- Mô hình khuyến nông trình diễn kết quả
Để đưa một kỹ thuật mới hay một sang kiến cải tiến kỹ thuật đến với nông dân cần phải trải qua 3 bước: Khám phá ra kỹ thuật; Thử nghiệm và chứng minh; Khuyến cáo.
Việc khám phá kỹ thuật thường được thực hiện ở các cơ quan nghiên cứu (các Viện khoa học, các trường chuyên nghiệp các trung tâm nghiên cứu), đôi khi nảy sinh từ chính người nông dân do nhu cầu cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc thử nghiệm và chứng minh thường được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu (do các nhà khoa học tiến hành) hoặc ngay tại đồng ruộng (do các nhà nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông cùng với nông dân thực hiện). Đôi khi việc thử nghiệm và chứng minh chỉ đơn thuần do nông dân tự mày mỏ tiến hành. Trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp hầu hết các kỹ thuật mới đòi hỏi phải được thử nghiệm và chứng minh bởi các nông dân ngay trên đồng ruộng (hay trang trại) của họ trước khi khuyến cáo như là kỹ thuật đã được cải tiến cho vùng.
Giai đoạn của quá trình chứng minh các kỹ thuật được gọi là "Trình diễn kết quả". Trình diễn kết quả là một kênh thông tin truyền thống hữu hiệu, nó đưa ra những bằng chứng chứng tỏ rằng một kỹ thuật đã được cải tiến, đã được cán bộ khuyến nông ủng hộ và có thể áp dụng tại địa phương. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, nông dân (được chọn làm mô hình) hay còn gọi là cộng tác viên tiến hành thực hiện trình diễn. Trình diễn kết quả có thể bao gồm một kỹ thuật đơn lẻ như sử dụng một loại phân bón (ví dụ NPK) trong việc trồng lúa hoặc gồm nhiều kỹ thuật kết hợp với nhau (ví dụ kỹ thuật canh tác trên đất dốc).
Nguyên tắc của trình diễn kết quả là phải bố trí một lô thừ nghiệm kỹ thuật mới bên cạnh lô áp dụng kỹ thuật cũ, truyền thống nhằm tạo ra được những
chứng cứ để có thể đối chiếu, so sánh một cách dễ dàng (Nguyễn Mạnh Hà, 2007).
- Mô hình khuyến nông trình diễn phương pháp
Trình diễn phương pháp là một cuộc trình diễn ngắn, thực hiện bởi các cán bộ khuyến nông hay các cộng tác viên. Mục đích của trình diễn phương pháp là truyền đạt thông tin về kỹ năng hay cách tốt nhất đó thực hiện một kỹ thuật. Trong khi trình diễn, cán bộ khuyến nông hướng dẫn các cộng tác viên chuẩn bị, diễn giải từng bước trong quá trình thực hiện. Các học viên quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi (trong khi diễn giang hoặc cuối buổi) nhằm làm rò những thông tin còn thắc mắc.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 1
- Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 2
- Mục Đích Và Nguyên Tắc Của Khuyến Nông
- Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 5
- Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu Vị Trí Địa Lý
- Sơ Đồ Phương Hướng Giải Quyết Các Vấn Đề Của Đề Tài
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Trình diễn phương pháp là quá trình truyền đạt thông tin về kỹ năng là chủ yếu nên để đảm bảo người nhận thông tin hiểu được thông tin thì cần tiến hành lặp đi lặp lại các thao tác động thời kết hợp nghe nhìn và thực hanh ngay nhằm cung cấp chắc chắn thông tin thu nhận được. Trình diễn phương pháp không phải để chứng minh giá trị của một kỳ thuật mà nhằm mục đích đưa ra thông tin làm thế nào để làm một công việc nào đó (Nguyễn Mạnh Hà, 2007). Ví dụ: Làm thế nào để triết được cây bưởi.
1.1.2.3 Nội dung của các mô hình khuyến nông lý thuyết
Đào tạo huấn luyện: tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông các cấp và các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông; xây dựng học liệu khuyến nông; khảo sát học tập trong và ngoài nước;
Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho cá nhân hoạt động khuyến nông; Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp cho người sản xuất; Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Thông tin tuyên truyền: tổ chức sự kiện khuyến nông (diễn đàn, tọa đàm, hội thi, hội chợ, triển lãm); tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng;
bản tin và trang tin điện tử Khuyến nông; xây dựng cơ sở dữ liệu khuyến nông; tài liệu, ấn phẩm khuyến nông;
Tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp và khuyến nông; Phổ biến tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông; Thông tin thị trường, giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp; Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức và hoạt động khuyến nông.
Xây dựng mô hình khuyến nông: Xây dựng mô hình khuyến nông ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp đã được công nhận hoặc chấp thuận, gồm: Mô hình sản xuất hàng hóa; Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; Mô hình liên kết sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững; Mô hình xóa đói giảm nghèo; Mô hình ứng dụng công nghệ cao.
Nhân rộng mô hình: Chuyển giao kết quả từ các mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng. Việc nhân rộng mô hình được thực hiện thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội nghị, hội thảo theo chương trình, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình khuyến nông
a) Nhân tố chủ quan
Cán bộ khuyến nông
Trình độ cán bộ khuyến nông có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác khuyến nông. Trình độ chuyên môn có nắm chắc thì cán bộ khuyến nông mới có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong công việc. Tuy nhiên có trình độ mà thiếu sự nhiệt tình, lòng yêu nghề, tính chịu khó, chịu khổ thì hiệu quả công việc không cao, chất lượng công việc kém. Chính vì vậy, mỗi CBKN ngoài chuyên môn vững vàng còn cần có một tấm lòng yêu nghề, yêu nông dân
thì mới trở thành một cán bộ khuyến nông giỏi và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của các mô hình khuyến nông.
Ngoài là, cán bộ khuyến nông còn là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học trong nông nghiệp. Kết quả của hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này - không chỉ là lực lượng cán bộ nghiên cứu và chuyển giao mà còn bao gồm cả nhân lực tiếp nhận chuyển giao là đối tượng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Từ đây gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các mô hình khuyến nông.
Trình độ của lao động sản xuất
Trình độ của người sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc cũng như hiệu quả của các mô hình khuyến nông. Nếu trình độ của người sản xuất cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông đem lại. Trình độ của người sản xuất cao cũng làm cho họ nhanh nhạy hơn trước những cái mới, cái khác biệt, từ đó họ có những điều chỉnh thích ứng với điều kiện sản xuất mới.
Ngược lại nếu trình độ của người sản xuất mà thấp thì sẽ rất khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng có khi làm thất bại một chương trình dự án khuyến nông nào đó vì không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc. Từ đây làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của mô hình khuyến nông.
Nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông
Nguồn vốn cũng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các mô hình khuyến nông. Các chương trình dự án khuyến nông muốn được triển khai cần phải có đủ vốn để nông dân sản xuất. Đây là yếu tố khá quan trọng để đưa TBKT vào sản xuất vì để thay thế cái cũ, đưa cái mới vào thì yếu tố đầu tiên phải là vốn. Nguồn vốn dồi dào thì các mô hình khuyến nông sẽ hoạt động càng hiệu quả và ngược lại.
b) Nhân tố khách quan
Môi trường xã hội
Phong tục tập quán mang tính truyền thống ở các địa phương. Trong công tác khuyến nông phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này vì nếu một chương trình dự án khuyến nông được triển khai mà không phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa và điều kiện sản xuất của địa phương thì sẽ bị thất bại. Phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa tồn tại lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong vùng. Khi kiến thức mới không phù hợp với văn hóa bản địa thì nó sẽ không được người dân chấp nhận và làm theo. Chính vì vậy, trước khi tiến hành triển khai các chương trình dự án khuyến nông, xây dựng mô hình khuyến nông cần phải nghiên cứu và xem xét thật kỹ phong tục tập quán và văn hóa, điều kiện sản xuất ở địa phương. Sự tham gia của CBKN và người dân sẽ lựa chọn ra nội dung các chương trình dự án khuyến nông phù hợp rồi mới tiến hành tổ chức thực hiện, là tiền đề cho sự thành công của công việc.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác khuyến nông cũng như hiệu quả của các mô hình khuyến nông. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và khí hậu. Con người không thể thay đổi được yếu tố này trong điều kiện sản xuất hiện nay ở Việt Nam. Do đó, hiệu quả của các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông phụ thuộc trực tiếp vào tình hình thời tiết, điều kiện khí hậu.
Để các mô hình khuyến nông hoạt động đạt kết quả cao, CBKN và nông dân cần nắm chắc tình hình khí hậu trong vùng để có những bước đi hợp lý trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh được rủi ro do thiên nhiên đem lại.
Chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến khuyến nông
Đây là yếu tố ở tầm vĩ mô. Ngoài các chính sách về khuyến nông như: chính sách đối với CBKN, chính sách đào tạo, tập huấn cho CBKN, chính sách chuyển giao TBKT… thì các chính sách khác có liên quan như: chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
công tác khuyến nông. Chính sách phải đúng đắn và phù hợp với từng đối tượng được hưởng thì mới tạo điều kiện cho sự phát triển, ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sản xuất phát triển làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các mô hình khuyến nông.
1.2. Cơ sở pháp lý
Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về việc thành lập hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư.
Thông tư 02/LB-TT ngày 2/8/1993 về việc cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định 13/CP.
Thực hiện Nghị định số 86/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2003, Quyết định số 118/2003/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp ngày 3/11/2003 về thay đổi cơ cấu tổ chức Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, thành lập Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tiếp sau năm 2005 thực hiện Nghị định số 56/2005/NĐ-CP và Thông tư số 60/2005/TT-BNN.
Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về khuyến nông thay cho Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông Trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ NN&PTNT cụ thể hoá công tác khuyến nông, khuyến ngư trong giai đoạn hiện nay.
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
1.3. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Các hoạt động khuyến nông, kết quả sản xuất nông nghiệp và vai trò khuyến nông của một số nước trên thế giới.
* Ở Mỹ (1914)
Một trong những điều kiện hoạt động khuyến nông là cần có nguồn kinh phí tài trợ giúp đỡ nông dân. Mỹ là một trong những nước hoạt động khuyến nông của Nhà nước khá sớm.
Năm 1843, Sớm nhất ở NewYork nhà nước cấp nguồn kinh phí khá lớn cho phép UBNN bang thuê tuyển những nhà khoa học nông nghiệp có năng lực thực hành tốt làm giảng viên khuyến nông xuống các thôn xã đào tạo những kiến thức về khoa học và thực hành nông nghiệp cho nông dân.
Năm 1853, Edward Hitchcoch, là chủ tịch trường đại học Amherst và là thành viên của UBNN bang Massachuisetts đã có nhiều công lao đào tạo khuyến nông cho nông dân và học sinh, sinh viên. Ông cũng là người sáng lập ra Hội nông dân và Học viện nông dân.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước Nhà nước đã quan tâm đến công tác đào tạo khuyến nông trong trường đại học. Năm 1891 bang NewYork đã hỗ trợ 10.000 USD cho công tác đào tạo khuyến nông đại học. Những năm sau đó nhiều nhiều trường đại học như Đại học Chicago, Đại học Wicosin cũng đưa khuyến nông vào chương trình đào tạo. Bộ Thương mại cũng như ngân hàng và nhiều công ty công, nông, thương nghiệp tài trợ cho các hoạt động khuyến nông. Đến năm 1907 ở Mỹ đã có 42 trường/39 bang có đào tạo khuyến nông. Năm 1910 có 35 trường có bộ môn khuyến nông .
Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập Hệ thống Khuyến nông quốc gia. Giai đoạn này đã có 8861 Hội nông dân, với khoảng 3.050,150 hội viên.
Mỹ là quốc gia có 6% dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp Mỹ được xếp vào nhóm những nước nông nghiệp phát triển. Nhiều sản
phẩm nông nghiệp của Mỹ chiếm lĩnh thị trường thế giới như ngô, đậu tương. (Sản lượng đậu tương năm1985 đạt 55 triệu tấn, năm 2001 đạt 70 triệu tấn, tăng 15 triệu tấn /6 năm, xuất khẩu lớn nhất TG: 16,9 triệu tấn/năm, đạt khoảng 54% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới. Ngô 2000-2001 đạt 335 triệu tấn, xuất khẩu 70 triệu tấn = 69 % TG).
* Ở Thái Lan (1967)
Thái Lan là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Điều kiện đất đai, khí hậu nóng ẩm gần tương đồng Việt nam. Thái Lan là quốc gia hoạt động khuyến nông cũng khá tiêu biểu. Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1967. Về mặt thành tựu của khuyến nông Thái Lan thể hiện ở mấy điểm sau.
Hàng năm nguồn vốn cho khuyến nông khá lớn khoảng 120-150 và thậm chí 200 triệu USD. Lượng kinh phí này gấp hơn 20 lần kinh phí khuyến nông hàng năm của nước ta.
Nhiều năm nay Thái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất xuất khẩu lương thực trên thế giới (xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo/năm).
Hiện nay Thái Lan rất coi trọng chất lượng giống cây trồng, sản xuất rau quả an toàn, phát triển nuôi trồng thủy sản.v.v
1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Trước năm 1993
- Năm 1945, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch thường xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân.
- Từ năm 1950-1957, Chính phủ ban hành các chính sách khuyến nông; thực hiện cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian chia cho nông dân thiếu ruộng; chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý hơn.