Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 2


sao cụ thể trên địa bàn Thành Phố Tateyama Tỉnh Chiba của Nhật Bản – khách sạn YUHIKAIGAN.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu chung

Đánh giá kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.Từ đó,đưa ra một số giải pháp và học hỏi bài học kinh nghiêm quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam giúp nghành du lịch trong nước phát triển hơn,mang lại hiệu quả kinh tế,tăng thu nhập,cải thiện đời sống,góp phần phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được hoạt động của khách sạn Yuhikaigan

Đánh giá được kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan

Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan

Đưa ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài

1.3.Ý nghĩa của đề tài

Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 2

1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

- Giúp bản thân vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.

- Nâng cao năng một lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài.

- Nâng cao khả năng thu thập,xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân.

- Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh khách sạn trong phát triển du lịch tại địa điểm nghiên cứu.


- Là tài liệu tham khảo cho ban ngành liên quan, khoa Quản lý tài nguyên,cho nhà trường.

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá sát thực hơn về tình hình phát triển kinh tế của khách sạn ở Nhật Bản.Từ đó đưa ra giải pháp phát triern phù hợp đối với Việt Nam.

- Ngoài ra những phân tích và đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho hệ thống nghiên cứu và học tập ở lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng,làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, sinh viên nghành du lich…


Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Các khái niệm về du lịch, kinh doanh khách sạn

- Khách sạn: là cơ sở kinh doanh phục vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc kinh doanh các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ. Cơ sở đó có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ giải trí khác.

- Kinh doanh khách sạn: Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Kinh doanh lưu trú: Là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch, nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Một số loại hình cơ sở lưu trú

+ Motel: là cơ sở lưu trú dạng khách sạn được xây dựng gần đường giao thông với lối kiến trúc thấp tầng, bảo đảm phục vụ khách đi bằng phương tiện cơ giới, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.

+Làng du lịch (Tourism Village) : Ra đời ở Phát và xuất hiện năm 1943, ngày nay làng du lịch đuợc xây dựng ở các điểm du lịch nghỉ dưỡng nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm: quần thể các ngôi nhà được quy hoạch xây dựng với đủ cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết.

+ Lều trại: Dùng để chỉ hành động cắm trại, cá nhân, gia đình hoặc nhóm người lưu trú từ 1 ngày đến 1 tháng trong một khu vực được quy hoạch.

+ Bungalow và biệt thự: Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ theo phương pháp lắp ghép giản đơn. Bungalow được làm đơn chiếc hay hoặc thành một dãy, thành cụm và thường được xây dựng ở các


khu du lịch nghỉ mát vùng biển, vùng núi hoặc ở làng du lịch. biệt bãi thự được xây dựng trong các khu du lịch ven biển, núi,nghỉ dưỡng, làng du lịch hoặc cắm trại…

- Kinh doanh ăn uống: Bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (ks) cho khách nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Sản phẩm của khách sạn : Là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ bắt đầu liên hệ với khách sạn cho đến khi kết toán và thanh toán hóa đơn.

- Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích:Nghỉ dưỡng,tham quan,tìm hiểu,giải trí trong một thời gian nhất định.

- Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế(WTTC) đưa ra năm 1996 “Du lịch bền vững là việc đắp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đắp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai”

- Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

- Du lịch cộng đồng:Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung,thông qua việc giới thiệu du khách các nét đặc trưng của địa phương.

- Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp.


- Du lịch lặn biển là một sản phẩm có đầu tư công nghệ, vốn, chất xám. Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn.

- Du lịch thể thao là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước… Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội…

- Nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ đang có trên thị trường.

- Tham qua du lịch là một hoạt động du lịch khá phổ biến hiện nay, nhằm mục đích vui chơi, giải trí và tìm hiểu văn hoá của từng vùng miền, quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người tham quan về cảnh quan, lịch sử, văn hoá của địa điểm đó.

- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh,…), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủ thể du lịch (khách du lịch).

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

- Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.


- Khách du lịch nội địa-Domestic tourist là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến. 2.2.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với nghành du lịch

Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng , thể hiện trên các mặt sau:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch : Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn hảo, đồng bộ , văn minh và hiện đại.Sự phát triển du lịch phụ thuộc trực tiếp vào phát triển kinh doanh khách sạn, mà trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện trên các mặt sau:

- Phát triển hệ thống khách sạn phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và phản ánh sự phát triển du lịch ở địa phương và quốc gia.

- Doanh thu của khách sạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu du lịch, các nhà quản lý du lịch ước tính tỷ trọng doanh thu khách sạn, chiếm trên dưới 50% tổng doanh thu du lịch.Vì phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến du lịch đều đến lưu trú tại khách sạn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn đại diện cung du lịch.Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách đòi hỏi phải có lượng cung đáp ứng.Cung ở đây thể hiện chủ yếu số lượng buồng ngủ.Trên thực tế, ở nước ta đến mùa du lịch thường xảy ra hiện tượng thiếu buồn ngủ, dẫn đến giá cả các dịch vụ lưu trú tăng vọt.Có một số khách sạn có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài, khách đặt chỗ hàng tháng mới thực hiện chuyến đi.

Sự phát triển kinh doanh khách sạn thúc đẩy các ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP

Theo tính quy luật chung, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tăng lên, từ đó nhu cầu du lịch phát triển với tốc độ nhanh, trở thành hiện tượng xã


hội, đòi hỏi ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn nhịp độ tăng GDP, trong đó có hệ thống kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng

Kinh doanh khách sạn phát triển nhu cầu vật tư, tang thiết bị để xy dựng các khách sạn và nguyên liệu hàng hóa để cung ứng cho khách du lịch tăng lên nhanh chóng.Những vật tư, thiết bị, nguyên liệu hàng hóa trên do các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương mại cung cấp.Điều đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng GDP.

Phát triển kinh doanh khách sạn góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển:

Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hoặc ở gần các tài nguyên đó.Vì vậy, phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Mặt khác, kinh doanh khách sạn phát triển sẽ thu hút lượng lớn các sản phẩm đặc sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề ở địa phương.Điều đó chứng tỏ phát triển kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển.

Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia

Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng.Khách quốc tế đến lưu trú ở khách sạn càng phát triển thì doanh thu ngoại tệ càng tăng, điều đó có nghĩa phát triển kinh doanh khách sạn thực hiện xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước.Xuất khẩu tại chỗ của khách sạn hiệu quả hơn xuất khẩu ra nước ngoài, vì giá cả xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ tại chỗ theo giá quốc tế, trong khi đó xuất khẩu tại chỗ giảm nhiều khoản chi phí như chi phí kiểm nghiệm, chi phí bao gói, lệ phí hải quan, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản.


2.3.Các đặc điểm kinh doanh khách sạn

Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là các dịch vụ, tồn tại dưới dạng vô hình. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình bán sản phẩm diễn ra đồng thời, trong quá trình đó, người tiêu dùng tự tìm đến sản phẩm. Do khoảng cách giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng là rất “ngắn” nên yếu tố tâm lý con người có vai trò rất lớn trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.Thực tế, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách sạn được diễn ra gần như đồng thời nên các sản phẩm đó phải được hoàn thiện ở mức độ cao nhất, không có phế phẩm và cũng không có sản phẩm lưu kho, khả năng tiếp nhận của khách sạn quyết định đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Đặc trưng cho sản phẩm của khách sạn là tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng bình thường. Vì thế, yêu cầu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong suốt thời gian đi du lịch là rất cao. Để đáp ứng tốt khách hàng, các khách sạn chắc chắn phải tổ chức cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao.

Đặc điểm về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của khách sạn là rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều tầng lớp địa vị xã hội, quốc tịch, tuổi tác và giới tính khác nhau… Vì thế, người quản lý khách sạn phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhu cầu của từng đối tượng, đảm bảo cho việc phục vụ được tốt hơ

Xuất phát từ đặc điểm này, vấn đề đặt ra cho mỗi khách sạn là không thể đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng mà phải lựa chọn cho mình một đối tượng phục vụ phổ biến nhất, có khả năng mang lại lợi nhuận cao.

Đặc điểm về việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi biết khai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022