+ Dự án rà soát, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì: khu du lịch suối Hai, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, khu du lịch sườn Đông núi Ba Vì, du lịch văn hoá tâm linh - lễ hội.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Suối Hai.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái sườn Tây núi Ba Vì.
+ Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Thuần Mỹ.
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đập Mèo Gù.
+ Dự án xây dựng du lịch sinh thái khu thung lũng Tản Viên….
3.2.1.7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch
Kinh tế du lịch là ngành phụ thuộc nhiều hơn vào nhân tố con ngưòi so với các ngành kinh tế khác. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành đòi hỏi khá khắt khe. Lao động trong ngành kinh tế du lịch ngoài việc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao còn đòi hỏi phải có kĩ năng giao tiếp tốt, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao mà còn ở chỗ gây được sự tín nhiệm, niền tim cao với khách hàng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, trong những năm tới, ngành kinh tế du lịch huyện Ba Vì cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng những giải pháp sau:
- Rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên làm làm việc tại các đơn vị du lịch, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và công tác quản lý. Thường xuyên tổ chức tập huấn trình độ quản lý Nhà Nước về du lịch, văn hoá du lịch cho cán bộ và nhân dân địa phương vùng du lịch, phát huy du lịch cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 13
- Bối Cảnh Mới Và Phương Hướng Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Của Ba Vì - Hà Nội
- Giải Pháp Và Tổ Chức Thực Hiện Nhằm Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Huyện Ba Vì, Hà Nội
- Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 17
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
- Tăng cường mở trường lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các doanh nghiệp du lịch và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, dài hạn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện để từ đó giáo dục ý thức tự học của người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đối với các dự án mới đầu tư, hướng dẫn các chủ dự án có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động tại địa phương.
- Khuyến khích mở trường đào tạo du lịch tại Ba Vì.
3.2.1.8. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về du lịch
- Chỉ đạo các ban ngành, UBND các xã Thị trấn, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số: 11NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện, Nghị quyết số: 06/2010/NQ - HĐND ngày 19/7/2010 của Hội đồng nhân dân huyện Ba Vì về phát triển du lịch đến năm 2020 và những năm tiếp theo được triển khai và phổ biến đến toàn thể nhân dân trong huyện.
- Phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt là quản lý về quy hoạch, quản lý về đất đai, thu nộp ngân sách và các dự án quy hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện tốt Nghị quyết số: 14 NQ/TU ngày 4/6/2012 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường đầu tư kinh doanh ; Nghị quyết số: 01 NQ/ TU ngày 16/01/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính và cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để đảm bảo thông thoáng cho các nhà đầu tư. Chỉ đạo các ban ngành của huyện phối hợp với các UBND xã, thị trấn thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi đất cho các dự án đầu tư vào các điểm du lịch mới.
- Phối hợp với Du lịch Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện tập trung vào các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ hành, quảng bá tiếp thị, vui chơi giải trí nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường.
3.2.2. Tổ chức thực hiện
Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển du lịch huyện Ba Vì đến năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND huyện giao các ngành, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch thực hiện tốt các nhiệm vụ sau;
3.2.2.1. Phòng công nghiệp - khoa học - thương mại
Tham mưu, đề xuất UBND huyện trong việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Huyện đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
3.2.2.2. Các phòng ban ngành liên quan
- Phòng tài chính - kế hoạch: Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, tham gia, đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thẩm định phương án và dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc thẩm quyền Huyện.
- Phòng tài nguyên môi trường: Căn cứ quy hoạch của các điểm du lịch đã được phê duyệt kết hợp với các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn lập các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư du lịch, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại các điểm du lịch.
- Phòng hạ tầng kinh tế: Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết, thẩm định đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phối hợp với phòng CN - KH - TM kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch.
- Phòng Văn hoá thông tin: có kế hoạch gắn các hoạt động văn hoá với hoạt động du lịch như sưu tầm, khôi phục lễ hội Tản Viên, lễ hội truyền thống dân tộc Mường, Dao, văn hoá dân gian vv...
- Phòng Nông nghiệp và phát triên nông thôn: hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ tại các điểm du lịch.
- Phòng Y tế, Trung tâm y tế dự phòng: hàng năm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, nhân viên phục vụ khu du lịch, kiểm tra các dụng cụ, hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho du khách.
- Công an huyện: Có kế hoạch triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các điểm du lịch và vùng lân cận.
- Các ngành: Chi nhánh điện, đài viễn thông có kế hoạch đầu tư hạ tầng điện, hệ thống thông tin liên lạc đến các điểm du lịch đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp và các nhu cầu của khách.
- Đài truyền thanh huyện, nhà văn hoá: Có kế hoạch tuyên truyền, trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của huyện.
3.2.2.3. UBND các xã, thị trấn có điểm du lịch
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành của huyện, các đơn vị du lịch trong việc quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn, nhất là công tác quy hoạch liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư du lịch, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ môi trường tại các điểm du lịch.
3.2.2.4. Các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch
Trên cơ sở đề án phát triển du lịch Ba Vì giai đoạn 2015 - 2020, UBND huyện Ba Vì yêu cầu các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chủ động xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của đơn vị cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Kết luận chương 3
Để kinh tế du lịch phát triển bền vững, Ba Vì cần xây dựng được các sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, ấn tượng, hấp dẫn, thân thiện với môi trường, thực sự là “đặc sản” của Ba Vì. Trong đó, cần chú trọng các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… Bởi vậy, huyện Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nói chung cần có quan điểm đúng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp có tính khả thi cao trong phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì.
Các giải pháp đảm bảo cho sự bền vững cả về kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế du lịch cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong mỗi giải pháp có thể ưu tiên thực hiện biện pháp nào trước, biện pháp nào sau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh riêng theo từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau nhằm từng bước thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của huyện Ba Vì và của cả thủ đô Hà Nội.
KẾT LUẬN
Ngày nay, trong điều kiện khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, con người không chỉ có dịp “tham quan” khắp nơi ngay tại căn phòng của mình mà còn có khả năng vượt ra ngoài, chu du trên những mảnh đất xa xôi bằng những chuyến du lịch dài ngày. Những năm cuối thế kỷ XX, bên cạnh sự bùng nổ bùng nổ của thông tin và truyền thông, chúng ta còn có thể nhận thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành du lịch. Chính vì vậy, kinh tế du lịch đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Bước vào thiên niên kỷ mới, không một quốc gia nào không vạch chiến lược phát triển ngành kinh tế du lịch của nước mình.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của các nước trên thế giới cho thấy: những nước có kinh tế du lịch phát triển sẽ làm nền tảng cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Nhận thức được xu thế vận động chung của thế giới, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh du lịch sẵn có, kinh tế Ba Vì đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, hòa mình vào dòng chảy của nề kinh tế du lịch cả nước. Kinh tế du lịch huyện Ba Vì đã và đang tự khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế của huyện, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. Bộ mặt của Ba Vì ngày một thêm khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội, xây dựng Ba Vì thành Khu du lịch trọng điểm của Thành phố Hà Nội, cần tới nhiều giải pháp đồng bộ. Những giải pháp đối với địa phương như: Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Huy động nguồn vốn; Phối kết hợp có hiệu quả các lực lượng làm du lịch trên địa bàn; Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực… Du lịch Ba Vì rất cần tới sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các ban, ngành liên quan và Thành phố Hà Nội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan từ phía tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy, các cô và những ai quan tâm đến đề tài này. Tác giả xin trân trọng cám ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội, NXB Thống kê.
2. Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
3. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Tuấn Dũng (2012), Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị Trung Ương lần thứ 8, khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,
9. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
10. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
11. Đỗ Thị Bích Huệ (2008), Phát triển du lịch thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
12. Huyện Uỷ Ba Vì (2000), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX và phương hướng nhiệm vụ 5 năm (2000-2005)
13. Huyện Uỷ Ba Vì (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X và phương hướng nhiệm vụ 5 năm (2005-2010)