl (độ chua trao đổi) của các mô hình là nhỏ, mô hình 2 là 4,77, mô hình 4 là 4,8. Mô hình 5 là mô hình có trị số pH KCl cao nhất là 5,12.
- Hàm lượng lân, kali dễ tiêu của mô hình 2 là lớn nhất so với 2 mô hình còn lại. Riêng hàm lượng đạm tổng số thì mô hình 5 lại lớn nhất chiếm 0,212%. Mô hình 4 do đất bị xói mòn nhiều, độ che phủ thực bì thấp nên hàm lượng đạm, lân, kali là thấp nhất trong 3 mô hình nghiên cứu.
Nhận xét chung: Nhìn chung kết quả phân tích đất là tương đối phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng trên từng mô hình. Mô hình 5 là mô hình trồng hỗn giao theo khối lớn, trong 5 loài thì có đên 3 loài cây họ đậu là Lim xanh, Muồng đen và Gõ đỏ, vật rơi rụng và độ che phủ của cây bụi thảm tươi cũng cao hơn (điều này là do những năm gần đây dự án cũng chỉ dừng lại ở việc chăm sóc cục bộ quanh gốc cây, giữ lại cây bụi thảm tươi dưới tán rừng do cây trồng tại mô hình sinh trưởng khá tốt, đều đã vượt lên khỏi thảm thực bì. Ngoài ra, mô hình 5 này còn có băng chừa lớn 10 m, xây dựng từ năm 2006 và không có tác động gì đến thời điểm điều tra năm 2010).
Mô hình 2a, có điều kiện lập địa ban đầu là tốt, thảm thực bì cũng sinh trưởng tốt, cây trồng sinh trưởng tốt nên các chỉ số phân tích là tương đối phù hợp.
Mô hình 4, mô hình này trồng 9 loài cây hỗn giao với nhau, một số loài có sức sinh trưởng kém là Ngân hoa, Gõ đỏ, Huỷnh, mô hình có độ che phủ thảm thực bì rất thấp, một phần là do cách bố trí mô hình nên khi chăm sóc dự án đã tác động quá mức, một phần là do điều kiện lập địa ban đầu cũng không tốt.
Thông qua ô đối chứng đề tài lấy phân tích thì cả 3 mô hình đã các chỉ tiêu về pH KCl, hàm lượng mùn, đạm, lân và kali đều đã tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy đất đai sau 5 năm xây dựng mô hình đã có những thay đổi tích cực. Điều này khảng định rằng quan hệ giữa đất và cây trồng là mối quan hệ “hữu cơ” và “biện chứng”. Nếu như đất tốt thì cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt và ngược lại. Khi quần thể thực vật rừng sinh trưởng tốt thì sẽ cải tạo đất, làm cho đất không bị xói mòn, giữ được tầng đất mặt và dinh dưỡng cho cây trồng.
4.3.2. Tình hình thực bì, cây bụi, thảm tươi.
Kết quả điều tra cây bụi thảm, thảm tươi được tổng hợp ở bảng 4.16 dưới đây:
Bảng 4.16. Tình hình sinh trưởng cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi ở các mô hình
Nội dung | Loài cây chủ yếu | Htb (m) | Doo (cm) | Chất lượng | Mật độ (cây/ha) | Độ che phủ (%) | |
2a | Cây tái sinh | Kơ nia, Thanh thất, Dâu đất | 2,9 | 5,0 | Tốt | 180 | |
Cây bụi | Thẩu tấu, Thành ngạnh, Mé cò ke, Hóoc quang, chòi mòi, Sầm xì | 2,77 | Tốt | 640 | 49 | ||
Thảm tươi | Cỏ lào, lau | ||||||
2b | Cây tái sinh | Thanh thất, Bời lời nhớt, Trâm, Vừng | 3,5 | 5,7 | Tốt | 340 | |
Cây bụi | Thành ngạnh, Mé cò ke, Thẩu tấu, Ké | 5,7 | Tốt | 720 | 53 | ||
Thảm tươi | Lau, chít, cỏ lào | Tốt | |||||
4 | Cây tái sinh | Bạch đàn, Trâm, Keo lá tràm, Muồng đen | 3,65 | 8,3 | Tốt | 133 | |
Cây bụi | Sim, Mua, Chà nà, Thẩu tấu, Chành rành | 1,83 | Tốt | 566 | 17 | ||
Thảm tươi | Ràng rang, Cỏ lào, Cỏ tranh | Tốt | |||||
5 | Cây tái sinh | Keo lá tràm, Bời lời nhớt, Bạch đàn, Trâm, Kơ nia | 3,2 | 5,1 | Tốt | 180 | |
Cây bụi | Thành ngạnh, Thẩu tấu, Sầm xì, Ké, Sim | 2,2 | Tốt | 420 | 32 | ||
Thảm tươi | Cỏ lào, cỏ |