Triển Vọng Của Hợp Tác Kinh Tế Giữa Các Nước Thuộc Hành Lang Kinh Tế Đông Tây

+ Khẩn trương rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú, từ đó quy hoạch từng tuyến đường, từng địa bàn, có kế hoạch cụ thể xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống lưu trú, đảm bảo phục vụ tốt các loại đối tương khách du lịch. Một số tuyến quốc lộ chính như: Tuyến Lao Bảo - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng; Tuyến Cầu Treo - Hà Tĩnh - Vinh; Tuyến Chalo - Đồng Hới - Phong Nha - Đông Hà… hạ tầng cơ sở lưu trú khá tốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách thì tích cực đầu tư hoàn thiện, đồng thời xem xét xây dựng mới các cơ sở lưu trú cho đối tượng khách có thu nhập thấp hoặc trung bình vì phần lớn khách du lịch đường bộ có thu nhập không cao (trung bình chi thuê phòng 71,6 USD/người, trong lúc đó khách đường hàng không chi 275,5 USD/người).

+ Các tuyến quốc lộ qua cửa khẩu quốc tế đang hướng đến thị trường tiềm năng nhưng cơ sở lưu trú còn thiếu và yếu cần phải khẩn trương đầu tư xây dựng mới các cơ sở lưu trú cần thiết tại các cung đường có khoảng cách đến điểm tham quan xa và tại các điểm tham quan thu hút khách; tính toán cụ thể không nên xây dựng cơ sở lưu trú nhiều sao, nên có tỉ lệ phòng ngủ chất lượng phù hợp cho nhiều loại đối tượng khách có thu nhập khác nhau.

+ Các tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế còn lại, cơ sở hạ tầng lưu trú thấp kém, lượng khách du lịch quốc tế qua lại hiện nay không đáng kể. Các tuyến này cần nghiên cứu đánh giá, dự báo khả năng các thị trường khách truyền thống, mục tiêu, tiềm năng, tính toán quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trú và các điều kiện khác để những năm tới có thể thu hút và đón khách du lịch bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế chủ động hơn.

+ Trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng lưu trú trên tuyến quốc lộ qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ, cần ưu tiên các tuyến quốc lộ chính có lưu lượng khách du lịch qua lại đông và các tuyến đến các thị trường quốc tế tiềm năng lớn. Phát triển các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, các đô thị du lịch miền Trung trên các tuyến quốc lộ chính.

+ Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi về thuế, đất,… để khuyến khích các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư ở các tuyến quốc lộ chính tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưu trú, nhất là những cơ sở lưu trú nhiều sao có khả năng đáp

ứng nhu cầu của các đối tượng khách. Khuyến khích các cơ sở lưu trú áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và tiêu chuẩn quốc gia vào quản lý.

Bốn là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vui chơi, giải trí, mua sắm, dịch vụ ăn uống:

+ Trên tuyến đường quốc lộ khác nhau, thường đón và phục vụ các đối tượng khách khác nhau. Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị), tuyến Cầu treo (Hà Tỉnh), tuyến Bờ Y (Kon Tum), Chalo (Quảng Bình)… chủ yếu phục vụ khách Thái Lan, Lào và các nước ASEAN. Do đó, cần nghiên cứu bố trí các cơ sở dịch vụ phù hợp cả về kiến trúc cảnh quan và loại hình dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu, sở thích, thói quen, tập quán của từng đối tượng khách.

+ Từng địa phương, vùng miền có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, có sản phẩm du lịch độc đáo và có tính đặc thù, vì thế chú ý xây dựng các cơ sở dịch vụ và tổ chức các loại hình dịch vụ mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống, tính độc đáo, tính khác biệt của từng nơi, tránh tình trạng bắt chước,làm theo hời hợt và hình thức, không gây ấn tượng sâu đậm cho du khách. Ví dụ, khách du lịch qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) phải cho khách say đắm các Di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới; các bãi biển đẹp và di tích chiến tranh cách mạng miền Trung; Tuyến Bờ Y (Kon Tum) phải làm cho du khách có ấn tượng đặc biệt với phong cảnh Tây Nguyên hùng vĩ, không gian cồng chiêng đặc sắc…

+ Các dịch vụ cần phải đa dạng, phong phú, song đều phải chú trọng khai thác tối đa yếu tố tự nhiên. Mỗi vùng miền, mỗi tuyến quốc lộ có đặc điểm tự nhiên khác nhau, có lợi thế so sánh khác nhau. Nếu biết khai thác tốt mặt mạnh, hạn chế tối đa các điểm yếu, tổ chức tốt các loại hình du lịch dịch vụ phù hợp trong từng mùa vụ của từng tuyến quốc lộ sẽ làm hài lòng du khách và thôi thúc họ trở lại. Ví dụ mùa nắng ở miền Trung cần chú trọng dịch vụ tắm biển; Mùa Đông chú ý dịch vụ xông hơi… Nói tóm lại phải linh hoạt “mùa nào thức ấy”,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

+ Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách, ngành Du lịch cần khẩn trương nghiên cứu đưa ra nhiều loại sản phẩm lưu niệm hơn nữa với nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau mang đậm bản sắc dân tộc và tạo được dấu ấn riêng. Là sản phẩm lưu niệm nên cần phải đảm bảo chất lượng để có thể lưu giữ được dài lâu. Có thể kết hợp với trạm dừng chân xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, mua sắm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Có chính sách ưu đãi và kêu gọi các thành phần kinh tế

tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mua sắm - giải trí, nhất là các tập đoàn bán lẻ lớn, các tập đoàn cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí quốc tế.

Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây 1998 - 2010 - 20

+ Ẩm thực luôn là yếu tố quan trọng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch quốc tế sau mỗi chuyến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và tiện nghi phục vụ. Các nhà hàng cần đặt ở những nơi có đông khách du lịch qua lại, giao thông thuận lợi, có bãi đỗ xe rộng, có cảnh quan đẹp, sang trọng, lịch sự, đậm chất văn hóa truyền thống.

+ Các nhà hàng cần khai thác triệt để nghệ thuật ẩm thực và các điều kiện khác nhằm tạo ra hệ thống món ăn, đồ uống và dịch vụ đa dạng cung ứng cho du khách. Xây dựng thực đơn phong phú, tạo sản phẩm độc đáo, sáng tạo mang tính đặc trưng của đất nước với những thực đơn thuần Việt hoặc là sự giao thoa giữa ẩm thực dân gian của các vùng, miền, địa phương trong cả nước và của các nước trên thế giới. Các nhà hàng luôn chú trọng nâng cao sản phẩm dịch vụ, phấn đấu đạt được giấy chứng nhận chất lượng ISO 9001:2000 và vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, ISO 22000:2005; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 để đem lại sự hài lòng, tin tưởng của du khách.

Với quyết tâm phấn đấu và nỗ lực của mình, các địa phương phía Việt Nam chắc chắn sẽ phát huy được lợi thế sẵn có, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực để thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư phục vụ cho sự phát triển của địa phương nói riêng, khu vực, cả nước và EWEC nói chung.

3.5. Triển vọng của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây

Hành lang kinh tế Đông Tây đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo, và nó càng có ý nghĩa hơn khi các địa phương dọc trên tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Thực tiễn cho thấy Hành lang kinh tế Đông Tây đã góp phần cho các quốc gia trên hành lang khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hoá, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và tổ chức các hoạt động du lịch đan xen lẫn nhau.

Trong giai đoạn 1998 - 2010, với sự nỗ lực của các quốc gia trên EWEC đã chinh phục một cách ngoạn mục những cửa ải lớn. Ðáng kể nhất là công trình cầu Hữu Nghị 2 bắc qua sông Mekong nối hai nước Thái Lan và Lào, tuyến đường số 9 vượt dãy Trường Sơn hoặc mở hầm đường bộ đèo Hải Vân... Một hành lang kết nối 13 tỉnh với 25 triệu dân của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đã cơ bản thông suốt. Ý tưởng kết nối hành lang giao thông đã thành hiện thực và cơ hội phát triển kinh tế đang mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương trên EWEC. Từ miền Trung Việt Nam qua Lào đến Thái Lan và điểm cuối là Myanmar, đã và đang diễn ra một "cuộc đua" lớn trên EWEC.

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC, trong giai đoạn tiếp theo triển vọng hợp tác kinh tế trên EWEC là rất to lớn. Nó được thể hiện rõ nhất xuất phát từ mục tiêu của Hành lang kinh tế Đông Tây là nhằm tăng cường liên kết thông qua hội nhập đa ngành, tạo điều kiện cho thương mại xuyên biên giới và đầu tư, tăng cường sự tham gia tư nhân vào việc phát triển và củng cố tính cạnh tranh của thành phần kinh tế tư nhân. Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện phát triển một hệ thống giao thông đạt hiệu quả cao, cho phép hàng hóa và hành khách lưu thông trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng mà không gặp trở ngại hay chi phí cao.

Triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC ngày càng tăng và phát triển theo chiều sâu bởi vì hợp tác kinh tế EWEC ngày càng được thể chế hóa thông qua các Hiệp định hợp tác, các phụ lục và nghị định thư, các văn bản pháp quy liên quan đến hợp tác kinh tế EWEC. Những cơ sở đó tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế EWEC ngày càng có tính pháp quy cao hơn, hướng vào năng lực cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn cho thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác để hiện thực hóa mục tiêu ban đầu của EWEC.

Với những lợi thế sẵn có của các địa phương và các nước nằm dọc EWEC, cùng với sự ủng hộ, tham gia của các đối tác và sự nâng cao nhận thức cũng như quyết tâm hành động của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và người dân của 4 nước thành viên EWEC sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ

hội của thời đại để ngày càng phát triển đi lên, tiến tới đuổi kịp và sánh vai với các nước hàng đầu trong khu vực.

Ðón đầu EWEC, những năm qua, các địa phương và các nước trong Hành lang đã tập trung nguồn lực để tiếp nhận và triển khai các chương trình, dự án hợp tác phục vụ cho sự phát triển trước hết là của địa phương, sau đó là của quốc gia, EWEC và ASEAN. Chính phủ các nước thành viên EWEC đã chỉ đạo các địa phương của mình, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thúc đẩy phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trong thời gian tới.

Theo đó, các bộ, ngành và các địa phương liên quan tiếp tục đề xuất giải pháp phát triển hành lang kinh tế này. Giải pháp chủ yếu bao gồm việc đề xuất chính sách để xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư ở các địa phương dọc Hành lang kinh tế Đông Tây, kể cả cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tiến hành rà soát, tổng kết kết quả thực hiện thông quan tại các cửa khẩu, thúc đẩy thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thông quan hàng hóa và xuất nhập khẩu của du khách tại các cửa khẩu này, nhằm thu hút mạnh hơn nữa vận tải hàng hóa và du khách tới các địa phương thuộc EWEC. Phải thúc đẩy việc ký kết và sớm triển khai thực hiện các thỏa thuận về thuận lợi hóa giao thông vận tải; nâng cao năng lực phục vụ của các cảng biển với các chính sách đủ khả năng hấp dẫn và cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển của Hành lang. Tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thương mại dọc hành lang này, đặc biệt là cơ chế, chính sách, cơ sở kho tàng, bến bãi, chợ... Từ đó đề xuất quy hoạch phát triển các điểm, tuyến du lịch qua biên giới, đồng thời tăng cường quảng bá về tiềm năng du lịch của các địa phương dọc hành lang này với du khách trong nước và quốc tế nhằm khai thác triệt để thế mạnh của các địa phương và của các quốc gia dọc Hành lang kinh tế Đông Tây.

Với tất cả những thay đổi rõ nét đó, Hành lang kinh tế Đông Tây đã và đang trở thành một Hành lang không biên giới với rất nhiều cơ hội đang đến. Đó cũng là cảm nhận chung của tất cả các nước, các địa phương dọc Hành lang kinh tế này.

Tiềm năng kinh tế EWEC đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, làm thế nào để “đánh thức” tiềm năng đó để EWEC phát triển tương xứng với chính

cái tên của nó sẽ là một thách thức không nhỏ đối với lãnh đạo các nước thành viên cũng như các doanh nghiệp thuộc EWEC.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm cho rằng, trong tương lai, EWEC sẽ hiện hữu một hành lang kinh tế với sự trao đổi hàng hoá nhộn nhịp, dòng du lịch tấp nập, sự hợp tác kinh tế giữa các địa phương, các nước diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các nước thành viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm ra những giải pháp về chính sách cũng như những sáng kiến cụ thể để khai thác tốt Hành lang kinh tế này. “Chính phủ các nước cần phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, các địa phương phải có các chính sách phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của giới doanh nghiệp, các nhà đầu tư... Đồng thời, chính phủ các nước phải tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp, từ đó xây dựng những chính sách phù hợp hơn nữa... Đó chính là những vấn đề mấu chốt để xây dựng một EWEC thịnh vượng” [153].

Chính phủ các nước EWEC rất đề cao vai trò, vị trí du lịch - dịch vụ và coi phát triển du lịch dịch vụ là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội tuyến Hành lang Đông - Tây. Khả năng phát triển du lịch trên tuyến Hành lang Đông - Tây là rất lớn. Theo dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến các quốc gia trên EWEC đến năm 2015 là 40 triệu lượt, năm 2020 là 55 triệu lượt.

Tiểu kết chương 3:

Trong giai đoạn: 1998 - 2010, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thông, năng lượng và du lịch. Những kết quả đạt được của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các nước trên EWEC.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây trong giai đoạn này còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: Chủ trương, chính sách và thủ tục xuất nhập cảnh còn nhiều bất cập; Nhìn chung cơ sở hạ tầng của EWEC còn yếu, thiếu dịch vụ tiếp vận trên tuyến hành lang; Phát triển du lịch trên EWEC vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hợp tác kinh tế trên EWEC;

Trong hoạt động thương mại và dịch vụ còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế... Thực trạng này vẫn chưa có những chuyển biến theo hướng tích cực mặc dù đã được nhìn thấy từ phía các ngành và địa phương có liên quan.

Trên cơ sở đánh giá tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC trong giai đoạn 1998 - 2010, cùng với sự hưởng ứng tham gia của các nước, các địa phương nằm dọc EWEC cũng như sự tiếp tục hỗ trợ của các đối tác, cho phép chúng ta dự báo triển vọng phát triển của hợp tác kinh tế giữa các nước nằm dọc EWEC trong thời gian tiếp theo. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho Chính phủ và các địa phương của các nước dọc EWEC tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thời gian tiếp theo để đẩy mạnh hợp tác kinh tế trên EWEC.

Từ thực tiễn tham gia của Việt Nam trong tiến trình hợp tác kinh tế EWEC (1998 - 2010), chúng ta nhìn nhận được những mặt đã làm được cũng như những tồn tại, hạn chế từ phía các địa phương của Việt Nam khi tham gia vào tiến trình này. Trên cơ sở đó gợi mở một số giải pháp để các địa phương của Việt Nam thuộc EWEC nói riêng và Việt Nam nói chung phát huy được lợi thế sẵn có, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế EWEC.

KẾT LUẬN


1. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh sự ra đời và phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hoá của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Ngoài ra Hành lang còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Hành lang Đông Tây cũng đã mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên.

2. Hành lang kinh tế Ðông Tây nằm trong liên vùng nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhưng lại giàu tiềm năng. Miền Trung Việt Nam nằm giữa trục giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ hành lang đường bộ xuyên quốc gia tiến ra biển, gắn vào đường hàng hải quốc tế; có nhiều cảng nước sâu, nhiều tài nguyên biển, điều kiện phong phú phát triển du lịch. Trung Lào và Hạ Lào giàu tiềm năng đất nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản. Các tỉnh Ðông - Bắc Thái Lan và các tỉnh của Myanmar có tiềm năng lớn về nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Chạy dọc EWEC là khu vực đa sắc tộc, văn hóa đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được quốc tế công nhận, có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa, du lịch.

Hành lang kinh tế Đông Tây hình thành và phát triển đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong vùng. Ðó là, kết nối giao thông, tạo thuận lợi tiếp cận các nguồn tài nguyên, đất đai, nhân lực trong Tiểu vùng; Tăng cường thu hút FDI vào khu vực, đa dạng hóa hoạt động kinh tế; Tạo thuận lợi cho thương mại, vận tải người, hàng hóa xuyên biên giới các nước nằm trên tuyến EWEC và thông thương ra bên ngoài; Thúc đẩy phát triển du lịch xuyên quốc gia; Hình thành không gian kinh tế xuyên quốc gia, thông qua hợp tác, liên kết kinh tế nâng cao sức cạnh tranh thúc đẩy phát triển Tiểu vùng, tiến tới một cộng đồng phát triển trong khu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022