thức song kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như những kết quả nghiên cứu trước đó đã chỉ ra mối quan hệ giữa hàm lượng N,P, K sụt giảm trong thời gian ra hoa và rụng quả. Kết quả nghiên cứu đối với chế độ bón phân cho Mắc-ca ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng Mắc-ca rất nhạy cảm với hàm lượng các chất N, P, K do đó khi bón phân cho Mắc-ca tốt nhất nên bón lượng ít và chia làm nhiều đợt để tăng khả năng hấp thụ của cây mà không gây sốc cho cây. Đợt 1, nên tiến hành bón phân vào thời gian trước khi ra hoa (tháng 2). Thời kỳ này nên bón đạm (N) là chủ yếu. Đợt 2, sau khi cây ra hoa – đây là thời gian hàm lượng khoáng trong cây giảm sút do tích luỹ cho việc ra hoa, bón phân thời gian này sẽ góp phần tích luỹ dinh dưỡng cho việc tạo và nuôi quả. Đợt 3 nên bón phân vào thời gian trước khi thu quả (khoảng tháng 7-8). Đợt 4 nên bón phân sau khi thu quả (tháng 10) nhằm bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây tiếp tục sinh trưởng cho vụ tiếp theo. Tỷ lệ phân bón cần dựa trên độ pH của đất song chú ý tăng hàm lượng N, K so với P.
d) Ngoài ra, Mắc-ca là loài cây có rễ nông, tán thường lớn do đó rất dễ đổ gãy khi có bão gió lớn. Do đó việc tỉa tạo tán là một việc làm quan trọng, vừa tăng diện tích tán qua đó tăng số lượng hoa đồng thời điều chỉnh tán phù hợp giảm thiểu đổ gãy.
Chương 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nhân Tố Sinh Thái Ảnh Hưởng Tới Sinh Trưởng Và Khả Năng Ra Hoa
- Quan Hệ Giữa Khả Năng Ra Hoa Và Số Giờ Chiếu Sáng (Sun-Hours)
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa kết quả của một số dòng vô tính loài cây Mắc ca Macadamia intergrifolia Maiden - Betche tại Ba Vì, Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
5.1.1. Sinh trưởng của Mắc-ca
- Sinh trưởng của cây con trong vườn ươm tương đối đồng đều. Xu hướng chung giảm dần tốc độ sinh trưởng đường kính gốc từ tháng thứ 7, tháng thứ 8 trong khi đó sinh trưởng chiều cao vẫn tiếp tục.
- Nhìn chung sinh trưởng của các dòng khảo nghiệm trồng tại Cankyna sinh trưởng tốt hơn so với ở Cẩm Quỳ mặc dù có cùng các xử lý lâm sinh như nhau (tỷ lệ X1/ X2 luôn nhỏ hơn 1 mặc dù cây ở Cẩm Quỳ được trồng sớm hơn 1 năm). Nguyên nhân sơ bộ được đánh giá là do có sự khác nhau về một số đặc điểm đất (độ dày tầng đất, hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong đất ở Canhkyna cao hơn so với ở Cẩm Quỳ). Dòng 842 có sự sai khác lớn nhất giữa hai khu vực. Các dòng 816, 842,
849, 788, OC là những dòng có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với các dòng khác tại cả hai địa diểm nghiên cứu.
5.1.2. Khả năng ra hoa
- Mắc-ca trồng tại Ba Vì ra hoa vào tháng 3, thời gian ra hoa có thể kéo dài khác nhau tuỳ dòng nhưng thường không quá 10 ngày. Thời gian tồn tại hoa dài, ngắn khác nhau tuỳ thuộc dòng kéo dài từ 4 ngày (dòng NG8) cho tới 30 ngày (dòng 849). Thời gian ra hoa và tồn tại hoa sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tỷ lệ đậu quả do chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.
- Dòng 842 có số lượng hoa tự nhiều nhất vượt 49.88% so với lượng hoa tự trung bình của các dòng. Dòng H2 có lượng hoa tự thấp nhất (ít hơn 51.17% so với lượng hoa tự trung bình của các dòng). Số lượng hoa chét trên một bông hoa tự
cũng khác nhau theo dòng biến động trong khoảng từ 175 hoa chét (dòng H2) cho tới 200 hoa chét (dòng 816 và dòng 849).
- Bước đầu xác định thấy có tồn tại mối quan hệ giữa khả năng ra hoa của Mắc-ca với một số chỉ tiêu sinh trưởng và một số nhân tố sinh thái riêng rẽ. Đây là cơ sở để dự đoán lượng hoa, quả.
5.1.3. Khả năng đậu quả
- Quả Mắc-ca phát triển trong thời gian trung bình khoảng từ 140 ngày đến 160 ngày tuỳ từng dòng. Kích thước quả biến đổi rất nhanh trong giai đoạn đầu (khoảng 45 ngày kể từ ngày hình thành quả) sau đó chậm dần. Kích thước quả khác nhau tuỳ từng dòng song thông thường trung bình vào khoảng 2.8cm cho tới 3.5cm.
- Khả năng đậu quả phụ thuộc nhiều vào thời tiết cũng như đặc điểm sinh lý của cây. Tỷ lệ đậu quả từ hoa chét có biên độ rộng vào khoảng từ 0.002% đến 0.680% tương ứng với các dòng khác nhau. Đây là một tỷ lệ trung bình so với nguyên bản ở Australia và ở Hawaii và ngang bằng so với một số dòng trồng ở Trung Quốc.
- Các dòng 842, 816, 849, OC, 741 là những dòng có số lượng hoa khác nhau song cùng có lượng quả thành thục lớn nhất.
5.1.4. Biến động hàm lượng N,P,K tổng số trong đất
- Hàm lượng N,P, K tổng số trong đất trồng Mắc-ca có sự khác nhau theo độ sâu tầng đất. Nhìn chung tầng đất mặt (0-20cm) có hàm lượng N,P,K tổng số cao hơn so với tầng đất dưới (20-50cm).
- Có sự khác nhau giữa đất trồng Mắc-ca năm 2003 và đất trồng Mắc-ca năm 2006. Đất dưới khu vực trồng Mắc-ca năm 2003 có hàm lượng N và K lớn hơn so với đất dưới khu vực trồng Mắc-ca năm 2006 song hàm lượng P lại thấp hơn.
- So với đối chứng, sự biến đổi hàm lượng N,P, K tổng số trong đất trồng Mắc-ca chưa thể hiện rõ quy luật.
5.1.5. Biến động hàm lượng N, P, K tổng số trong lá
- Có sự khác nhau về hàm lượng N,P,K tổng số giữa các dòng nghiên cứu trong đó hàm lượng N tổng số chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Hàm lượng N, P, K trong lá trước và sau khi ra hoa có sự thay đổi rõ rệt.
Hàm lượng N biến động lớn nhất trong khi hàm lượng P biến động ít nhất.
5.1.6. Dự đoán lượng hoa, quả tiềm năng
Các dòng 842, 816, 849, OC và 741 tỏ ra là những dòng có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu quả cao, kích thước quả lớn. Đây là những dòng được cho là có triển vọng phát triển. Kết quả dự đoán hoa, quả tiềm năng trong 3 năm tới cho thấy lượng quả trung bình đạt từ 870 quả (dòng 741) cho tới 1170 quả (dòng 842).
5.2. Tồn tại chủ yếu
- Kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên những theo dõi, ghi chép trong khoảng thời gian ngắn nên chưa kết luận được tuổi thành thục hoa, quả của đối tượng nghiên cứu.
- Chưa có điều kiện bố trí thí nghiệm khống để tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng và đặc biệt là tỷ lệ rụng quả non rất cao của Mắc- ca.
- Chưa có điều kiện phân tích hàm lượng một số chất khoáng trong hoa, quả để cùng với hàm lượng khoáng trong lá có những đánh giá chính xác, khách quan về vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với việc ra hoa, quả của Mắc-ca.
- Việc dự đoán chỉ dựa trên cơ sở một số nhân tố sinh thái đơn giản trong khi còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng ra hoa, đậu quả của Mắc-ca chưa được nghiên cứu.
5.3. Khuyến nghị
- Nếu có điều kiện nên tiến hành bố trí những thí nghiệm khống chế từ trong giai đoạn vườn ươm cho tới khi gây trồng thực nghiệm.
- Cần tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong các bộ phận của Mắc-ca ở những giai đoạn khác nhau nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân tỷ lệ rụng quả cao có phải do chế độ dinh dưỡng hay không, nếu đúng sẽ tìm ra giải pháp để bảo vệ hoa, quả nâng cao năng suất.
- Cần tiếp tục hoàn thiện công tác dự báo. Tìm ra các chỉ số sinh thái để việc dự báo thêm chính xác. Đây là việc làm rất có ý nghĩa trong việc chủ động về năng suất, sản lượng cũng như giá cả thị trường.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN… I
MỤC LỤC… II
DANH MỤC CÁC BẢNG… V
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ VII
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng của Mắc-ca 3
1.1.2. Những nghiên cứu về khả năng ra hoa, quả và chất lượng quả 4
1.1.3. Những nghiên cứu về phân bố và hàm lượng chất khoáng trong các bộ phận; ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả 6
1.2. Ở Việt Nam 8
1.2.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng 8
1.2.2. Những nghiên cứu về khả năng ra hoa, quả 9
1.2.3. Những nghiên cứu về phân bố và hàm lượng chất khoáng trong các bộ phận; ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa, quả 10
Chương 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 11
2.1.1. Về mặt lý luận 11
2.1.2. Về mặt thực tiễn 11
2.2. Giới hạn nghiên cứu 11
2.3. Nội dung nghiên cứu 11
2.3.1. Khả năng sinh trưởng 11
2.3.2. Khả năng ra hoa, quả 11
2.3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, ra hoa và đậu quả 12
2.3.4. Dự đoán khả năng ra hoa, quả tiềm năng 12
2.3.5. Một số đề xuất 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu 12
2.4.1. Quan điểm phương pháp luận 12
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu 13
2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp 17
2.4.4. Sơ đồ nghiên cứu 20
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21
3.1. Điều kiện tự nhiên 21
3.1.1. Vị trí địa lý 21
3.1.2. Địa hình 21
3.1.3. Khí hậu thủy văn 21
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng 22
3.1.5. Hệ thực vật 22
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng 25
4.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây con trong vườn ươm 25
4.1.2. Sinh trưởng của cây trồng khảo nghiệm 26
4.2. Khả năng ra hoa, quả 33
4.2.1. Một số đặc điểm hoa, quả 33
4.2.2. Khả năng ra hoa và hình thành quả 36
4.3. Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng ra hoa ..48
4.3.1. Nhiệt độ 48
4.3.2. Lượng mưa và lượng bốc hơi tiềm năng 51
4.3.3. Chế độ chiếu sáng 52
4.3.4. Một số đặc điểm hoá học đất 55
4.3.5. Hàm lượng NPK trong lá Mắc-ca 61
4.4. Dự đoán sản lượng hoa quả tiềm năng 68
4.5. Một số đề xuất 69
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.1.1. Sinh trưởng của Mắc-ca 72
5.1.2. Khả năng ra hoa 72
5.1.3. Khả năng đậu quả 73
5.1.4. Biến động hàm lượng N,P,K tổng số trong đất 73
5.1.5. Biến động hàm lượng N, P, K tổng số trong lá 74
5.1.6. Dự đoán lượng hoa, quả tiềm năng 74
5.2. Tồn tại chủ yếu 74
5.3. Khuyến nghị 74