Nghiên Cứu Về Sinh Lý, Sinh Trưởng, Sinh Sản Và Dinh Dưỡng Của Cừu Phan Rang


1.1.3.6. Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của cừu Phan Rang

Trong những năm qua, các nghiên cứu về con cừu, nhằm đưa ngành chăn nuôi cừu vào hệ thống nông nghiệp đã được thực hiện. Kết quả bước đầu đã khẳng định vai trò của ngành chăn nuôi cừu trong việc tạo thu nhập và giảm rủi ro trong sản xuất ở nông hộ nhỏ (Cục chăn nuôi, 2009).

Nghiên cứu đã xác định được nguồn gốc, tiềm năng di truyền của cừu Phan Rang. Cừu Phan Rang là kết quả lai tạo của các giống nhập từ Malaysia (giống Kelantan vùng Maclacca), Trung Quốc (giống Yunam, giống Chan Toung) và từ Pháp (giống Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Berrichon del’Indre, Caussenard, Bizet). Đặc biệt, cừu Kelantan là giống cừu vùng Đông Nam Á, thích nghi rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng tại địa phương. Giống cừu Kelantan được sử dụng làm nền để lai tạo với các giống cừu nhập từ Pháp để hình thành nên giống cừu Phan Rang hiện nay (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).

Nghiên cứu về sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt cho thấy, cừu Phan Rang có thể hình tốt hơn các giống cừu Đông Nam Á, tương đương với cừu Ấn Độ, nhỏ hơn cừu các nước có ngành chăn nuôi cừu thịt phát triển như Úc, Pháp, Mỹ. Cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận lúc trưởng thành khối lượng con cái là 29,7kg và con đực là 42,4kg (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006); nuôi ở Ba Vì, lúc 18 tháng tuổi con cái là 28,3kg và con đực là 36,1kg (Binh và CS., 2005); ở Tây Nguyên, con cái là 41,8kg và con đực là 51,37kg (Trần Quang Hân, 2007a). Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của cừu nuôi ở Ninh Thuận lúc 9 tháng tuổi lần lượt là 41,8% và 30,2% (Đinh Văn Bình và CS., 2007).

Cừu đực Phan Rang lúc 5 tháng tuổi đã có biểu hiện sinh dục, nhưng thường được sử dụng vào thời điểm 10 - 12 tháng tuổi (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006). Cừu cái 5,5 - 6 tháng tuổi đã xuất hiện động dục, nhưng thường phối giống lần đầu lúc 9 - 10 tháng; chu kỳ động dục là 18 - 21 ngày, thời gian


mang thai 148 - 151 ngày, khoảng cách lứa đẻ 208 - 262 ngày. Một năm cừu đẻ 1,55 lứa, mỗi lứa 1 - 2 con (Mai và CS., 2005). Khi đưa ra nuôi ở Ba Vì (Đinh Văn Bình và CS., 2007) và Tây Nguyên (Trần Quang Hân, 2007a,b) khả năng sinh sản của cừu bình thường.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho cừu đã xác định được giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn thô xanh ngoài cỏ tự nhiên như lá dâm bụt ủ chua (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2004), cỏ voi (Vũ Chí Cương và CS., 2009, 2010), cây xương rồng (Opuntia elator) (Tien và Beynen, 2005), cỏ ghinê (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004)... các phụ phẩm công, nông nghiệp như ngọn lá sắn phơi khô, rơm ủ urê - rỉ mật (Ngô Tiến Dũng và CS., 2004); bả sắn ủ chua (Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Xuân Bả, 2008). Nghiên cứu đã xác định được công thức tảng đá liếm, nhằm bổ sung khoáng cho cừu sinh sản (Đào Đức Kiên và CS., 2006); cải thiện chế độ nuôi dưỡng, nhằm phát huy giá trị của giống cừu Phan Rang (Nguyễn Ngọc Tấn và CS., 2006).

Ngoài ra, các nghiên cứu về tình hình dịch bệnh (Nguyễn Thị Nga và CS., 2011; Đinh Văn Bình và CS., 2007; Trần Quang Hân, 2007b); về tập tính của cừu cũng đã được tiến hành (Văn Tiến Dũng, 2010; Nguyễn Thị Mùi, 2006; Nguyễn Bá Mùi và Nguyễn Xuân Vỹ, 2009; Đàm Văn Tiện, 2006).

Như vậy, các nghiên cứu bước đầu đã xác định được nguồn gốc của giống cừu Phan Rang, đánh giá được khả năng sinh trưởng, sinh sản của cừu khi nuôi ở Ninh Thuận, Ba Vì và Tây Nguyên. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về đánh giá khả năng thích ứng của cừu trong những điều kiện sống khác nhau, đặc biệt là môi trường ẩm độ cao. Vì vậy, cần có các nghiên cứu xác định ảnh hưởng nhiệt độ và ẩm độ môi trường sống đến sinh lý, sinh trưởng, sinh sản, thu nhận thức ăn của cừu. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho cừu chưa được đặt ra đúng mức, chủ yếu là sử dụng cừu làm đối tượng trong các nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nói chung.


1.2. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CỪU

1.2.1. Trao đổi nhiệt của cừu với môi trường


Cơ thể gia súc là một khối thống nhất, hoàn chỉnh và thường xuyên tương tác với môi trường sống. Mọi biến động của môi trường sống đều tác động trực tiếp đến cơ quan nhận cảm của cơ thể bằng con đường thần kinh và thể dịch. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là những yếu tố môi trường có tác động trực tiếp đến đời sống của cừu. Tác động của nhiệt độ và ẩm độ dẫn đến cừu có những phản ứng trả lời các kích thích đó để duy trì cân bằng nhiệt của cơ thể, gọi là sự thích nghi của cừu với môi trường nhiệt (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2007; Silanikove, 2000).

Sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ môi trường là yếu tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý, trạng thái sức khỏe của cừu (Alhidary và CS., 2012; McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005). Đặc biệt, khi nhiệt độ và ẩm độ thay đổi đột ngột hoặc khi nhiệt độ tăng quá cao cừu không thể thích ứng kịp thời dẫn đến stress nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cừu (Srikandakumar và CS., 2003).

Cừu và các loài động vật đẳng nhiệt khác, nhiệt độ cơ thể luôn được giữ ở mức ổn định nhờ hai quá trình sinh nhiệt - thải nhiệt xảy ra đồng thời và ở trạng thái cân bằng, quá trình đó theo phương trình sau (Berman và CS., 1985):

M = HS + R + E + C + K


Trong đó: M: tổng lượng nhiệt sản sinh của cơ thể; HS: nhiệt dự trữ; R: nhiệt trao đổi bức xạ; E: nhiệt trao đổi bằng cách bốc hơi nước; C: nhiệt trao đổi bằng đối lưu; K: nhiệt trao đổi bằng truyền dẫn.

Trao đổi nhiệt bằng cách bốc hơi nước là phương thức thải nhiệt ra khỏi cơ thể của động vật qua đường hô hấp và qua da. Bốc hơi nước qua da


diễn ra từ bề mặt cơ thể, do hoạt động của tuyến mồ hôi, là phương thức thải nhiệt chủ yếu của động vật đẳng nhiệt nói chung và chiếm 75 - 85% tổng lượng nhiệt sinh ra, làm cho cơ thể mất nhiệt rất nhanh. Tuy nhiên, cừu là gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển so với các gia súc khác như trâu, bò; mặt khác, cừu có bộ lông dày đã hạn chế sự bốc hơi nước qua da, nên bốc hơi qua đường hô hấp là con đường chủ yếu để duy trì thân nhiệt của cừu trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Vì vậy, phản ứng đầu tiên của cừu trong điều kiện môi trường nóng ẩm là tăng tần số hô hấp (Marai và CS., 2009).

Do đó, việc đánh giá khả năng thích ứng của cừu với nhiệt độ và ẩm độ trong môi trường sống mới thông qua các chỉ tiêu sinh lý là việc làm đầu tiên và hết sức cần thiết. Trong đó, tần số hô hấp là chỉ tiêu cần quan tâm chú ý trong môi trường nhiệt ẩm (Paim và CS., 2012; McManus và CS., 2008).

1.2.2. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm


1.2.2.1. Nhiệt độ không khí


Nhiệt độ không khí luôn có sự biến đổi, dao động rất lớn giữa các mùa, các tháng, các ngày, cũng như các thời điểm trong ngày. Sự thay đổi nhiệt độ không khí có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý (Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008); lượng thức ăn thu nhận (Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008); khả năng sinh trưởng (Pouliot và CS., 2009; Herrig và CS., 2006); khả năng sinh sản của cừu (Hassan, 2012; Rosa và Bryant, 2003).

Thân nhiệt, tần số hô hấp của cừu bắt đầu tăng lên trên mức bình thường khi nhiệt độ môi trường >320C, ẩm độ <65% và cừu có thể chịu được nhiệt độ lên đến 430C trong 4 giờ nhờ quá trình điều tiết nhiệt bằng cách bốc hơi nước qua da và hô hấp (Srikandakumar và CS., 2003). Khi nhiệt độ môi trường cao, tần số hô hấp của cừu tăng lên để thải bớt nhiệt ra ngoài cơ thể (Alhidary và CS., 2012; Bhatta và CS., 2005). Nhịp tim của cừu cũng bị ảnh


hưởng bởi môi trường nhiệt độ cao, tuy nhiên nhịp tim không biến đổi nhiều như tần số hô hấp (McManus và CS., 2008; Marai và CS., 2007). Nhiệt độ môi trường cao còn ảnh hưởng tới nhiệt độ da của cừu (Marai và CS., 2009).

Nhiệt độ môi trường cao là một trong những yếu tố hạn chế đến khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của cừu. Nhiệt độ cao giảm lượng thức ăn thu nhận, giảm khả năng tiêu hóa, sự trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, sinh sản, sản xuất sữa, khả năng cho lông, thiệt hại đến kinh tế (McManus và CS., 2008; Thwaites, 1967).

Nhiệt độ môi trường quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cừu (Rosa và Bryant, 2003). Thời gian sinh sản của cừu thường ứng với những mùa có nhiệt độ ôn hòa, vào mùa xuân ấm áp và mùa thu mát mẽ (Acharya, 2009). Nhiệt độ môi trường cao, làm giảm kích thước các cơ quan sinh dục đực, giảm chất lượng tinh trùng (Hassan, 2012), giảm cường độ hành vi tình dục (Maurya và CS., 2005).

1.2.2.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí có sự dao động rất lớn giữa các mùa trong năm, giữa các tháng, các ngày và các thời điểm trong ngày. Sự thay đổi của độ ẩm không khí phụ thuộc sự bảo hòa hơi nước trong không khí, vào nhiệt độ và tốc độ chuyển động của không khí. Độ ẩm phụ thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của từng địa phương, khu vực.

Trong chuồng nuôi, độ ẩm và nhiệt độ có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước bão hòa trong không khí càng lớn. Ngược lại, nhiệt độ không khí giảm thấp làm hơi nước ngưng tụ lại khiến nền chuồng, tường, vách ẩm ướt, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi của vật nuôi. Ngoài độ ẩm không khí trong chuồng nuôi, còn có độ ẩm được xác định trên bề mặt da, trong lớp lông của cừu do sự bốc hơi nước qua da, gọi là độ ẩm sinh lý (Hahn và CS., 2009).


Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật. Đặc biệt là ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Khi độ ẩm cao hoặc bảo hòa sự thải nhiệt bằng phương thức bốc hơi bị trở ngại; khi độ ẩm không khí cao kết hợp với nhiệt độ thấp thì tăng tỏa nhiệt gây nên cảm lạnh cho gia súc; khi độ ẩm không khí cao kết hợp nhiệt độ cao sẽ gây cản trở quá trình tỏa nhiệt ra môi trường làm thân nhiệt tăng lên (Marai và CS., 2007; Katoh và CS., 1989).

1.2.2.3. Chỉ số nhiệt ẩm

Trong thực tế, để xác định ảnh hưởng riêng biệt giữa nhiệt độ và ẩm độ đến vật nuôi là rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Vì vậy, để đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày đối với vật nuôi các nhà khoa học đã sử dụng THI. THI là chỉ số có được bằng cách tính theo phương trình, kết hợp thông số giữa nhiệt độ và ẩm độ để xây dựng nên. THI như là một tiêu chí thực tế để phân loại môi trường nhiệt, áp dụng đánh giá trong sản xuất chăn nuôi (Hahn và CS, 2009).

Trên cơ sở chỉ số không thoải mái (Discomfort Index) sử dụng cho người được phát triển bởi Thom (1959), các nhà khoa học đã xây dựng công thức tính THI và được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi (bảng 1.2, công thức 1), đến nay có khoảng 100 công thức tính THI và thang đánh giá khác nhau (Hahn và CS., 2009). Sau đây là một số công thức được sử dụng phổ biến để đánh giá ảnh hưởng của THI đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của cừu:

(1) THI = 0,8Tdb + RH(Tdb - 14,4) + 46,4

Trong đó: Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);

RH: độ ẩm tương đối (%).


Trên cơ sở tính toán này, thang đánh giá THI trong chăn nuôi được quy

định: ≤74: bình thường; 75 - 78: cảnh báo; 79 - 83: nguy hiểm; ≥84: khẩn cấp.


Bảng 1.2. Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi của thời tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970) (Hahn và CS., 2009)

Độ ẩm tương đối (%)

Nhiệt độ (0C)


5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

100

21

64

64

64

65

65

65

66

66

66

67

67

67

68

68

68

69

69

69

70

70

22

65

65

65

66

66

67

67

67

68

68

69

69

69

70

70

70

71

71

72

72

23

66

66

67

67

67

68

68

69

69

70

70

70

71

71

72

72

73

73

74

74

24

67

67

68

68

69

69

70

70

71

71

72

72

73

73

74

74

75

75

76

76

26

68

68

69

69

70

70

71

71

72

73

73

74

74

75

75

76

76

77

77

78

27

69

69

70

70

71

72

72

73

73

74

75

75

76

76

77

78

78

79

79

80

28

69

70

71

71

72

73

73

74

75

75

76

77

77

78

79

79

80

81

81

82

29

70

71

72

72

73

74

75

75

76

77

78

78

79

80

80

81

82

83

83

84

30

71

72

73

73

74

75

76

77

78

78

79

80

81

81

82

83

84

84

85

86

31

72

73

74

74

76

76

77

78

79

80

81

81

82

83

84

85

86

86

87

88

32

73

74

75

75

77

78

79

79

80

81

82

83

84

85

86

86

87

88

89

90

33

74

75

76

76

78

79

80

81

82

83

84

85

85

86

87

88

89

90

91

92

34

75

76

77

77

79

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

36

76

77

78

78

80

81

82

83

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

37

77

78

79

79

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

93

94

95

96

97

98

38

78

79

80

80

83

84

85

86

87

88

90

91

92

93

94

95

97

98

99

100

39

79

80

81

82

85

85

86

87

89

90

91

92

94

95

96

97

98

100

101

102

40

80

81

82

84

86

86

88

89

90

91

93

94

95

96

98

99

100

101

103

104

41

81

82

84

85

87

88

89

90

91

93

94

95

97

98

99

101

102

103

105

106

42

82

83

85

86

88

89

90

92

93

94

96

97

98

100

101

103

104

105

107

108

43

83

84

86

87

89

90

91

93

94

96

97

99

100

101

103

104

106

107

109

110

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 5

Công thức (1) được Herrig và CS. (2006) áp dụng để đánh giá ảnh hưởng của môi trường và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của cừu. Alhidary và CS. (2012), áp dụng để đánh giá các phản ứng sinh lý, lượng nước uống, lượng thức ăn ăn vào của cừu Merino (Úc) với môi trường. Cừu Merino khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao (28 - 380C) thân nhiệt tăng 0,80C, tần số hô hấp tăng 66 lần/phút, lượng nước uống tăng 2,7 lít/ngày, lượng ăn vào giảm 22%, khối lượng giảm 5,2% (Alhidary và CS., 2012).

Theo Kelly và Bond (1971) (trích dẫn bởi Saab và CS., 2011; Finocchiaro và CS., 2005) thì THI được tính theo công thức:

(2) THI = Tdb - {(0,55 - 0,55RH)(Tdb - 14,4)}

Trong đó: Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);

RH: độ ẩm tương đối (%).


Saab và CS. (2011), Finocchiaro và CS. (2005) đã sử dụng công thức

(2) để nghiên cứu ảnh hưởng stress nhiệt đến khả năng sinh sản, sức sản xuất của cừu sữa ở Địa Trung Hải. Các tác giả thông báo, THI >23, cừu ở Địa Trung Hải bắt đầu giảm năng suất sữa.

Theo Marai và CS. (2000) (trích dẫn bởi Marai và CS., 2009; McManus và CS., 2008) công thức tính THI như sau:

(3) THI = Tdb - {(0,31 - 0,31RH)(Tdb - 14,4)}

Trong đó: Tdb: nhiệt độ bên khô (0C);

RH: độ ẩm tương đối (%).

Các tác giả sử dụng thang đánh giá stress nhiệt như sau: THI≤22: không stress; 22,2<THI≤23,3: stress trung bình (nhẹ); 23,3<THI≤25,6: stress nghiêm trọng và THI≥25,6: stress cực kỳ nghiêm trọng (Marai và CS., 2000). Nghiên cứu hiện tại trong luận án đã sử dụng công thức và thang đánh giá của nhóm tác giả này.

Marai và CS. (2009) áp dụng công thức (3) đánh giá ảnh hưởng stress nhiệt của môi trường nhiệt đới Ai Cập đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cừu Suffolk. Theo Marai và CS. (2009), mùa đông (THI=14,5) cừu Suffolk không bị stress nhiệt, trong khi mùa hè (THI=25,6) cừu bị stress nhiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cừu. Theo McManus và CS. (2008), tần số hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt, nhiệt độ da của cừu có tương quan với nhau và có sự sai khác giữa buổi sáng (THI=19,5) và buổi chiều (THI=24,04). Tuy nhiên, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu tương quan thiếu chặt chẽ và không có sự sai khác giữa thời gian trong ngày.

Ngoài THI, để đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường tác động như tốc độ gió, năng lượng mặt trời... các nhà khoa học đã xây dựng nhiều chỉ số khác nhau, công thức tính được tóm tắt ở bảng 1.3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022