Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay Theo Mục Đích Của Các Hộ Điều Tra


2.3.4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích

Việc đánh giá xem hộ vay vốn có sử dụng vốn có sử dụng vốn đúng mục đích không là rất khó. Đa số các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng trong đó sẽ có một mục đích chính. Để đánh giá mục đích sử dụng vốn của các hộ nghiên cứu, thì ta xem xét như sau: nếu hộ sử dụng nhiều hơn hoặc bằng 70% số vốn vay của mình vào mục đích xin vay trong khế ước thì coi như hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích, từ 40% đến 70% thì coi như hộ đã sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích, dưới 40% thì hộ đã sử dụng vốn ngoài mục đích.

Qua Bảng 12 ta thấy, tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích xét chung trên cả 3 địa bàn điều tra đạt 71,88%; tỷ lệ hộ sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích là 28,13% và không có hộ nào sử dụng vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp vào mục đích khác ngoài mục đích đã kê khai. Tại xã Lộc An và thị trấn Lăng Cô, tỷ lệ

đúng mục đích đạt 75%, tuy nhiên tỷ

lệ này ở

thị

trấn Phú Lộc chỉ

đạt ở

mức

62,50%. Một số hộ vay vốn không sử dụng toàn bộ vốn vay vào đúng mục đích như đã kê khai mà chỉ sử dụng một phần nào đó để sử dụng vào hoạt động sản xuất, phần còn lại họ sử dụng vào các mục đích khác như tiêu dùng, sửa chữa nhà ở, đóng học phí cho con...Việc các hộ sử dụng vốn vào mục đích gì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả vốn của các hộ vay. Vì vậy công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn thực tế của hộ là rất quan trọng, cần có sự phối hợp giữa Ngân hàng và chính quyền địa phương cũng như ý thức tự giác của các hộ khi vay vốn.


Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích của các hộ điều tra




Chung

Lộc An

TT

Lăng Cô


TT Phú Lộc

Số

hộ (hộ)

Tỷ

lệ (%)

Số

hộ (hộ)

Tỷ

lệ (%)

Số

hộ (hộ)

Tỷ

lệ (%)

Số

hộ (hộ)

Tỷ

lệ (%)

­ Sử dụng vốn đúng

mục đích

46

71,88

21

75,00

15

75,00

10

62,50

­ Sử dụng một phần

vốn đúng mục đích

18

28,13

7

25,00

5

25,00

6

37,50

­ Sử dụng vốn ngoài

mục đích

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

Tổng

64

100

28

100

20

100

16

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phú lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)

2.3.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Doanh thu (hoặc lợi nhuận) là mục tiêu hướng tới cuối cùng của mọi hoạt động SXKD. Để xem xét việc sử dụng vốn vay vào sản xuất của các hộ điều tra có hiệu quả hay không ta tiến hành điều tra doanh thu mà các hộ thu được trong 1 năm khi sử dụng vốn vay để đầu tư vào SXKD.

Qua Bảng 13 cho thấy hoạt động sản xuất của các hộ đều đem lại một khoản doanh thu lớn hơn khoản vốn vay mà các hộ bỏ ra ban đầu. Xét chung cả 3 địa bàn nghiên cứu, bình quân chung tất cả các ngành mang lại doanh thu 48,02 triệu đồng , doanh thu/1 đồng vốn đạt 1,97. Tỷ lệ này cao nhất ở lâm nghiệp là 2,59 và thấp nhất là ở thủy sản 1,45; những năm trở lại đây do thời tiết ngày càng khắc nghiệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các hộ nuôi trồng thủy sản vì vậy mà thủy sản cho daonh thu khá thấp.Xét trên từng địa bàn ta thấy:

Tại xã Lộc An, bình quân chung tất cả các ngành mang lại doanh thu 45,46

triệu đồng, doanh thu/1 đồng vốn là 1,94. Trong đó ta thấy ngành nghề dịch vụ

mang lại mức doanh thu cao, doanh thu/1 đồng vốn là 2,63 tiếp theo là lâm nghiệp


với tỷ lệ doanh thu/1 đồng vốn là 2,50, chăn nuôi là 1,99, trồng trọt là 1,74, còn thủy sản là chỉ đạt 1,41.

Tại thị trấn Lăng Cô, xét về hiệu quả kinh tế chung cho các ngành tỷ lệ doanh thu/vốn vay đạt 1,93 ; trong từng ngành sản xuất ta thấy ngành nghề dịch vụ có tỷ

suất doanh thu/1 đồng vốn là 2,78 – cao nhất trong các lĩnh vực, tiếp theo là lâm

nghiệp 2,74. Với chăn nuôi cứ 1 triệu đồng vốn vay tạo ra được 1,79 triệu đồng doanh thu; tiếp theo là thủy sản 1,43 và cuối cùng là trồng trọt với tỷ lệ doanh thu/1 đồng vốn là 1,40.

Tại thị trấn Phú Lộc, bình quân chung tất cả các ngành mang lại doanh thu

51,59 triệu đồng, tỷ suất doanh thu/vốn vay là 2,06. Ở đây lâm nghiệp mang lại

hiệu quả kinh tế cao nhất trong các nhóm ngành, cứ 1 triệu đồng vốn vay tạo ra được 2,57 triệu doanh thu. Các ngành nghề dịch vụ đem lại hệ số doanh thu/1 đồng vốn là 2,13 trong khi đó các lĩnh vực còn lại có tỷ số này giao động trong khoản 1,38 đến 1,79.

Từ sự phân tích trên cho thấy, ở huyện thì lâm nghiệp và các ngành nghề dịch vụ đem lại mức doanh thu cao nhất cho các hộ nông dân, mặc dù trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản không đem lại mức doanh thu cao bằng 2 ngành kể trên nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các hộ nông dân khi đã sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Với đặc điểm đó, ngoài công tác cho vay thì sự định hướng ngành, lĩnh vực sản xuất phù hợp và sự hợp tác giữa người nông dân với các trung tâm khuyến nông sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Như vậy, đối với đối tượng là các hộ nông dân vay vôń cua nguồn vốn ngân

haǹ g đã đem lại thu nhập cho các hộ, 100% các hộ vay vốn có thu nhập tăng so với

trước khi vay. Hiệu quả kinh tế từ việc vay vôń góp phần xóa đói giảm nghèo, phát

triển kinh tế và góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, văn hoá của huyện.


Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn vay phân theo lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra


Địa bàn


Lĩnh vực SX

Vốn b.q (Tr.đ)

Doanh thu b.q (Tr.đ)

Doanh thu/

vốn vay (lần)


Xã Lộc An

Trồng trọt

22,22

38,67

1,74

Chăn nuôi

20,00

39,81

1,99

Lâm nghiệp

25,17

63,00

2,50

Ngành nghề dịch vụ

20,00

52,50

2,63

Thủy sản

31,25

44,00

1,41

B.q cả 5 lĩnh vực SX

23,43

45,46

1,94


TT Lăng Cô

Trồng trọt

25,00

35,00

1,40

Chăn nuôi

20,00

35,88

1,79

Lâm nghiệp

25,00

68,40

2,74

Ngành nghề dịch vụ

22,50

62,50

2,78

Thủy sản

29,29

42,00

1,43

B.q cả 5 lĩnh vực SX

25,25

48,73

1,93


TT Phú Lộc

Trồng trọt

18,33

32,83

1,79

Chăn nuôi

26,67

36,67

1,38

Lâm nghiệp

26,00

66,86

2,57

Ngành nghề dịch vụ

30,00

64,00

2,13

Thủy sản

26,50

42,50

1,60

B.q cả 5 lĩnh vực SX

25,00

51,59

2,06


Chung

Trồng trọt

21,79

36,89

1,69

Chăn nuôi

21,33

38,13

1,79

Lâm nghiệp

25,44

66,00

2,59

Ngành nghề dịch vụ

23,75

60,38

2,54

Thủy sản

29,46

42,69

1,45

B.q cả 5 lĩnh vực SX

24,36

48,02

1,97

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)


2.3.4.4. Tỷ suất sử dụng sức lao động

Qua điều tra, trước vay vốn tỷ suất sử dụng sức lao động trong hộ bình quân khoảng 55,27%/năm. Sau khi được vay vốn, nhờ có nguồn vốn lãi suất thấp, hộ vay đã đầu tư vào sản xuất, mua thêm cây giống con giống, phân bón, thức ăn, từ đó tạo thêm việc làm cho lao động trong hộ, giảm thời gian nhàn rỗi. Chính vì thế tỷ suất sử dụng sức lao động đã tăng lên 64,00%.

Để đánh giá tác động của vốn vay đến tạo việc làm của các đối tượng vay vốn em đã tiến hành phân tổ số ngày công lao động bình quân/năm/1 lao động cho các đối tượng điều tra.

Kết quả phân tổ ở Bảng 14 và Bảng 15 cho thấy:

Xét một cách tổng thể, số ngày lao động bình quân trên cả 3 địa bàn điều tra đã tăng sau khi vay vốn: trước vay vốn ước khoảng 154,77 ngày/năm; sau khi vay vốn đã tăng lên 179,19 ngày/năm.

Xét về tình hình sau khi vay vốn ở bảng 16 ta thấy, tính cho cả 3 vùng, số ngày bình quân 1 lao động trong hộ làm được trong năm là 179,19 ngày. Trong đó, cao

nhất là tại thị trấn Lăng Cô (186,30 ngày/năm), thấp nhất là xã Lộc An (175,57

ngày/năm) do đây là xã có mô hình sản xuất chưa phát triển, kiến thức của các hộ nông dân vẫn còn yếu. Số ngày lao động trung bình của 3 vùng tập trung chủ yếu ở nhóm II (từ 100­200 ngày) mức bình quân là 138,11 ngày/năm, chiếm 57,81%. Số lao động dưới 100 ngày có 4 lao động, chiếm 6,25%. Số lao động trên 300 ngày/năm có 2 lao động, chiếm 3,13% tổng thể.

­ Tại xã Lộc An: số lao động làm từ 100­300 ngày chiếm 82,14%, trong đó số lao động làm việc 150,31 ngày/ năm chiếm tỷ lệ lớn (57,14%). Điều này cho thấy, các hộ vay vốn ở Lộc An có số ngày lao động tương đối khá, ổn định.

­ Tại thị trấn Lăng Cô: có số lao động có số ngày làm việc trong năm từ 100­ 200 ngày chiếm tỷ lệ cao (55,40%) và lao động có số ngày làm việc trong năm từ 200­300 ngày cũng chiếm tỷ lệ đến 40%, điều này cho thấy việc làm tại đây có tính ổn định, các hoạt động phát triển kinh tế cũng tương đối đa dạng.


­ Tại thị trấn Phú Lộc, số ngày lao động chủ yếu nằm trong khoảng từ 100­ 200 ngày chiếm 62,50%, tuy nhiên mức bình quân chỉ đạt 130,20 ngày/năm. Ở đây được xem như là trung tâm của địa bàn huyện Phú Lộc, nhưng số ngày lao động bình quân trong năm tương đối thấp cho thấy việc làm ở đây chưa thực sự ổn định, đòi hỏi các hộ cần gia tăng hoạt động sản xuất để có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.


Bảng 14: Thời gian lao động của các hộ trước khi vay vốn



STT


K.các h tổ


Chung

Lộc An

TT

Lăng Cô


TT Phú Lộc

Ngày b.q

Số lao

động

Ngày

b.q

Số lao

động

Ngày

b.q

Số lao

động

Ngày b.q

Số lao động

Người

%


Người

%

Người

%


Người

%

I

=<100

85,14

14

21,88

82,60

5

17,86

88,67

6

30,00

82,33

3

18,75

II

100­

200

138,21

34

53,13

135,00

16

57,14

146,50

8

40,00

136,70

10

62,50

III

200­

300

246,80

15

23,44

245,57

7

25,00

248,60

5

25,00

246,67

3

18,75

IV

>300

312,00

1

1,56

0,00

0

0,00

312,00

1

5,00

0,00

0

0,00

B.quân hoặc cộng

154,77

100

153,29

28

100

162,95

20

100

147,13

16

100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)


Bảng 15: Thời gian lao động của các hộ sau khi vay vốn



STT


K.các h tổ


Chung

Lộc An

TT

Lăng Cô


TT Phú Lộc

Ngày b.q

Số lao

động

Ngày

b.q

Số lao

động

Ngày

b.q

Số lao

động

Ngày b.q

Số lao động

Người

%


Người

%

Người

%


Người

%

I

=<100

95,25

4

6,25

95,25

4

14,29

0,00

0

0,00

0,00

0

0,00

II

100­

200

138,11

37

57,81

150,31

16

57,14

127,55

11

55,00

130,20

10

62,50

III

200­

300

255,10

21

32,81

260,29

7

25,00

251,38

8

40,00

254,00

6

37,50

IV

>300

310,00

2

3,13

308,00

1

3,57

312,00

1

5,00

0,00

0

0,00

B.quân hoặc cộng

179,19

100

175,57

28

100

186,30

20

100

176,63

16

100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)


2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng vốn vay của hộ nông dân

2.4.1. Các nhân tố thuộc về NHNN&PTNT

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân, em đã sử bảng hỏi dạng likert với 5 mức độ (cao nhất là 5, thấp nhất là 1) cho từng nhân tố. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để đánh giá mức độ khác biệt giữa trung bình của tổ với trung bình chung của tổng thể. Kết quả đánh giá cho thấy:

2.4.1.1. Về sản phẩm tín dụng

­ Về mức vốn được vay: Mức đánh giá chung trên cả 3 vùng của các hộ nông dân bình quân là 2,36, trong đó các hộ ở thị trấn Lăng Cô và Phú Lộc đánh giá mức vốn vay là 2,25, xã Lộc An là 2,50. Điều này cho thấy số tiền mà NHNN&PTNT cho vay còn ở mức thấp, chưa thỏa mãn nhu cầu vay của khách hàng.

­ Về thời hạn vay: với điểm đánh giá trung bình trên cả 3 vùng chỉ là 2,06 cho thấy thời hạn cho vay hiện nay của NHNN&PTNT chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Trong đó các hộ nông dân vay vốn tại thị trấn Phú Lộc có sự đánh giá thấp nhất (trung bình chỉ 1,81). Nhìn chung, vốn vay ở đây chủ yếu được sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp. Đối với lâm nghiêp, chu kì sinh trưởng và phát triển phải cần thời gian từ 4­5 năm tuy nhiên thời hạn mà NHNN&PTNT ở huyện Phú Lộc chủ yếu cho vay với thời hạn là 3 năm.

Với phân tích Anova cho thấy các chỉ số P­value đều lớn hơn 0,05 có nghĩa rằng trên cả 3 vùng điều tra sự đánh giá về Số tiền vay và Thời hạn vay không có sự khác biệt.

Bảng 16: Đánh giá của hộ nông dân về sản phảm tín dụng của Ngân hàng



Chỉ tiêu

Điểm đánh

giá

Mức ý nghĩa (P­value)


Lộc An

TT

Lăng Cô

TT

Phú Lộc

B.quân

chung


Số tiền vay

2,50

2,25

2,25

2,36

0,542



Thời hạn vay

2,12

2,20

1,81

2,06

0,670

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)

2.4.1.2. Về cách thức phục vụ

Về thủ tục vay vốn, thời gian chờ và thái độ nhân viên giao dịch, các hộ nông dân trên cả 3 vùng cho rằng: thủ tục vay là bình thường, khá đơn giản (đánh giá trung bình 3,19), tuy nhiên thời gian chờ đợi để được vay cũng ở mức bình thường, trung bình (điểm đánh giá trung bình là 3,06) và chưa hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch (trung bình đạt 2,64).

Với phân tích Anova cũng phản ánh được sự đánh giá các yếu tố trên của cả 3 vùng không có sự khác biệt (P­value>0,05). Từ đó cũng có thể hiểu là cách thức phục vụ của Ngân hàng trên cả 3 địa bàn nghiên cứu được đánh giá là như nhau và không có sự phân biệt trong cách thức phục vụ đối với khách hàng trên mỗi vùng.

Với sự đánh giá trên của các hộ nông dân, NHNN&PTNT cần xem xét để có biện pháp điều chỉnh nhằm phục vụ mọi đối tượng khách hàng tốt hơn và nâng cao

hiệu quả tín dụng đối với các hộ vùng nói chung.

nông dân nói riêng cũng như

khách hàng trong

Bảng 17: Đánh giá của hộ nông dân về cách thức phục vụ của Ngân hàng



Chỉ tiêu

Điểm đánh

giá

Mức ý nghĩa (P­value)


Lộc An

TT

Lăng Cô

TT

Phú Lộc

B.quân

chung


Thủ tục vay

3,14

3,05

3,44

3,19

0,519

Thời gian chờ

3,11

2,85

3,25

3,06

0,469

Thái độ nhân

viên giao dịch

2,61

2,50

2,88

2,64

0,474

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)

2.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài


Trong những năm qua, huyện Phú Lộc đã không ngừng phấn đấu nhằm xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người dân, có thể nói ba điểm mấu chốt của những thành tựu của ngày hôm nay là: Chính sách ruộng đất, định hướng phát triển kinh tế­xã hội và đào tạo nghề.

­ Chính sách ruộng đất: cần giao đất cho người nông dân để người nông dân có thể an tâm sản xuất kinh doanh. Trong đó phải có những chính sách cho những hộ không có đất sản xuất, hoặc những hộ có khả năng khai thác mở rộng đất đồi, núi. Hiện nay, việc giao đất cho người nông dân với thời hạn dài là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế ­ xã hội. Vì vậy, cần chú trọng và quan tâm nhằm đưa ra những chính sách ruộng đất phù hợp với quy trình sản xuất

của hộ

nông dân nhằm ngày càng tăng diện tích đất sử

dụng, đồng thời có đất

nhiều hộ gia đình đã đầu tư trồng trọt, tăng thêm thời gian sử dụng lao động trong hộ.

­ Định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội: trong những năm qua huyện Phú Lộc được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn xoá nhà tạm, các chính sách xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, Phú Lộc đã được cấp vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, các con đường làng xã đã được bê tông hoá nhằm giúp cho người dân đi lại dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các ban ngành với người nông dân đang được thực hiện nhằm giúp cho việc sản xuất của người nông dân đạt năng suất cao nhất. Đồng thời đảm bảo công tác chống hạn hán, lũ lụt nhằm giảm rủi ro nguồn vốn cho vay các hộ nông dân.

­ Đào tạo nghề: hiện nay các Hội đoàn thể cấp huyện, xã đã phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở huyện. Các hội viên khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí tài liệu, bút, giấy. Một số chương trình sau khi đào tạo nghề còn được trung tâm giới thiệu địa chỉ và hỗ trợ tiền mua cây giống, con giống. Với những lao động đã được đào tạo nghề, nếu được vay vốn để sản xuất thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

2.4.3. Các nhân tố thuộc về chủ thể


Nhìn chung năng lực của lao động Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Ta có thể thấy rằng, vốn vay của các hộ nông dân chủ yếu được sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Ngoài việc thiếu vốn sản xuất thì thiếu kiến thức sản xuất trong nông lâm ngư nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch được từ hoạt hộng sản xuất. Khi kiến thức sản xuất thiếu thì các hộ nông dân sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất: chăm sóc, khắc phục bệnh dịch, nâng cao năng suất…Ngoài ra kinh nghiệm trong sản xuất cũng có ảnh hưởng quan trọng, với kinh nghiệm của mình thì người nông dân có thể an tâm và khắc phục những khó khăn trong sản xuất một cách thuận lợi.

Bảng 18: Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ thể sản xuất đến hiệu quả sử dụng vốn vay

Tiêu chí

Tần suất

Tỷ lệ

Tổng

64

100,00

Năng lực về vốn

25

39,06

Kiến thức ­ kỹ thuật

20

31,25

Kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu

12

18,75

Năng lực tổ chức điều hành

7

10,94

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2016)

­ Về nhân tố năng lực về vốn: có đến 25 người chiếm tỷ lệ 39,06% cho rằng vốn ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của họ.

­ Về kiến thức – kỹ thuật có 20 khách hàng chiếm tỷ lệ 31,25% cho rằng họ thiếu kiến thức kỹ thuật trong SXKD, do đó gặp phải khó khăn trong hoạt động, hiệu quả mang lại chưa cao. Thực tế nhiều hộ nuôi heo, nuôi bò, hay trồng cây lâm nghiệp chưa được qua đào tạo hay được hướng dẫn bởi một cá nhân hay tổ chức có chuyên môn.. Chính vì vậy họ gặp phải khó khăn không lường trước được như khi vật nuôi, cây trồng bị dịch bệnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022