Phương Pháp Thu Thập Số Liệu,thông Tin


Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.

Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thòa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này.

Du lịch hoạt động: Loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định.

Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.

Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này.

Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào


đó chỉ đối với riêng họ. Ví dụ như: những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour thực tập, nghiên cứu.

Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này.

Du lịch dân tộc học: Loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng doi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.

Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 5

Để đơn giản hóa và hệ thống hóa, có thể phân các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm 2 nhóm chính:

Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao( chơi, tập luyện), khám phá.

Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, thể thao( thi đấu, cổ vũ), kinh doanh công tác, chữa bệnh, thăm thân…

Mặc dù, mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng, nhưng trong thực tế thường không thể hiện nguyên một dạng mà có thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau trong cùng một chuyến đi. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi với du lịch văn hóa, học tập; du lịch giải trí nghỉ ngơi vơi du lịch thăm hỏi..v.v… Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận

văn về các đề tài kinh tế, hãy liên hệ Dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết thuê Luận văn

– Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.


2) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Có thể phân chia thành các loại hình du lịch sau:

Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia.

Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ:

+ Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác.

+ Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.

Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ.

Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

3) Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch

Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường của điểm đến.

Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tần lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho diểm đến.


Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm( không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp.

Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương. Đây là sự mở đầ và phát sinh hình thức du lịch đại chúng( đại quy mô) sau này.

Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch( thường từ châu Âu hoặc Bắc Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu Âu hoặc hawaii vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ.

Du lịch thuê bao: Đây là loại hình dub lịch phát triển rộng rãi, thị trương phát triển đến các tầng lớp có nhu cầu trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến.

4) Các cách phân loại khác

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố( đô thị), du lịch nông thôn( đồng quê, điền dã, trang trại, miệt vườn).

Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ( xích lô, xe ngựa, lạc đà), du lịch xe máy, du lịch ô tô( ô tô du lịch và xe buýt đường dài), du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy…Trong loại hình này cần chú ý, du khách có thể có nhu cầu về dịch vụ chuyên chở hoặc thuê phương tiện vận chuyển.


Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, motel, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch…

Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.

Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao niên

Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân( du lịch ba lô)

Căn cứ vào phương thức hợp đồng: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần.


Phần3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 .1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1.Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan và tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.

3.1.2.Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan và dịch vụ tổng hợp tại Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu:địa bàn khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Thời gian thực tập từ 28/05/2019-20/03/2020

3.2.Nội dung

Giới thiệu khái quát được về ngành du lịch, khách sạn tại Nhật Bản

• Đánh giá được hoạt động của khách sạn Yuhikaigan

• Đánh giá được kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan

• Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan

• Đưa ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

• Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài


3.3. phương pháp

3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu,thông tin

Các số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu được điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.

3.3.1.1.Thu thập số liệu thứ cấp

Các tài liệu liên quan phần tổng quan và các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thu thập thông qua Google, internet, sách báo trong nước và các cơ quan thống kê…

Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình cơ bản của Khách sạn Thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn nơi làm việc.

3.3.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Tỉnh Chiba là một cửa ngò quan trọng kết nối Nhật Bản với toàn thế giới thông qua Sân bay quốc tế NARITA. Cùng với vị trí nằm bên bờ vịnh Tokyo với dân số khoảng 1 triệu, có thể xem Chiba là một thành phố lý tưởng ngoại vi của Tokyo. Với đường bờ biển dài 534.4 km, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch ở đây phát triển. Chiba có khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, khí hậu ở Chiba đặc biệt ấm áp, mùa đông đỡ lạnh, mùa hè thì ít nóng hơn so với các tỉnh khác. Trong đó cóTateyama là một nơi tuyệt vời để ghé thăm nếu bạn ở trong một khung cảnh xinh đẹp, câu cá và cắm trại. Từ trung tâm Chiba, đến Tateyama mất khoảng 3 giờ lái xe ,là nơi bạn có thể thưởng thức một khu vực cắm trại rộng lớn được xếp đặt bởi công ty tư nhân, có thể tận hưởng không khí ngoài trời tuyệt vời, không khí trong lành và quang cảnh yên bình.

Phỏng vấn 3 nhóm đối tượng:

Nhóm thứ 1: Các cán bộ quản lý của khách sạn (7 phiếu) Nhóm thứ 2: Nhóm nhân viên khách sạn (15 phiếu)

Nhóm thứ 3: Khách hàng (20 phiếu)


Trong đề tài của mình, em tiến hành chọn khách sạn YUHIKAIGAN. YUHIKAIGAN có vị trí thuộc Tateyama, là một khách sạn 3 sao nổi tiếng ở Tateyama để làm nơi nghiên cứu đánh giá hoat động kinh doanh khách sạn và các yếu tố ảnh hưởng đến khách sạn từ đó đưa ra giải pháp và khả năng áp dụng tại việt nam.

3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Từ các nguồn số liệu số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn.

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được dùng để phân tích từng vấn đề của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sẽ giúp ta đi sâu phân tích, nhìn nhận và nắm bắt cụ thể từng vấn đề riêng lẻ của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, phương pháp được sử dụng để tổng kết lại những nhận xét, nhận định khái quát nhất của từng vấn đề, là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cộng đồng.

+ Phương pháp đối chiếu so sánh:

Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến đông của các hoạt động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Phân tích đánh giá tình hình cần thực hiện.

+ Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về du lịch đối với đời sống người dân trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu đã thu thập được trong các hoạt động du lịch của khách sạn thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí