Thứ ba: Các chương trình ứng dụng tác nghiệp chính được đặt nền tảng trên một kiến trúc ứng dụng thống nhất, có khả năng trao đổi dữ liệu giữa các cấp và với hệ thống bên ngoài nhanh chóng và chính xác.
Thứ tư: Sự thâm nhập sâu rộng của máy tính vào mọi hoạt động của ngành CK, sử dụng rộng rãi các ứng dụng văn phòng như thư tín điện tử, quản lý văn bản, đưa Internet thâm nhập vào quá trình hoạt động quản lý và điều hành của ngành CK.
Thứ năm : Một cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin có hiệu quả, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các yêu cầu nghiệp vụ. Mô hình cơ cấu phải thông suốt tại các cấp, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng của từng bộ phận, quy định quan hệ với các bộ phận nghiệp vụ, có chính sách phát triển rõ ràng.
Thứ sáu: Một thể chế quản lý công nghệ hiện đại bao gồm các quy trình quản lý dự án, quy trình xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, các văn bản pháp quy về nghiệp vụ trong điều kiện sử dụng hệ thống thông tin, các bộ mã thống nhất.
Thứ bảy: Chính sách đào tạo toàn diện về tin học, bảo đảm ngành chứng khoán có đội ngũ cán bộ tin học có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và triển khai các công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp quản và vận hành các ứng dụng tiên tiến của CNTT, có kỹ năng duy trì các hệ thống đồng thời có khả năng phát triển các ứng dụng.
Các CTCK cần phối kết hợp với UBCKNN nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm áp dụng chung cho các CTCK. Xây dựng và hướng đến thực hiện các chuẩn mực công nghệ thông tin áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán.CTCK cần tập trung xây dựng nhân sự cho phòng Công nghệ thông tin để có được những cán bộ IT có năng lực thực sự có thể phụ trách được việc nhận chuyển giao công nghệ từ đối tác cung
cấp phần mềm, đồng thời có thể tự phát triển mạng lưới và quản trị được hệ thống công nghệ và hướng tới sẽ thành lập Tổ nghiên cứu và phát triển công nghệ, tổ này có trách nhiệm xây dựng và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp với quy mô phát triển của công ty.
Bên cạnh đó các CTCK cũng cần đầu tư nhiều hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư thông qua các website, bảng điện tử, bảng tin TTCK tuần, tháng và các phương tiện thông tin khác. Tránh để xảy ra tình trạng rớt mạng gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tra cứu tài khoản và theo dõi thông tin.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Còn Ở Trình Độ Thấp Và Thiếu Tính Đồng Bộ, Thiếu Tính Ổn Định Cũng Ảnh Hưởng Đến Việc Đầu Tư Mở Rộng Hệ Thống
- Định Hướng Phát Triển Các Ctck Trong Giai Đoạn Tới.
- Từng Bước Nâng Cấp Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật .
- Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Do lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực mới, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đang trong quá trình hoàn thiện, nên việc xây dựng và khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành cũng gặp những khó khăn nhất định, nhất là trong việc nâng cấp cho phù hợp khi có những thay đổi trong các quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ. Chính vì thế mà các CTCK phải hết sức cố gắng để hoàn thiện tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu ngày càng cao của thị trường
2.6 Nâng cao năng lực về vốn và năng lực quản lý của ban lãnh đạo
Trong 60 CTCK hiện nay, chỉ có hơn 10 công ty có vốn điều lệ từ 200 tỷ trở lên, 13 công ty có vốn điều lệ từ 100 đến 200 tỷ. Hiện nay mới chỉ có SBS có vốn điều lệ 1.100 tỷ là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.
Năng lực tài chính là cơ sở quyết định để 1 CTCK có thể tham gia cung cấp loại hình dịch vụ theo quy định. Vì thế, các CTCK cần nâng mức vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về năng lực tài chính. Gần đây đã có 3 CTCK thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ và đã được giao dịch tại TTGDCK Hà Nội là SSI, BVSC và HASECO. Các CTCK tại Việt Nam gần đây cũng đã nhận thức và đã không
ngừng tăng vốn và có kế hoạch nâng vốn điều lệ như SSI, BVSC, VCBS.. tuy nhiên vẫn còn những CTCK có vốn quá nhỏ bé như CTCK Việt và CTCK Việt Nam với 9 tỷ, CTCK Tầm nhìn với 12 tỷ. Tuy nhiên việc tăng vốn với các công ty như thế này vẫn là cần thiết do mức quy định về vốn tối thiểu có thể sẽ tăng lên theo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Các CTCK cần tận dụng mọi cơ hội để thu hút và nâng cao năng lực vốn của mình để có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn và có uy tín và vị thế trên thị trường.
Bên cạnh việc tăng quy mô về vốn, các CTCK cũng cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của những người lãnh đạo công ty. Thời gian gần đây, do có quá nhiều CTCK thành lập nên việc thiếu người lãnh đạo có năng lực quản lý và có kinh nghiệm xảy ra phổ biến, việc thay đổi giám đốc cũng là những vấn đề về nhân sự của CTCK. Chính vì thế, để công ty có thể phát triển, CTCK phải hết sức chú trọng vào việc đào tạo bộ máy lãnh đạo theo tiêu chuẩn thế giới, được trang bị những kiến thức cần thiết để lãnh đạo một CTCK, có kinh nghiệm và tầm nhìn để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với công ty của mình.Trong TTCK tiềm ẩn những rủi ro không lường trước, người lãnh đạo CTCK cần có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để đưa công ty vượt qua những giai đoạn thử thách ví dụ như lúc TTCK trầm lắng.
2.7 Có chiến lược phát triển phù hợp, tạo ra thế mạnh cho công ty của mình
Hiện nay, khá nhiều CTCK thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động. Tuy nhiên, khi thị phần ngày càng hạn hẹp thì thay vì thực hiện dàn trải mọi nghiệp vụ thì CTCK có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh chuyên biệt, tạo thế mạnh riêng cho mình như về công nghệ, chất lượng dịch vụ hay đội ngũ nhân viên có chuyên môn và trình độ tại một hay một số mảng dịch vụ nào đó, hướng tới khách hàng mục tiêu để phát triển. Hiện nay phần lớn các công ty thành lập sau đều gặp khó khăn trong việc giành thị phần do các CTCK lâu năm đã chiếm quá nhiều thị trường. Chính vì thế các CTCK cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có sự phát triển của các công ty chứng khoán là một xu thế tất yếu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính vì thế Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán Việt Nam hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả các nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán, chính vì vậy, bằng việc nghiên cứu đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần vào việc đưa ra những gợi ý có ích đối với hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam.
Trong tương lai, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển và hội nhập được với các thị trường chứng khoán mạnh trên thế giới. Vì vậy ngay từ bây giờ, Nhà nước mà đặc biệt là UBCKNN cần phải có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ, quản lý vĩ mô để giúp công ty chứng khoán hoạt động chuyên nghiệp hơn và có khả năng vượt qua những thách thức, rủi ro của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân các công ty chứng khoán cũng phải củng cố, hoàn thiện và có phương hướng phát triển hiệu quả hơn để có thể vượt qua những khó khăn và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, em đã có được những kiến thức sâu sắc và bổ ích về thị trường chứng khoán mà cụ thể là về các công ty chứng khoán. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là TS Từ Thuý Anh đã giúp đỡ em tận tình trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Thị trường chứng khoán”, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Nam,PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, nhà xuất bản Tài chính,2002.
2. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với TTCK – Chủ biên VCCI, Nhà xuất bản Hà Nội, 2004.
3. Luật chứng khoán 2007.
4 Tạp chí chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước các số phát hành năm 2006, 2007.
5. Chuyên san Đầu tư chứng khoán, Bộ Kế hoạch -Đầu tư các số phát hành năm 2006, 2007.
6. Thời báo kinh tế Việt Nam, Hội khoa học kinh tế Việt Nam các số phát hành năm 2006, 2007.
7. Quyết định 701/QĐ-UBCK Ban hành kế hoạch phát triển công ty chứng khoán giai đoạn 2006-2010.
8.Chuyên san “ Thị trường tài chính tiền tệ “ các số phát hành năm 2006, 2007.
9. Các website chuyên về thị trường chứng khoán của :
- UBCKNN
- SGDCK Tp. Hồ Chí Minh
-SGDCK Tp. Hà Nội
- Trang web của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng á Châu ARSC : Công ty chứng khoán của ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
BVSC : Công ty chứng khoán Bảo Việt
BSC : Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển
BLPH : Bảo lãnh phát hành
CCQ : Chứng chỉ quỹ
CTCP : Công ty cổ phần
CK : Chứng khoán
CTCK : Công ty chứng khoán
CTNY : Công ty niêm yết
FPTS : Công ty chứng khoán FPT
HOSTS : Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh HASTC : Sàn giao dịch chúng khoán Ha Nôi
ICBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng Công thương KDCK : Kinh doanh chứng khoán
KLGD : Khối lượng giao dịch
LK : Lưu ký
MGCK : Môi giới chứng khoán
NHTM : Ngân hàng thương mại
PHCP : Phát hành cổ phiếu
SSI : Công ty chứng khoán Sài Gòn SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán
TP : Trái phiếu
TV : Tư vấn
TD : Tự doanh
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : ủy ban chứng khoán Nhà nước
VCBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam