Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa kết quả của một số dòng vô tính loài cây Mắc ca Macadamia intergrifolia Maiden - Betche tại Ba Vì, Hà Nội - 9


Bảng 4.21. Biến động các giá trị N, P, K tổng số trong lá Mắc-ca so với trị số trung bình

(Mẫu được lấy trước khi ra hoa)



TT


Dòng

Biến động so với giá trị trung bình (%)

N

P

K

1

816

-2.87

-4.08

-0.58

2

842

-5.15

-12.69

10.95

3

849

10.74

1.67

2.31

4

695

-9.84

20.05

-3.46

5

900

4.46

-8.67

-12.10

6

OC

4.32

-21.88

-2.02

7

H2

3.49

16.60

3.75

8

741

2.04

-2.93

0.86

9

788

-4.04

1.09

3.75

10

800

-3.14

10.86

-3.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Số liệu ở bảng 4.21 và biểu đồ 4.22 cho thấy:


(+) Đối với Nitơ tổng số, những dòng 816, 842, 695,788 và 800 là những dòng có giá trị nhỏ hơn so với giá trị trung bình, các dòng còn lại đều có hàm lượng nitơ tổng số cao hơn so với giá trị trung bình. Dòng 849 có hàm lượng lớn hơn so với giá trị trung bình và cũng là có giá trị chênh lệch tuyệt đối lớn nhất so với giá trị trung bình ( = 10.74%) trong khi dòng 741 có độ chênh lệch tuyệt đối so giá trị trung bình thấp nhất ( = 2.04%).


(%)

%


Biểu đồ 4.21. Hàm lượng N, P, K tổng số có trong lá Mắc-ca tương ứng với các dòng vô tính trước khi ra hoa

Biểu đồ 4.22. Giá trị chênh lệch của các dòng so với giá trị trung bình


(+) Đối với Phốt-pho tổng số: các dòng 816, 842, 900, OC và 741 có giá trị nhỏ hơn giá tri trung bình. Giá trị P tổng số của các dòng so với giá trị trung bình biến động lớn nhất so với hai chỉ tiêu còn lại (Nitơ và Kali tổng số). Tỷ lệ biến động cao nhất tới 21.88% ứng với dòng OC.

(+) Đối với Kali tổng số: biến động lớn nhất so với trị số trung bình tìm thấy ở dòng 900 ( = 12.10%), các dòng còn lại mức độ chênh lệch không quá lớn.

Bảng 4.21 cũng cho thấy các dòng 816, 842, 900, OC, 741 và 800 là những dòng có nhiều hơn một chỉ tiêu nghiên cứu có giá trị nhỏ hơn trị số trung bình. Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá và đề xuất cho Mắc-ca gây trồng ở Australia và Hawaii [8] (bảng 4.22), kết quả trình bày ở bảng 4.20 cho thấy hàm lượng N, P, K trong lá Mắc-ca trước khi ra hoa ở Ba Vì thuộc mức cao.

Bảng 4.22. Đánh giá hàm lượng N, P, K trong lá và đề xuất mức độ phù hợp cho Mắc-ca ở Australia và Hawaii (Paul O’Hare, 1996; Mike, Anagaw và cs, 1992).



Chỉ tiêu do Australia đề xuất

Chỉ tiêu do Mỹ (Hawaii) đề xuất

Thiếu

Thấp

Mức kiến nghị

Cao


N (%)

< 1,2

_

1,3 - 1,4

> 1,4

1,45 - 2

P2O5 (%)

< 0,05

0,05 - 0,08

0,08 - 0,1

> 0,1

0,08 - 0,11

K2O (%)

< 0,4

0,4 - 0,6

0,6 - 0,7

> 0,7

0,45 - 0,6


4.3.5.2. Sau khi ra hoa


Kết quả phân tích hàm lượng N, P, K tổng số cho mẫu lá sau khi Mắc-ca ra hoa được tổng hợp tại bảng 4.23.

Bảng 4.23. Hàm lượng N, P, K tổng số trong lá của các dòng Mắc-ca vô tính

Mẫu được thu thập tại Canhkyna và phân tích sau khi cây ra hoa (28.03.09)



STT


Dòng

Chất tổng số (%

)

N

P

K

1

816

0.94

0.12

0.39

2

842

0.60

0.12

0.56

3

849

0.90

0.12

0.50

4

695

0.40

0.11

0.31

5

900

0.92

0.10

0.32

6

OC

0.96

0.13

0.44

7

H2

0.73

0.17

0.58

8

741

0.94

0.13

0.39

9

788

0.72

0.11

0.37

10

800

0.76

0.14

0.48

Trung bình

0.89

0.12

0.43

Số liệu tại bảng 4.23 cho thấy có sự khác biệt về hàm lượng các chất N, P, K tổng hợp trước (bảng 4.20) và sau khi ra hoa. Sự thay đổi có xu hướng giảm dần từ trước khi ra hoa tới sau khi ra hoa. Tuy nhiên Nitơ tổng số vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất so với hai chỉ tiêu còn lại. So với giá trị được đề xuất tại bảng 4.22, lúc này hàm lượng N tổng số ở mức thiếu song hàm lượng P lại vẫn ở mức cao (đề xuất của Australia). Phốt-pho ít biến động trong thời gian ra hoa song cùng với Nitơ, hàm


lượng Kali có biến động mạnh. Sau khi ra hoa, hàm lượng K trong lá chuyển từ cao xuống mức thiếu và thấp (đề xuất của Australia).



(a)

%


(b)

Biểu đồ 4.23. Hàm lượng N, P, K tổng số có trong lá Mắc-ca tương ứng với các dòng vô tính sau khi ra hoa (a) và giá trị chênh lệch của các dòng so với giá trị trung bình (b) (Mẫu được lấy ở trạm Canhkyna -28.03.09).

So sánh hàm lượng N, P, K của các dòng với trị số trung bình nhận thấy mức độ biến động khá mạnh (biểu đồ 4.23b). Một số dòng như H2, 842, 695, 900 có mức sai khác lớn nhất so với trị số trung bình. Các dòng 695, 788 đều có các chỉ số N, P, K tổng số nhỏ hơn so với trị số trung bình.

Biểu đồ 4.24. Biến đổi hàm lượng N, P, K trong lá của các dòng sau khi ra hoa so với trước khi ra hoa


Biểu đồ 4.24 cho thấy biến đổi hàm lượng N, P, K trước và sau khi ra hoa. Theo đó, N và P tổng số là chỉ tiêu biến động mạnh nhất, P it biến động hơn. Mức độ biến động các chỉ tiêu N, P, K dễ tiêu khác nhau theo các dòng song đều theo chiều hướng giảm so với trước khi ra hoa. Kết quả này cho thấy ra hoa là một nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng tích luỹ N, P, K trong lá của Mắc-ca. Cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố này tới khả năng ra hoa và kết quả ra sao cần tiếp tục được nghiên cứu.

Thảo luận

Nhiệt độ, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và hàm lượng các chất dễ tiêu (N,P,K) là những nhân tố sinh thái đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới khả năng sinh trưởng, ra hoa kết quả của Mắc-ca (Hứa Huệ Xan, Từ Hiểu Linh, 1995; Paul O’hare)[8] và thực vật nói chung. Kết quả nghiên cứu ở phần 4.3 cho thấy vai trò riêng rẽ của các nhân tố sinh thái này. Nhìn chung khả năng sinh trưởng, ra hoa, quả của thực vật không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái bên ngoài mà còn phụ thuộc vào nhân tố nội tại do đó kết quả thể hiện các mối quan hệ (dưới dạng các phương trình tương quan) được thể hiện ở phần trên có sự khác nhau giữa các dòng. Tuy nhiên do chưa có điều kiện nên chưa khống chế, cô lập để nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của các nhân tố sinh thái này. Trên thực tế các nhân tố này luôn chi phối và có ảnh hưởng lẫn nhau.

Một số chất dễ tiêu trong đất và trong lá Mắc-ca (N,P,K) được phân tích và so sánh. Sự khác nhau (chênh lệch) được trình bày ở phần trên cho thấy các chất này có ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả của Mắc-ca. Ngược lại, sinh trưởng và quá trình ra hoa, quả của Mắc-ca cũng có ảnh hưởng tới tính chất hoá học đất. Kết quả được trình bày ở phần so sánh tính chất đất trồng Mắc-ca 2003 và đất trồng Mắc-ca 2006.

Đối với lá Mắc-ca, biến động theo chiều hướng giảm của hàm lượng N,P,K trong lá Mắc-ca vào thời điểm ra hoa cho thấy cây cần rất nhiều các chất khoáng này (đặc biệt là lượng N và K). Đây cũng chính là cơ sở để nghiên cứu bón phân cho Mắc-ca trong quá trình chăm sóc để nâng cao năng suất hoa, quả. Tuy nhiên, để


nghiên cứu chi tiết ảnh hưởng cụ thể của chúng cần tiến hành bố trí các thí nghiệm và theo dõi trong thời gian dài.

4.4. Dự đoán sản lượng hoa quả tiềm năng


Hoa, quả tiềm năng được hiểu là lượng hoa, quả mà đối tượng nghiên cứu có thể có được trong những điều kiện đã biết về mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Việc dự đoán sản lượng hoa, quả tiềm năng phải được dựa trên cơ sở những hiểu biết này. Về lý thuyết, nếu lựa chọn được những nhân tố cơ bản và càng nắm được ảnh hưởng nhiều nhân tố khác tới khả năng ra hoa quả việc dự đoán sẽ càng chính xác.

Kết quả dự đoán cho một số dòng có lượng hoa lớn và tỷ lệ đậu quả tương đối cao so với các dòng nghiên cứu (bảng 4.9 và 4.12) được trình bày tại bảng 4.24.

Bảng 4.24. Dự đoán lượng hoa, quả tiềm năng cho một số dòng vô tính



Dòng

Thời gian

(năm thứ)

Hoa tiềm năng

Quả tiềm năng


Ghi chú

Hoa tự

Hoa chét

Quả non

Quả chín


816

1

1376.46

275292

16517.5

825.877


2

1435.70

287139

17228.4

861.418


3

1374.44

274887

16493.2

824.661



842

1

2025.79

364642

21878.5

1093.930


2

1848.84

332791

19967.5

998.374


3

2170.88

390757

23445.4

1172.270



849

1

734.24

146849

8810.92

440.546


2

818.00

163601

9816.05

490.803


3

1141.8

228361

13701.6

685.082



OC

1

1132.92

203926

12235.6

611.779


2

1306.16

235109

14106.5

705.327


3

1264.87

227677

13660.6

683.030



741

1

912.15

168748

10124.9

506.243


2

916.38

169531

10171.8

508.592


3

851.76

157576

9454.58

472.729



Kết quả được dự đoán cho 3 năm tiếp theo kể từ thời điểm dự đoán.


Bảng 4.24 cho thấy lượng hoa tự tiềm năng, hoa chét tiềm năng, lượng hoa chuyển đậu quả và lượng quả sau khi rụng. Từ số liệu bảng 4.24 có thể tính ra tỷ lệ rụng quả tiềm năng. Theo số liệu dự đoán, dòng 842 và dòng 816 là hai dòng có sản lượng hoa, quả cao nhất. Trên thực tế, đây cũng là hai dòng có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Kết quả được mô hình hoá thông qua biểu đồ 4.25.


Biểu đồ 4 25 Dự đoán lượng quả thành thục tiềm năng trong 3 năm tiếp theo 1


Biểu đồ 4.25. Dự đoán lượng quả thành thục tiềm năng trong 3 năm tiếp theo của một số dòng có triển vọng


Số liệu bảng 4.24 và biểu đồ 4.25 cho thấy giữa kết quả dự đoán giữa các năm thứ 1, thứ 2 và thứ 3 có sự biến động về lượng hoa, quả tiềm năng, đó là những biến động có tính quy luật và là biểu hiện ảnh hưởng của những quy luật biến động về thời tiết. Đối với những biến động về thời tiết không có tính quy luật (bão, hạn hán,…), kết quả dự báo có thể sai khác đáng kể.

4.5. Một số đề xuất

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và hiện trạng khảo nghiệm tại địa bàn, đề tài khuyến nghị một số đề xuất sau:

a) Đề xuất lựa chọn dòng vô tính để phát triển mở rộng

Như đã trình bày, Mắc-ca được coi là loài có biên độ sinh thái hẹp và có những đòi hỏi khá khắt khe về một số điều kiện sống trong đó nhiệt độ và lượng


mưa là hai nhân tố quan trọng nhất. Trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu nhận thấy các dòng 842, 816, OC, 849, 741 là những dòng có khả năng sinh trưởng tốt, sản lượng hoa lớn và tỷ lệ đậu quả cao. Đây là một chỉ tiêu quan trong để đánh giá mức độ thích nghi đối với điều kiện lập địa gây trồng tại Ba Vì cũng như khả năng đáp ứng mục tiêu kinh doanh của các dòng này. Tuy nhiên các dòng 842, 816 là những dòng có thời gian ra hoa khá dài do đó khả năng rủi ro khi gặp mưa, gió là rất lớn. Nếu muốn phát triển mở rộng cần chú ý tới các biện pháp kỹ thuật mà chủ yếu là biện pháp cơ giới (làm giàn che bằng nilon hoặc phên nứa…) trong thời gian ra hoa.

b) Đề xuất lựa chọn phương pháp nhân giống


Bên cạnh việc nhân giống bằng phương pháp giâm hom, nhân giống bằng phương pháp ghép cho thấy tỷ lệ thành công rất cao hơn nữa lại có khả năng cung cấp một số lượng lớn cây ghép phục vụ gây trồng trên một diện tích lớn. Cây ghép thường sinh trưởng nhanh và sớm cho quả. Theo kết quả nghiên cứu, phương pháp ghép nối có tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi ghép cao nhất. Đề tài khuyến nghị nên sử dụng phương pháp này trong việc sản xuất cây con.

c) Đề xuất biện pháp chăm sóc, tăng khả năng ra hoa và sản lượng quả


Mắc-ca trồng tại Ba Vì thường ra hoa vào tháng 3. Đây là tháng thường xuyên có mưa phùn do đó để tăng khả năng thụ phấn của hoa và tỷ lệ đậu quả nên có biện pháp phòng chống ảnh hưởng của mưa. Biện pháp rẻ tiền mà có hiệu quả cao là làm giàn che bằng vật liệu nilon.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mưa cho thấy: đối với Mắc-ca, nước là một nhân tố sinh thái quan trọng quyết định khả năng sinh trưởng và ra hoa quả do đó cần chú ý tưới nước đặc biệt vào mùa hanh khô.

Bón phân đặc biệt là N, P, K theo một tỷ lệ thích hợp trước và sau khi cây ra hoa là một biện pháp kỹ thuật quan trọng bởi lượng khoáng chất này được cây sử dụng nhiều trong quá trình tạo chồi hoa và kết quả. Mặc dù chưa có kết luận chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022