Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 8


­ Về kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư: là nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Qua điều tra cho thấy có 12 khách hàng, chiếm 18,75% cho rằng muốn sản xuất có hiệu quả thì yếu tố kinh nghiệm là vấn đề không kém phần quan trọng.

­ Về năng lực tổ chức điều hành, có 7 khách hàng chiếm tỷ lệ 10,94%, vấn đề thiếu năng lực tổ chức điều hành dẫn đến chi phí sản xuất lớn, hiệu quả mang lại không cao do sản xuất kinh doanh mang tính tự phát không được đào tạo, hay hỗ trợ kiến thức từ bên ngoài.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT HUYỆN PHÚ LỘC


3.1. Định hướng và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả sử NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

dụng vốn vay tại Chi nhánh

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam luôn trên 5%. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo nhằm đảm bảo ổn định xã hội và tăng trưởng bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội trên địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung cần vạch ra một số định hướng trọng tâm trong công tác sử dụng nguồn vốn này là:

­ Đánh giá, xác định nguồn lực lao động trong độ tuổi, việc phân bố nguồn lực đó cụ thể hiện nay trong các thành phần lĩnh vực nào của huyện. Từ đó có những giải pháp để phát huy nguồn lực nhân tố con người, đào tạo và hỗ trợ cać biện phaṕ phù hợp để phát huy tối đa nguồn lực sẵn có.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

­ Mở rộng lĩnh vực cho vay, đối tượng được vay. Đặc biệt là cho các đối

tượng của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Chú trọng đầu tư

các dự

án tiểu thủ

công nghiệp, phát triển ngành nghề của huyện, đồng thời phát triển các dự án, mô hình chăn nuôi trồng trọt mới ở huyện.

­ Đẩy mạnh tiến trình CNH ­ HĐH, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới hoặc tăng thêm thời gian lao động cho xã hội.

­ Nâng cao công tác thẩm định dự án cho vay, cần chặt chẻ hơn đảm bảo tạo điều kiện cho những dự án có tính khả thi có nguồn vốn phát triển hiệu quả.


­ Tăng cường nguồn vốn cho vay bằng cách tranh thủ nguồn vốn TW, nguồn vốn của NHNN&PTNT tỉnh. Thu hút các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ ở huyện nhằm nâng cao mức vay vốn và số hộ được vay vốn.

­ Gắn công tác cho vay với công tác quản lý sau vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, tránh rủi ro, thất thoát.

3.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

vay vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

Để thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về vay vôń , phát triển kinh tế, ổn định xã hội được đúng hướng, cần phải xác định quan điểm về sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách nhất quán nhằm đảm bảo được hiệu quả bền vững lâu dài với một số quan điểm như sau:

Công tác tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đất nước đi đôi với ổn định xã hội là mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước trong tiến trình phát triển và hội nhập. Với tư cách là một ngân hàng hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, ngân hàng NHNN&PTNT cần nhận thức rõ tầm quan trọng

của mình trong việc cung cấp nguồn vốn của Chính phủ nhằm thực hiện chủ

trương của Đảng, Nhà nước phục vụ tốt hơn trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện Phú Lộc.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cần thực hiện gắn liền với chính sách, chương trình phát triển kinh tế­ xã hội của huyện. Vì thế cần phải tranh thủ sự ủng hộ, sự hợp tác giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương trong huyện.

Chương trình cho vay mang tính chất ưu đãi với lãi suất thấp, chính vì thế

công tác tuyên truyền chủ trương chính sách ưu đãi phải sâu rộng để mọi thành

phần kinh tế và người dân nắm bắt, có thể tiếp cận nhanh chóng kịp thời khi có nhu cầu.

Cần nâng cao nhận thức người dân về ý nghĩa, tính chất của nguồn vốn đó là

tạo việc lam̀ vàtăng thêm thu nhập, từ đó khởi tạo cho họ có hướng làm ăn, được

vay vốn hỗ trợ từ NHNN&PTNT.


Để bảo toàn và thường xuyên bổ sung nguồn vốn cần phải đảm bảo hiệu quả các dự án, sử dụng vốn đúng mục đích, thu hút được lao động nhàn rỗi, tạo việc làm hoặc tăng thêm thời gian lao động cho người lao động.


3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

3.2.1. Giải pháp về phía NHNN&PTNT huyện Phú Lộc

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng

­ Về mức vốn vay: qua ý kiến đánh giá của các hộ gia đình vay vốn cho thấy mức vốn vay còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, chính vì thế hộ vay phải điều chỉnh phương án kinh doanh thấp hơn hoặc không thực hiện đúng mục đích do nguồn vốn chưa đủ đáp ứng. Để dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, NHNN&PTNT cần nghiên cứu nâng cao mức cho vay nhằm phù hợp với chu trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình.

­ Về thời hạn cho vay: thực hiện theo công văn của Tổng giám đốc trong đó NHNN&PTNT đã quy định về thời hạn vay theo từng ngành nghề, lĩnh vực SXKD. Tuy nhiên trong thực tế thời hạn mà Ngân hàng nông nghiệp cho vay thường ngắn

hơn so với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Vì vậy

NHNN&PTNT cần phải tăng thêm thời hạn vay vốn nhằm đảm bảo cho nguồn vốn được sản xuất một cách hiệu quả nhất. Cụ thể: Đối với chăn nuôi cần nâng thời hạn lên 40­48 tháng, trồng trọt cần nâng thời hạn lên 48­50 tháng và lâm nghiệp cần thời hạn là 60­66 tháng. Vì vậy, NHNN&PTNT cần xem xét cụ thể hơn để quy định thời gian cho vay từng lĩnh vực đầu tư, phù hợp với chu kỳ phát triển của từng loại cây trồng vật nuôi.

3.2.1.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD và mở lớp hướng dẫn chủ dự án lập kế hoạch SXKD hiệu quả

Hầu hết các cán bộ tín dụng của NHNN&PTNT huyện Phú Lộc đều trẻ tuổi nên kinh nghiệm làm việc còn thiếu. Hơn nữa, công tác cho vay là một hoạt động có tính chất đặc thù của tín dụng chính sách với đối tượng phục vụ là những cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ.. Để giảm thiểu khó khăn trong quá trình thẩm định trước khi lập hồ sơ xin vay vốn, chủ dự án và cán bộ thẩm định của ngân hàng nên có những buổi tập huấn về các vấn đề liên quan đến việc lập một dự án hiệu quả.


92


Trong lớp tập huấn ấy, cán bộ tập huấn cũng nên làm công tác tư tưởng, hướng ý tưởng của chủ dự án đến việc lập dự án phát triển các ngành nghề được khuyến

khích, các làng nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trên

thực tế, cần có sự phối kết hợp với các ban ngành, hội đoàn thể các cấp làm công tác tư vấn lập dự án và phát triển ý tưởng kinh doanh cho chủ dự án. Các lớp bồi

dưỡng cho cán bộ

tín dụng nên được tổ

chức định kỳ

để trao đổi thông tin về

những khó khăn, thuận lợi của công việc tín dụng và học cách giải quyết những khó khăn đó.

3.2.1.3. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị ­ xã hội làm công tác ủy thác

Để nguồn vốn có hiệu quả, nhanh chóng đến đúng đối tượng thụ hưởng thì công tác phối kết hợp giữa NHNN&PTNT với các tổ chức hội đoàn thể:

­ Đề nguồn vốn sử dụng có hiệu quả, sau khi các tổ chức CT­XH đào tạo kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt hay dạy nghề cho hội viên, NHNN&PTNT cho vay phát triển sản xuất các ngành nghề người dân đã được đào tạo theo từng lớp đó, như vậy hiệu quả mang lại sẽ cao hơn các dự án tự phát và sản xuất không khoa học.

­ Hàng tháng NHNN&PTNT nên tổ chức họp giao ban với các hội đoàn thể để nắm bắt việc sử dụng vốn của hộ vay, tránh trường hợp hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua cuộc họp có thể phổ biến một số kinh nghiệm sản xuất của tổ chức này để để tổ chức khác tiếp thu nhân rộng mô hình vay vốn làm ăn. Bên cạnh đó NHNN&PTNT thông báo danh sách những hộ vay vốn đã đến kỳ thu nợ để các tổ chức CT­XH có biện pháp chỉ đạo Hội đoàn thể cấp dưới đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.

3.2.1.4. Tăng cường công tác định hướng và đào tạo nghề cho người lao động

Bên cạnh công tác định hướng ngành nghề, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng đặc biệt quan trọng. Đối với những người có nghề nghiệp có nghĩa là bản thân họ đã có một nguồn lực lao động có chất lượng. Nếu được sự hỗ trợ về nguồn lực vốn, những người này sẽ sử dụng và phát huy nguồn vốn tốt hơn những người không được đào tạo nghề nghiệp. Sự kết hợp giữa nghề nghiệp cùng với


nguồn lực vốn se tạo ra một công việc ổn định cho nguời lao động, từ đó đảm bảo sự bền vững sinh kế.

3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi của các chương trình vay vốn

Cần phải tuyên truyền cho các hộ nông dân biết được những lợi ích của chương trình cho vay vốn: lãi suất ưu đãi, thời hạn vay phù hợp, được hỗ trợ các phương thức sản xuất... Bên cạnh đó cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các hộ vay vốn nhằm mục đích trả nợ đúng hạn. Đồng thời, NHNN&PTNT cần có chính sách khuyến khích rõ ràng, những dự án nào làm ăn có hiệu quả, có hướng mở rộng thêm trong tương lai, nếu hoàn trả vốn đúng hạn có thể tiếp tục cho vay với mức vay cao hơn nhằm động viên khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất.

3.2.1.6. Hỗ trợ kỹ thuật lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, phát triển các ngành nghề

Hầu hết các dự án vay vốn ở khu vực nông thôn sử dụng nguồn vốn cho mục đích nông lâm ngư nghiệp. Chính vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, NHNN&PTNT huyện Phú Lộc cần phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể, trung

tâm khuyến nông của huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng (keo, tràm...), chăn

nuôi theo mục đích vay vốn. Đối với thị trấn, cần tập trung các dự án phát triển ngành nghề, NHNN&PTNT cần phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề, các trung tâm hổ trợ kỹ thuật nghề sau khi được vay vốn.

Để làm được vấn đề này, thông qua các cách thức cụ thể:

­ Phối hợp với các trung tâm khuyến nông, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ vay tại từng xã.

­ Lồng ghép với các dự án phi chính phủ như: Quỹ cho vay người nghèo nông

thôn, dự

án Giảm nghèo Miền trung, Cho vay theo Dự

án phát triển ngành lâm

nghiệp tại 4 tỉnh miền Trung... để đào tạo trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, chăn nuôi.


­ Tuyên truyền và giới thiệu những hộ gia đình có mô hình sản xuất giỏi. Tổ chức các buổi họp mặt nhằm cho các cá nhân giỏi chia sẻ kinh nghiệm với các hộ còn lại.

3.2.1.7. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay

Công tác thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Công tác thẩm định các dự án gồm: thẩm định về chủ dự án, thẩm định về tính khả thi của dự án, quy mô dự án, thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, thẩm định phương án trả nợ vốn vay, khả năng thu hút lao động của dự án. Chính vì thế nâng cao chất lượng công tác thẩm định nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cần tập trung vào một số công việc sau:

­ Cán bộ làm công tác thẩm định (hoặc CBTD) phải được đào tạo từ các ngành thuộc khối kinh tế. Có khả năng xem xét tình hình hoạt động của chủ dự án trong 1 đến 3 năm gần đây (đối với các dự án là cơ sở SXKD); có khả năng suy đoán, đánh giá tình hình dự án trong những năm tới về tình hình đầu ra của sản phẩm; có khả năng đánh giá hiệu quả của dự án mang lại về kinh tế, thu hút lao động, hiệu quả xã. Với những yêu cầu đó, NHNN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng trong công tác tuyển dụng và bố trí cán bộ tín dụng cho ngân hàng huyện Phú Lộc. Hàng năm NHNN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cần tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao chất lượng cán bộ bằng cách tổ chức các chương trình đào tạo ngoại khoá cho các CBTD của huyện Phú Lộc.

­ CBTD cần nâng cao kiến thức chuyên môn bằng cách thu thập thông tin từ

bên ngoài, từ internet… nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của thị

trường, của dự án đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

­ Phối hợp chặt chẽ và nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định với các tổ chức nhận ủy thác như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

­ Nâng cao chất lượng hình thức bảo đảm tiền vay: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thế chấp để đảm bảo khả năng thu hồi vốn khi dự án có rủi ro.

3.2.1.8. Tăng cường công tác kiểm tra sau vay vốn


Để tránh lạm dụng nguồn vốn vay, việc tăng cường công tác kiểm tra sử dụng

vốn vay nhằm phát hiện và chấn chỉnh những hộ nông dân sử dụng vốn vay sai

mục đích, không mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội như đã cam kết.

Một số nội dung cần tập trung như sau:

­ Kiểm tra quy mô, năng lực sản xuất của hộ khi có nguồn vốn tăng thêm.

­ Kiểm tra công cụ, dụng cụ tăng thêm sau vay vốn.

­ Kiểm tra giá trị các nguồn lực tăng lên.

3.2.2. Giải pháp về phía hộ nông dân

Trước khi vay vốn nông hộ phải lập kế hoạch sử dụng rõ ràng: Sử dụng vốn vay đầu tư vào mục đích gì? Quy mô ra sao? Dự tính doanh thu và lượng vốn mình cần bỏ ra, phải xem xét sản phẩm làm ra có dễ tiêu thụ không? Đầu tư SXKD gì thì phài phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm lực của hộ, nhu cầu của thị trường và lợi thế của địa phương.

Người nông dân khi vay vốn phải tiến hành đầu tư kịp thời, nhanh chóng trong hoạt động đầu tư SXKD, đặc biệt với những món vay ngắn hạn vì thời gian ngắn, nếu không kịp thời đầu tư có thể dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, có thể làm nguồn vốn bị phân tán, dễ sử dụng vốn vào các mục đích khác.

Đối với hộ chăn nuôi và trồng trọt cần tìm hiểu và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho chăn nuôi, trồng trọt. Đối với hộ chăn nuôi, tận dụng các sản phảm phụ trong trồng trọt để làm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Còn đối với hộ trồng trọt thì lại tận dụng các sản phẩm phụ của chăn nuôi để làm các loại phân bón cho cây trồng. Tích cực học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi và trồng trọt của các hộ chăn nuôi và trồng trọt giỏi thông qua các buổi tham quan các mô hình làm ăn kinh tế giỏi của xã, huyện tổ chức hằng quý. Quan tâm đầu tư xây dựng chuồng trại, vườn, nắm bắt được tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra trong vùng để có biện pháp phòng ngừa.

Ở mỗi xã, mỗi xóm các hộ vay vốn nên tập trung thành từng nhóm, từng tổ và cử ra một người giám sát tình hình sử dụng vốn được vay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.


Nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và xây dựng kế hoạch SXKD cụ thể trước khi vay vốn. Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất cũng như kiến thức về pháp luật, thị trường và giá cả.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề đã chọn phù hợp với khả năng sản xuất của hộ. Không dùng vốn vay tiêu dùng lãng phí dẫn đến làm ăn thua lỗ.

Các hộ nông dân cần mạnh dạn đa dạng hóa trong SXKD, vừa tạo được công

ăn việc làm, vừa tăng thu nhập, hạn chế rủi ro nhất là trong sản xuất nông

nghiệp.Tự tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản

xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Trong quá trình SXKD, hộ cần tiến hành ghi chép các khoản thu chi để xác định lãi lỗ, để có kế hoạch trả nợ đúng hạn, rút kinh nghiệm cho chu kỳ SXKD sau hiệu quả hơn, đây là vấn đề mà hiện nay rất ít người nông dân thực hiện.

Mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô nếu nhận thấy việc đầu tư SXKD có hiệu quả. Đa dạng hóa trong SXKD để có thể hạn chế rủi ro. Các hộ này cần khắc phục tâm lý sợ không trả được nợ trước khi vay vốn. Các hộ này nên vay với số lượng phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như năng lực sản xuất và khả năng hoàn trả vốn của mình theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Lộc nói riêng đã nhận ra tầm quan trọng và tiềm năng của khu vực kinh tế hộ nông dân. Chính vì vậy, trong những năm qua, NHNN&PTNT Phú Lộc đã xem hộ nông dân là nhóm khách hàng lâu dài của mình. Vì thế Ngân hàng đã có chủ trương, tạo điều kiện mở rộng cho vay hộ nông dân, xem đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình.


Mặc dù trên địa bàn huyện luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi các Ngân hàng

thương mại khác, nhưng NHNN&PTNT huyện Phú Lộc vẫn luôn thu hút được khách hàng, đảm bảo được vốn vay, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây (2014­2015) doanh số cho vay tăng 11,90%, nhưng dư nợ cho vay lại giảm 8,15%. Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất được vay

vốn thì lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản luôn chiêḿ tỉ lệ cao nhất, sau đó là lâm

nghiệp và các lĩnh vực khác. Các món vay hiện nay được Ngân hàng NHNN&PTNT huyện Phú Lộc chủ yếu cho vay với thời hạn trung – dài hạn, đặc biệt là với thời hạn 36 tháng đến 48 tháng.

Song song với việc cho vay, chất lượng tín dụng cũng được NHNN&PTNT đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 7,84% thì đến 2015 tỷ lệ nợ

xấu

tăng lên 8,94%. Tỷ

lệ nợ xấu tập trung

ở lĩnh vực

lâm nghiệp

vàchiếm tỷ

trọng cao trên tổng số nợ xấu của tín dụng hộ nông dân. Sở dĩ nợ xấu trong lĩnh vực này cao là vì do phần lớn hộ vay sản xuất chưa có tính khoa học, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như hiểu biết về cái loại cây trồng rừng sản xuất của các hộ vay vốn là chưa cao và một phần lớn là do rủi ro từ thiên tai.

Chương trình cho vay tại NHNN&PTNT huyện Phú Lộc, với sự đồng thuận

của các cấp, ban ngành trên địa phương, sự

chung sức chung lòng của hệ

thống

chính trị và của toàn xã hội đã đem lại hiệu quả chương trình:

Thnht, tỷ lệ hoàn trả vốn chương trình ở mức cao.

Thhai, nhờ nguồn vốn cuả NHNN&PTNT nên tăng thu nhập, tạo việc lam̀ ,

làm tăng tỷ suất sử dụng thời gian lao động củ kinh tế huyện, ổn định xã hội.

các hộ vay vốn, góp phần phát triển

Chương trình của huyện cho vay phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản là chủ yếu, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vào trồng rừng, cây lương thực, cây công nghiệp hằng năm, nuôi lợn, trâu bò, tôm, cá. Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế vay vốn NHNN&PTNT mang lại hiệu quả cao trong huyện.


Qua điều tra khảo sát, đềtaì nghiên cưú đã chỉ ra một số nhóm nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Đó là các nhân tố thuộc về NHNN&PTNT như sản phẩm tín dụng, cách thức phục vụ; nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như chính sách của Nhà nước, thị trường tiêu thụ; nhóm nhân tố thuộc chủ thể sản xuất như kinh nghiệm sản xuất, kiến thức kỹ thuật, năng lực tổ chức điều hành, năng lực về vốn.

Trên cơ sở quan điểm và định hướng đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại NHNN&PTNT huyện Phú Lộc như sau: Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng của NHNN&PTNT huyện Phú Lộc; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị­ xã hội làm công tác ủy thác; tăng cường công tác định hướng và đào tạo nghề cho người lao động; tăng cường công tác bồi

dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của các CBTD; đẩy mạnh công tác tuyên

truyền chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân, đến với đối tượng cần vay vốn; hỗ trợ kỹ thuật và giống trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các ngành nghề; nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay; tăng cường công tác kiểm tra sau vay vốn. Bên cạnh đó là các giải pháp về phía hộ nông dân để nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các hàng hóa nông sản, nhằm khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất gắn liền với khuyến nông, việc cho vay vốn với nhiều hình thức, trước hết tạo điều kiện cho nông dân vay với lãi suất thấp, đồng thời hướng dẫn hộ nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nhà nước cần có chính sách bảo trợ đối với cây trồng, vật nuôi trong sản xuất

nhằm tạo điều kiện cho các hộ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do thiên tai gây ra, đồng thời thực hiện chính sách bảo vệ giá cả trong khâu tiêu thụ sản phẩm để các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí