trong mô hình thí nghiệm cũng như ảnh hưởng sinh trưởng, tiểu hoàn cảnh rừng tới sự sinh trưởng, phát triển của các loài cây bản địa dùng để phục hồi rừng là những tài liệu tham khảo và bài học kinh nghiệm rất có ích cho những thử nghiệm sau này ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam
1.2. Ở Việt Nam
Trồng rừng hỗn loài ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ năm 1931. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng rừng hỗn loài Sao đen, Dầu rái và Vên vên ở Trảng Bom, Đồng Nai của tác giả người Pháp Maurand. Trong giai đoạn 1930-1985 có rất ít các công trình nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài và nghiên cứu chọn loài cây trồng cũng chỉ tập trung cho một số loài cây thuộc họ Dầu. Từ năm 1985 đến nay, việc nghiên cứu trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa được triển khai nhiều hơn kể cả về loài cây và diện tích trồng rừng. Trong giai đoạn này nhiều loài cây lá rộng bản địa đã được lựa chọn để nghiên cứu cho các vùng sinh thái trong cả nước. Các loài cây lá rộng bản địa được lựa chọn để nghiên cứu trồng rừng hỗn loài chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao. Một số loài cây bản địa được lựa chọn cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ là Gõ đỏ, Cẩm lai, Căm xe, Xà cừ, Tếch,... và được trồng chủ yếu tại các trạm thực nghiệm Trảng Bom, Lang Lanh, Ekmat, Măng Linh, Tân Tạo. Ở Miền Bắc, các loài cây chủ yếu được lựa chọn để trồng rừng hỗn loài là Lim xanh, Lim xẹt, Giổi xanh, Re gừng, Mỡ, Bồ đề, Lát hoa, Ràng ràng mít, Lim xẹt, Xoan đào, Vạng trứng,... và được trồng chủ yếu ở Cầu Hai (Phú Thọ), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tân Lạc (Hoà Bình).
Trong thời gian qua ở nước ta đã xây dựng được khá nhiều mô hình rừng trồng, đặc biệt là trong dự án 661.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời kỳ 1998-2010 đã được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp lần thứ 2 vào tháng 12/1997. Tiếp đó Thủ Tướng chính phủ đã có Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 về mục
tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Đây là một dự án mang tầm cỡ Quốc gia có quy mô rộng lớn trên toàn Quốc và là dự án lớn nhất của ngành Lâm nghiệp từ trước tới nay nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010 [24].
Theo Hoàng Liên Sơn và các cộng sự (2005) [25] dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2004 đã xây dựng được khá nhiều mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh có trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cho thấy các mô hình khá đa dạng, tổng số có tới 188 mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn, mật độ trồng rừng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ thuật áp dụng trong mỗi mô hình. Căn cứ vào các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có thể chia các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các loài Thông trồng thuần loài và Thông trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, luồng trồng thuần loài. Trong những năm gần đây, các mô hình này đa dạng và được phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh.
Theo Lại Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Tiệp (2009) [18] khi đánh giá các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn theo phương thức hỗn giao cây bản địa và cây mọc nhanh trong dự án 661 cho thấy:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 1
- Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 2
- Phương Pháp Kế Thừa Số Liệu, Tài Liệu Có Sẵn.
- Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu.
- Tổng Kết, Đánh Giá Một Số Mô Hình Trồng Rừng Cây Bản Địa Lá Rộng Tại Miền Trung.
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
- Về diện tích từ năm 1999 - 2004 cả nước đã trồng được 135.702,9 ha rừng phòng hộ đầu nguồn theo phương thức hỗn giao cây bản địa và cây phù trợ, diện tích rừng đã trồng trên chiếm tỷ lệ 22,52 % trong tổng số diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Về tập đoàn cây trồng: Hầu hết các loài cây bản địa sử dụng trồng rừng phòng hộ đều phân bố ở các tỉnh, đã có 36 loài cây bản địa được sử dụng và 5 loài cây phụ trợ trồng theo phương thức hỗn giao cây bản địa và
cây phù trợ. Trong đó có 12 loài đã có quy trình kỹ thuật.
- Về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhìn chung đã thực hiện đúng yêu cầu của Ban quản lý 661 các cấp, đảm bảo được thiết kế kỹ thuật theo từng dự án cơ sở. Tuy nhiên, việc xác định phương thức hỗn giao, mật độ và cự ly trồng chưa thích hợp nên dẫn đến sinh trưởng của tán cây Keo chèn ép cây bản địa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng; tiêu chuẩn cây con đề ra hầu hết là thấp; vấn đề tỉa thưa xử lý tán Keo để tạo ánh sáng cho cây bản địa không được thực hiện.
- Chất lượng của các mô hình nhìn chung chưa cao, tỷ lệ sống hầu hết đạt trên 85%, nhưng tỷ lệ tồn tại sau 3 - 4 năm là thấp. Sinh trưởng đường kính chiều cao các mô hình đạt các tiêu chuẩn để bàn giao quản lý so với các dự án khác và phương thức trồng khác đều thấp hơn.
- Nghiên cứu cũng đã chọn được 55 mô hình tại 22 tỉnh có triển vọng phát triển và nhân rộng.
- Năm 1931 tác giả Maurand đã sử dụng lớp cây bụi thảm tươi trong rạch làm cây phù trợ để tạo rừng hỗn loài giữa Sao đen, Dầu rái và Vên vên ở Trảng Bom Đồng Nai. Ban đầu tác giả đã áp dụng phương thức “trồng rừng dưới tán che dày và thấp” sau 2 năm phương thức này đã được cải tiến thành phương thức "trồng dưới tàn che cao và nhẹ". Sau khi được cải tiến phương thức trồng, các loài cây trồng chính vẫn sinh trưởng phát triển kém nên tác giả tiếp tục dùng thảm che nhân tạo với các loài cây họ đậu là Muồng đen và Đậu tràm. Kết quả cho thấy rằng dùng cây che phủ ban đầu kết hợp cây che trung gian là có hiệu quả (dẫn theo Nguyễn Bá Chất, 1976) [5]. Như vậy, trong công trình này tác giả đã sử dụng cả 2 loại thảm che tự nhiên và thảm che nhân tạo để làm cây phù trợ. Tuy nhiên, sự kết hợp hai loại thảm che này không được tính đến từ đầu khi thiết kế rừng trồng, do đó chưa đánh giá được tác dụng riêng rẽ của từng loại thảm che.
Ngoài việc sử dụng thảm che tự nhiên, một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng các loài cây họ đậu làm cây phù trợ nhằm tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài. Năm 1985 các tác giả Nguyễn Minh Đường và Lê Đình Cẩm đã sử dụng các loài cây Muồng đen, Keo lá tràm, Đậu triều và Keo dậu làm cây phù trợ để xây dựng rừng trồng hỗn loài Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Cẩm lai, Căm xe cung cấp gỗ lớn ở lâm trường La Ngà (Đồng Nai). Các công thức được trồng hỗn loài theo hàng và theo băng với kích thước các băng chặt, chừa là 10m và 20m. Xen giữa 2 hàng cây trồng chính là các hàng cây phù trợ. Sau một năm trồng cho thấy cây phù trợ mới chỉ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của các loài cây trồng chính [15]. Nhìn chung, các thí nghiệm trồng Dầu rái, Sao đen, Gõ đỏ trên các loại đất xám phù xa cổ thoái hoá ở Trảng Bom, đất ba gian nông màu đen ở Bàu Cạn, trên đất phiến thạch sét ở Mã Đà (Đồng Nai), đất phù sa cổ sâu ẩm ở Dương Minh Châu cũng chỉ có nhận xét tương tự.
- Giai đoạn 1971 - 1976 tác giả Nguyễn Bá Chất và các cộng sự đã sử dụng cây phù trợ là các loài cây có khả năng cố định đạm như: Cốt khí, Ràng ràng mít, Lim xẹt để tiến hành thí nghiệm trồng rừng hỗn loài Bồ đề với Mỡ và Xoan đào ở Tuyên Quang và Phú Thọ. Kết quả sau 5 năm cho thấy năng suất rừng Bồ đề trồng hỗn loài có cây phù trợ tăng 15 - 20% so với rừng Bồ đề trồng thuần loài không có cây phù trợ. Lượng thảm mục dưới rừng trồng hỗn loài cũng tăng lên 10 - 20%, đất đai dưới rừng trồng hỗn loài được cải thiện hơn so với rừng trồng thuần loài [5]. Để có cơ sở chính xác cho việc bố trí các loài cây trong mô hình hỗn loài tác giả Ngô Quang Đê (1991) đã chú ý đề cập nhiều đến mối tương tác hóa sinh trong trồng rừng hỗn loài. Trong mô hình hỗn loài giữa Mỡ và Bồ đề tác giả cho thấy Mỡ trồng hỗn loài với Bồ đề cho năng suất khá hơn (105,73 m3/ha) trong khi Mỡ trồng thuần loài chỉ đạt 65,5 m3/ha [12].
Theo Trần Thị Nga (2009) [22] khi nghiên cứu các mô hình trồng rừng
phòng hộ tại tỉnh Hòa Bình cho thấy 3 loài cây Luồng, Lim xanh và Keo tai tượng là loài cây trồng rừng phòng hộ khá thích hợp. Các mô hình bước đầu được đánh giá là thành công do đã chọn cây trồng phù hợp với lập địa nên cây có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt, các mô hình hỗn giao sau:
- Mô hình trồng hỗn giao Keo tai tượng với Luồng (mật độ 400 Keo tai tượng + 200 luồng) tại xóm Càng 2, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình trên đất feralit nâu vàng (trước đây là đất nương rẫy trồng lúa, canh tác nông lâm kết hợp trong năm đầu).
- Mô hình Keo tai tượng + Lim xanh (1000 keo tai tượng + 600 Lim xanh) ở xóm Nhót xã Thanh Hối, Tân Lạc trên đồi thấp, đất feralit nâu vàng, đất tốt. Tại Thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn trên đất feralit nâu xám.
- Mô hình hỗn giao Lim xanh với Keo chịu hạn (1000 Keo tai tượng + 600 Lim xanh) tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc trên đất feralit nâu đỏ không kết von. Mặc dù trong mô hình này Keo chịu hạn đã bị dân chặt gần hết nhưng việc làm đó đã mở tán cho Lim xanh phát triển rất tốt.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu cơ sở khoa học về các loài cây bản địa cho trồng rừng và làm giàu rừng cũng rất được quan tâm, trong thời gian qua cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn loài cây bản địa trồng rừng phòng hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Thiệp (1997) [27]. Theo tác giả có 2 phương pháp để chọn loài cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng là thứ nhất: Bố trí thực nghiệm và thử nghiệm (bán sản xuất) rồi đưa ra trồng rừng; thứ hai: Tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để trồng thử nghiệm hoặc đưa ra thành quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [23], lại đưa ra nghịch lý của cây bản địa đó là: Thiếu sự hiểu biết về đặc điểm của từng loài cây bản địa cụ thể: Nhu cầu về khí hậu, đất đai, ánh sáng ở các giai đoạn khác nhau, mối liên hệ giữa các loài trong quần thể
đa loài, khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng gây trồng,... Do đó khó có thể phát triển cây bản địa trên diện rộng. Một nghịch lý nữa là cây bản địa quen sống trong một môi trường sống hoàn chỉnh, ít biến động nên có nhu cầu cao về đất và các yếu tố khác. Không thể đưa trồng ngay cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc khô cằn, trồng thuần loài tràn lan trên diện rộng. Do đó muốn gây trồng thành công cây bản địa cần phải tạo được những hoàn cảnh tương đối thích hợp với từng loài cây bản địa.
Trong nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, Trần Xuân Thiệp (1997) [27] cho rằng trồng cây bản địa là một quá trình rút ngắn chu trình phát triển rừng mà theo nhà sinh thái người Đức Lalle (1980) nếu để tự nhiên có khi đến hàng trăm năm. Nếu rừng bị phá nhưng còn một độ tàn che nào đó, đem trồng các cây gỗ bản địa dưới tán rừng và làm như vậy đã vượt qua được rất nhiều giai đoạn diễn thế đi lên mà để tự nhiên phải mất 50 - 70 thậm chí tới 100 năm.
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm 1997 - 1998 [8] đã chọn được tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kỹ thuật cho 20 loài như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Muồng đen (Cassia siamea), Trám trắng (Canarium album), Tếch (Tectona grandis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus)...
Nguyễn Bá Chất (1995) [7] khi nghiên cứu phục hồi rừng Sông Hiếu (1981 - 1985) đã thí nghiệm gây trồng hỗn loài Lát hoa (C. tabularis) với các loài cây lá rộng bản địa khác: Lim xẹt (P. tonkinensis), Giổi (Michelia sp), Thôi chanh (Evodia bodinieri), Lõi thọ (Gmelina arborea)... nhằm tạo cấu trúc hợp lý. Theo dõi mô hình rừng hỗn loài đến năm thứ 10 thấy rõ sinh trưởng rừng Lát hoa hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa thuần loài...Kiểu cấu trúc rừng Lát hoa hỗn loài có sử dụng lớp thực bì phục hồi tự nhiên đã được tạo
lập có nhiều ưu điểm về sinh trưởng và phục hồi đất.
Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi Đoàn [13] đã có nhận xét: “Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng ở Trung Trung bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình”.
Lim xanh là loài cây bản địa, gỗ thuộc nhóm quý hiếm và hiện là loài cây bản địa rất được quan tâm sử dụng trong các chương trình trồng rừng ở nước ta. Phùng Ngọc Lan (1994) [21], nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài Lim xanh (E. fordii) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ cao phân bố từ 900m trở xuống ở phía Nam và 500m trở xuống ở phía Bắc. Sinh trưởng thích hợp ở đồi bát úp, độ dốc nhỏ hơn 200 hoặc ở chân đồi, chân núi nơi dốc tụ. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đưa loài Lim xanh vào gây trồng ở các vùng sinh thái lâm nghiệp trên đất nước ta
Với đặc tính của hầu hết các loài cây lá rộng bản địa là thường ưa bóng trong giai đoạn còn nhỏ, do vậy việc tạo được lớp “áo che” cho các loài cây bản địa trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng là việc làm đầu tiên và rất cần thiết khi muốn tạo lập lâm phần hỗn loài, đặc biệt là trên đối tượng đất trống, đồi trọc. Nghiên cứu lựa chọn cây phù trợ để xây dựng rừng trồng hỗn loài đã được nhiều tác giả quan tâm. Điển hình là một số công trình sau:
Giai đoạn 1994 -1998 Trần Nguyên Giảng đã nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài ở Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Trên đối tượng đất trống, đồi trọc, tác giả đã trồng Keo tai tượng và Keo lá tràm làm “áo che” phủ. Khi rừng Keo bắt đầu khép tán tác giả đã đưa vào trồng dưới tán Keo 10 loài cây lá rộng bản địa khác nhau. Sau 4 năm thí nghiệm tác giả cho thấy phương pháp trồng rừng ẩm dưới tàn che nhìn chung là thích hợp cho cả các loài trung sinh trong giai đoạn 1 - 2 năm đầu. Biện pháp lột tán theo định kỳ thích hợp cho loài chịu bóng mọc chậm như Gội trắng, Giổi xanh, Re gừng nhưng lại
cản trở cây ưa sáng mọc nhanh như: Lát hoa, Sấu, Nhội và Muồng đỏ. Kết quả cũng cho thấy dùng cây che phủ ban đầu Keo lá tràm là thích hợp nhất [16]. Tuy nhiên, do thí nghiệm mới tiến hành trong giai đoạn ngắn nên chưa thể biết được 10 loài cây đó sẽ tồn tại như thế nào trong các giai đoạn sau. Việc sử dụng các loài cây ưa sáng như Lát hoa và Muồng đỏ trồng dưới tán Keo hiện tại đã cho thấy khó khăn trong việc nuôi dưỡng mô hình này. Mặt khác phương pháp trồng hỗn loài theo hàng dưới tán Keo tác giả chưa cho thấy rừng hỗn loài này sẽ có cấu trúc ra sao theo thời gian. Tuy vậy, có thể nói rằng đây là mô hình tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài, từ việc tạo áo che, đến việc xác định thời điểm đưa các loài cây bản địa vào trồng dưới tán và các biện pháp lột dần tán che để các loài cây trồng chính sinh trưởng, phát triển.
Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng,... (1960) [28] đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và làm giàu rừng bằng những loài cây bản địa như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Vạng trứng (Endospermum chinense)... theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán.
Lâm Phúc Cố (1995) [10] khi nghiên cứu một số loài cây bản địa được chọn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Căng Chải đã chọn được 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokienia hodginsic Henry et thomas), Tô Hạp Hương (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A. Chev) và cây Song Mật (Calamus ealusetris) có thể trồng làm giàu rừng theo phương thức trồng xen dưới tán rừng hay làm giàu rừng theo băng.
Chương trình 327 [24] với định hướng trồng rừng phòng hộ theo hướng hỗn loài 500 cây bản địa + 1.100 cây phụ trợ. Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh, thành phố có dự án đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn 70 loài cây.