Đặc Điểm Dịch Tễ Sốt Rét Của Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị Trong 5 Năm, Từ 2005 Đến 2009

Phương pháp đánh giá kết quả can thiệp

Kết quả của can thiệp được đánh giá dựa trên mô hình so sánh can thiệp - đối chứng qua 4 so sánh sau:

- So sánh trước can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng về tỉ lệ hiện mắc SR, KSTSR. Tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức, thái độ, thực hành PCSR, véc tơ SR

- So sánh trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp về tỉ lệ hiện mắc SR, KSTSR. Tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức, thái độ, thực hành PCSR, véc tơ SR

- So sánh trước và sau can thiệp của nhóm chứng về tỉ lệ hiện mắc SR, KSTSR. Tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức, thái độ, thực hành PCSR, véc tơ SR

- So sánh sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng về tỉ lệ hiện mắc SR, KSTSR. Tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức, thái độ, thực hành PCSR, véc tơ SR

Đánh giá hiệu quả can thiệp qua 3 so sánh sau: hiệu quả can thiệp của nhóm chứng, hiệu quả can thiệp nhóm can thiệp và hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

Nội dung đánh giá

- Đánh giá biện pháp can thiệp phát hiện và điều trị chủ động bệnh nhân sốt rét tại hộ gia đình được áp dụng tại nhóm can thiệp.

- Đánh giá biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường PCSR chủ động được áp dụng tại nhóm can thiệp.

- Đánh giá biện pháp can thiệp phối hợp PCSR chủ động tại vùng biên giới giữa 2 nước được áp dụng tại nhóm can thiệp.

- So sánh hiệu quả can thiệp của nhóm chứng, hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp, hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp so với nhóm chứng.

4) Nhân rộng mô hình.

2.5.5.9. Nguồn lực can thiệp

- Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, kinh phí địa phương hỗ trợ.

- Các tổ chức quốc tế: Uỷ ban y tế Hà Lan- Việt Nam; Trung tâm y học nhiệt

đới, Đại học Nagasaki Nhật Bản.

- Nhân lực: Cán bộ y tế, quân y tỉnh Quảng Trị, cán bộ y tế tỉnh Savannakhet.

1/ Cung cấp dụng cụ y tế cho nhân viên YTTB: lam kính, kim chích máu, bông cồn, test chẩn đoán nhanh, túi thuốc YTTB, thuốc điều trị sốt rét, sổ ghi chép, phiếu báo cáo hàng tháng, mẫu báo cáo đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, báo cáo theo dõi nằm màn, hoạt động vệ sinh môi trường.

2/ Hỗ trợ kinh phí thêm cho mỗi nhân viên YTTB 10.000đ/tháng do kinh phí của trạm y tế xã trả (bên cạnh kinh phí thường quy của Trung tâm y tế huyện trả).

2.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

2.6.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu can thiệp theo công thức sau: Chỉ số hiệu quả của nhóm chứng [21]

P Ch t - P Ch s

CSHQ PCh =

PCh t

x 100

Chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp [21]

P CTt - P CTs

CSHQ PCT =

P CTt

x 100

Ghi chú . (t) . trước . (s) . sau. (CT) . nhóm can thiệp. (Ch) . nhóm chứng P Ch t là tỷ lệ hiện mắc sốt rét trước can thiệp của nhóm chứng P Ch s là tỷ lệ hiện mắc sốt rét sau can thiệp của nhóm chứng CSHQ PCh là hiệu quả của nhóm chứng (trước và sau)

P CTt là tỷ lệ hiện mắc sốt rét trước can thiệp của nhóm can thiệp P CTs là tỷ lệ hiện mắc sốt rét sau can thiệp của nhóm can thiệp CSHQ PCT là hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp.

Hiệu quả can thiệp

HQCT = CSHQ PCT - CSHQ PCh.

Hiệu quả can thiệp của nhóm chứng: Là hiệu quả phòng chống sốt rét thường quy tại nhóm chứng sau can thiệp so với trước can thiệp.

Hiệu quả can thiệp của nhóm can thiệp: Là hiệu quả của mô hình can thiệp mới: mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình phối hợp PCSR vùng biên giới.

2.6.2. Các nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp

1. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét.

2. Tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét.

3. Tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống sốt rét.

4. So sánh véc tơ truyền bệnh sốt rét trước và sau can thiệp.

5. Tỷ lệ người dân được phát hiện và điều trị sốt rét sớm tại hộ gia đình.

6. Tỷ lệ người dân giao lưu BG được phát hiện và điều trị SR tại hộ gia đình.

2.6.3. Những điểm mạnh của nghiên cứu

Người dân được phát hiện bệnh sốt rét, được tư vấn và điều trị sốt rét sớm không mất tiền ngay tại nhà. Quản lý được đối tượng giao lưu qua biên giới vì họ thường ở lại các gia đình quen khi đi qua biên giới, từ đó kiểm soát được những người giao lưu bị sốt ngay tại hộ gia đình.

2.7. HẠN CHẾ SAI SỐ NGHIÊN CỨU

Thành lập đoàn giám sát kiểm tra ngay trong lúc thực hiện để điều chỉnh ngay sự sai sót có thể xảy ra.

Kiểm soát sai số do chọn mẫu: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hộ gia đình theo khung mẫu là danh sách các hộ gia đình của mỗi xã.

Kiểm soát sai số do điều tra viên: Điều tra viên được huấn luyện và tiến hành

điều tra thử trước đó.

Kiểm soát sai sót do soi lam: Chúng tôi gửi 100% lam (+) và 10% lam (-) theo qui định vào Viện Sốt rét-KST-CT Qui Nhơn để kiểm tra, kết quả là không có sai sót. Bên cạnh đó trong đợt phối hợp điều tra sốt rét vùng biên giới Việt-Lào chúng tôi gửi các lam (+) và 5% lam (-) sang các trường Đại học ở Nhật Bản để kiểm tra và tìm thêm chủng loại ký sinh trùng sốt rét mới có thể có ở Quảng Trị.

Các số liệu được phân tầng, chuẩn hóa trước khi xử lý để khử các yếu tố nhiễu như tuổi, dân tộc, giới tính.

Kiểm soát sai sót khi ghi phiếu điều tra.

Kiểm soát sai sót khi người dân trả lời, điều tra viên tránh gợi ý họ trả lời,

2.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Số liệu thu thập được trong nghiên cứu sẽ được nhập và phân tích theo phương pháp thống kê y sinh học: Mô tả và kiểm định mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh sốt rét bằng test 2, OR, giá tri p chọn ngưỡng p<0,05 và công thức tính hiệu quả can thiệp.

Xử lý trên chương trình Excel và bằng phần mềm SPSS 14.5, EPI-INFO 7.0

2.9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu đã được thực hiện với sự tuân thủ tuyệt đối các quy trình và quy

định về đạo đức trong nghiên cứu.

- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng y đức xem xét và đánh giá trước khi

được thực hiện.

- Mô hình mang lại kết quả phòng chống sốt rét tốt, sức khỏe cho con người và vì lợi ích cộng đồng.

- Đối tượng có quyền tham gia hoặc từ chối.

- Mọi người trong cộng đồng đều được hưởng quyền lợi như nhau từ các hoạt

động can thiệp phòng chống sốt rét.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SỐT RÉT CỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG 5 NĂM, TỪ 2005 ĐẾN 2009

3.1.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của huyện Hướng Hoá 5 năm, từ 2005 - 2009

3.1.1.1. Đặc điểm sốt rét của huyện Hướng Hóa trong 5 năm, từ 2005 - 2009

Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của huyện Hướng Hóa trong 5 năm 2005 - 2009



Chỉ số mắc sốt rét


2005


2006


2007


2008


2009

TB

5 năm

Dân số chung

67.089

67.127

69.944

71.206

73.115

69.696

Số BNSR

1.521

1.591

1.631

972

1.223

1.388

Tỷ lệ ‰ BNSR

22,7

23,7

23,3

13,6

16,7

19,9

Số tử vong do SR

00

00

01

01

01

0,6

TV/100.000 dân

0,0

0,0

1,4

1,4

1,4

0,9

Số KSTSR

682

1.052

1.316

914

1.073

1.007

Tỷ lệ ‰ KSTSR

10,2

15,7

18,8

12,8

14,7

14,5

Tỷ lệ % P.falci

93,0

93,2

91,3

88,1

91,6

91,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 8


Tỷ lệ ‰

25

20 22,7

15

10 10,2

5

0

0


23,7


15,7


0


23,3


18,8


1,4


13,6


12,8


1,4


16,7

14,7


1,4

2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ ‰ BNSR Tỷ lệ ‰ KSTSR TV/100.000 dân


Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc sốt rét của huyện Hướng Hoá từ 2005 - 2009

Năm

Nhận xét: Tỷ lệ BNSR trung bình 19,9‰ dân số, xu hướng giảm từ 22,7‰ xuống 13,6‰. Tử vong từ 2007-2009 mỗi năm có một trường hợp do ký sinh trùng Plasmodium falciparum.

Tỷ lệ người có KSTSR (+) trung bình 14,5‰ dân số, xu hướng dao động từ 10,2‰; 18,8‰; xuống 14,7‰. Ký sinh trùng sốt rét 72,6% số bệnh nhân sốt rét, trong đó P.falcifarum chiếm ưu thế tỷ lệ 91,6%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ BNSR trung bình tháng của Hướng Hoá từ 2005-2009


Hướng Hoá

Tỷ lệ BNSR trung bình các tháng trong 5 năm (‰)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Dân số

TB

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

69.696

BNSR

232

176

249

299

362

645

769

993

970

950

690

346

TL‰

3,3

2,5

3,6

4,3

5,2

9,3

11,0

14,3

13,9

13,6

9,9

5,0


Tỷ lệ ‰

14,3

13,9

13,6

11,0

9,9

9,3

5,2

3,3

3,6

5,0

4,3

2,5

16

14

12

10

8

6

4

2

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ BNSR của huyện Hướng Hoá theo tháng từ 2005 - 2009 Nhận xét

Trong 5 năm 2005-2009, bệnh nhân mắc sốt rét tăng từ tháng 6 đến tháng 11, tăng cao vào tháng 8,9,10; giảm từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

3.1.1.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét từ 2005 - 2009

Bảng 3.3. Tình hình thực hiện các biện pháp dự phòng SR của huyện Hướng Hoá


TT

Chỉ số

2005

2006

2007

2008

2009


1

Số hộ chỉ định phun

7.053

7.322

12.331

10.772

7.452

Số hộ được phun HC

TL% hộ phun HC

6.994


99,16

6.901


97,25

12.123


98,31

10.667


99,02

7.227


97,0


2

Số hộ chỉ định tẩm

9.747

6.559

8.644

7.850

7.855

Số hộ được tẩm màn

TL% hộ tẩm màn

9.309


95,5

5.831


88,9

7.659


88,6

6.798


86,6

6.708


85,4

3

Tỷ lệ% hộ phun, tẩm

96,6

98,4

92,9

91,6

91,8

4

Cấp màn PCSR (cái)

0

7.000

10.000

5.100

5.000

Tỷ lệ phun hoá chất trung bình 5 năm đạt cao >97%; tỷ lệ tẩm màn đạt >85%.


3.1.1.3. Tình hình mạng lưới cán bộ y tế huyện Hướng Hoá (năm 2010)

Bảng 3.4. Mạng lưới cán bộ y tế huyện Hướng Hoá và các xã nghiên cứu


Thành phần

Toàn huyện

Xy

Thuận

Thanh

A Xing

Bác sĩ

33

0

01

02

0

Y sĩ, KTV

71

02

02

02

01

Y tá, ĐD, Ds

120

04

06

02

04

YTTB

202

06

15

10

07

Quân y BĐBP

09

0

02

02

0

Cộng CBYT

435

12

24

18

12

Cụm kính hiển vi

19

01

01

01

01

Toàn huyện có: một bệnh viện và 2 PKĐK với 150 giường bệnh; 22 trạm y tế xã, 202 y tế thôn bản (100%), 19 cụm KHV/22 xã. Quân y 6 đồn, 4 trạm quân dân y

3.1.2. Đặc điểm dịch tễ sốt rét của 4 xã biên giới. xã Thuận, xã Xy, xã Thanh, xã A Xing trong 5 năm từ 2005 - 2009

3.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ sốt rét tại 4 xã biên giới trong 5 năm

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc mới SR tại 4 xã: Xy, Thuận, Thanh, A Xing trong 5 năm



Chỉ số mắc sốt rét


2005


2006


2007


2008


2009


TB 5 năm

1. Xã Xy (Dân số)

1.441

1.562

1.570

1.647

1.650

1.558

Tỷ lệ ‰ BNSR/dân số

106,2

126,5

114,6

95,3

188,5

127,6

Tỷ lệ‰ KSTSR/dân số

87,4

123,6

109,0

12,1

171,5

100,7

2. Xã Thuận (Dân số)

2.372

2.212

2.382

2.848

2.576

2.478

Tỷ lệ ‰ BNSR/dân số

37,8

46,1

51,6

27,4

36,5

37,7

Tỷ lệ‰ KSTSR/dân số

24,5

38,2

50,3

4,2

35,7

30,6

3. Xã Thanh (Dân số)

2.656

2.805

2.829

3.009

3.074

2.875

Tỷ lệ ‰ BNSR/dân số

47,1

60,2

58,7

76,1

78,1

64,0

Tỷ lệ‰ KSTSR/dân số

31,6

54,0

53,4

5,0

72,0

43,2

4. Xã A Xing (Dân số)

1.856

1.899

1.936

1.988

2.097

1.955

Tỷ lệ ‰ BNSR/dân số

32,8

42,1

46,0

20,1

32,9

34,8

Tỷ lệ‰ KSTSR/dân số

20,0

26,3

43,3

4,5

32,0

25,2

5. Tỷ lệ ‰ BNSR 4 xã

56,0

68,7

67,7

54,7

84,0

66,1

6. Toàn huyện (Dân số)

67.089

67.127

69.944

71.206

73.115

69.696

Tỷ lệ ‰ BNSR/dân số

22,7

23,7

23,3

13,6

16,7

19,9

Tỷ lệ‰ KSTSR/dân số

10,2

15,7

18,8

12,8

14,7

14,5

Nhận xét

Tỷ lệ mắc sốt rét tại 4 xã biên giới trung bình trong 5 năm 2005-2009 là 66,1‰; Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trung bình 49,9‰. Tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất ở xã Xy: 127,6‰; Thấp nhất ở xã A Xing: 34,8‰. Tỷ lệ mắc sốt rét của 4 xã cao nhất trong 12 xã biên giới và cao so với tỷ lệ mắc sốt rét toàn huyện Hướng Hoá (19,9‰).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022