Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chăn Nuôi Bò Thịt Tại Miền Núi


Bò thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó yếu tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng.

Bò là tài sản có giá trị của nông dân, trước kia khi máy móc chưa phát triển bò được sử dụng làm sức kéo còn phổ biến. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của con bò trong khâu làm đất, bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của nông dân và chăn nuôi bò thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Các sản phẩm của chăn nuôi bò thịt được tiêu thụ rộng khắp mọi nơi. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định.

Đất đai là nơi diễn ra quá trình sản xuất chăn nuôi bò thịt, gồm: diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chồng trại.

Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Bò cái sinh sản là nguồn cung cấp bê nuôi thịt. Nuôi bê đực giống bò Vàng đến 24 tháng tuổi có thể đạt 190 - 230 kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ. Bò Mông đạt trọng lượng 450 - 550kg

Thực tế cho thấy rằng, nuôi bò thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nuôi bò và gia cầm với cùng một mức đầu tư và chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên nuôi bò thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của con bò dài hơn các vật nuôi khác. Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết được vì hiện nay ở nông thôn đang có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ưu đãi. Nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần được trợ giúp về kỹ thuật nuôi bò thịt nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Vai trò chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

Một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau:

Thứ nhất, tăng sản phẩm thịt cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu thịt đỏ (thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm thịt bò sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi bò thịt sẽ đáp ứng được yêu cầu đó

Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi.

Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa.

Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, lá mía… và chuyển chúng thành thức ăn cho bò.

Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.

Ngoài ra, chăn nuôi bò thịt còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

Có thể nói chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp cho nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo.

1.2.2. Đặc điểm của giống bò Mông

- Nguồn gốc: Bò Mông do người dân tộc Mông nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời: Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…

- Hình thái: Bò có thân hình cao to - cân đối, gần giống bò Sind đỏ.


Mầu lông chủ yếu là vàng tơ và mầu cánh gián. Mắt và lông my hơi hoe vàng, xung quanh hố mắt có màu vàng sáng rò. Bò đực có u to - yếm rộng, đỉnh trán có u gồ. Bò cái có bầu vú to.

- Khối lượng sơ sinh: 15-16 kg/con; bò đực trưởng thành 380-390 kg, con cái nặng 250-270 kg (Hoàng Kim Giao (2017).

Giống bò Mông đã được đưa vào danh sách các động vật cần bảo tồn nguồn gen. (Đinh Văn Cải (2005)).

Tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có con bò mông đực nặng tới 620 kg (Đào Thế Anh, Hoàng Xuân Trường, Paule Moustier, Lê Việt Hùng...(2008))

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt tại miền núi

1.2.3.1. Yếu tố tự nhiên

Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua nguồn thức ăn của chúng. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém...

Nước cần cho sự sống của bò thịt, trung bình mỗi ngày một con bò cần 30 - 45 lít nước, do đó trong chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước uống cho bò, cùng với một lượng muối ăn nhất định, vì muối của cơ thể cũng bị mất theo mồ hồi cùng với nước. Đồng thời nước cũng cần cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ; ngược lại, nó cũng gây ra các khó khăn cho quá trình tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt, vì nguồn nước là một trong những môi trường dễ lây truyền bệnh dịch.

1.2.3.2. Yếu tố kỹ thuật

Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện


chăn nuôi của vùng; thành tựu khoa học trên thế giới về công tác cải tạo giống vật nuôi nói chung đã khẳng định con đường nhanh nhất để cải tạo chất lượng giống vật nuôi là sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội, tạo ra con lai thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt, gồm: đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi…thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt sẽ bảo đảm phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống, nâng cao tỷ lệ nuôi sống, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất, cũng như các gia súc khác, bò không thể tồn tại khi không có thức ăn và không thể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất lượng. Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò. Một số giống cỏ nhập nội đã được trồng thử và chọn lọc, nhưng hiện nay mới chỉ được trồng ở một số cơ sở chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương. Nói chung việc đưa tiến bộ kỹ thuật và thức ăn và nuôi dưỡng bò ở nước ta còn nhiều hạn chế, tình trạng bò bị thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến.

1.2.3.3. Yếu tố kinh tế thị trường

Thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong các mắt xích quan trọng quyết định sản xuất chăn nuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường là động lực giúp cho chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó trực tiếp liên quan tới cung, cầu và giá cả của chúng. Thứ hai, khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng góp phần


tích cực đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó góp phần tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao thích nghi với điều kiện sinh thái, tạo ra quy trình chăn nuôi hiệu quả, công nghệ nhân giống hiện đại... Thứ ba, lao động, việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất là một trong những nguyên nhân là cho chăn nuôi bò thịt phát triển, để nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Thứ tư, vốn đầu tư để sử dụng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua con giống, cải tạo hay trồng mới đồng cỏ chăn nuôi, đầu tư cho các quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác.

1.2.3.4. Yếu tố văn hoá dân tộc

Mỗi dân tộc đều gắn liền với một hệ thống sản xuất riêng của mình, tại Bắc Kạn có các nhóm dân tộc gắn liền với hệ thống sản xuất như:

Nhóm dân tộc Tày, Nùng có hệ thống sản xuất đa dạng, về trồng trọt có: lúa nước, ngô, đậu, lạc, rau, cây ăn quả; về chăn nuôi có trâu, bò, gà, vịt, một số ít hộ có thuỷ sản nhỏ; với nhóm dân tộc Mông và Dao thì chủ yếu là trồng ngô, đỗ tương, lạc và nuôi bò, một số hộ có nuôi thêm gà và bò. Dân tộc Mông có giống bò Mông khá đặc thù và gắn liền với hệ thống sản xuất của họ, đây là giống bò có nhiều ưu điểm: làm giống, cày kéo và nuôi thịt...

Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chăn nuôi bò thịt như: giao thông; các chính sách quản lý của ngành thú y và của nhà nước…

1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt bò trên thế giới

Chăn nuôi bò phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới (Bảng 1.1), trong đó quy mô đàn bò châu Phi bằng 16,95% trong tổng đàn bò thế giới, châu Mỹ là 34,70%, châu Á là 35,38%, châu Âu là 10,21% và châu Úc là 2,77%.

Bảng 1.1. Số lượng đàn bò ở các châu lục


ĐVT: triệu con


Năm

Châu lục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng đàn

1.316

1.319

1.325

1.333

1.345

1.348

1.358

Châu Phi

209

215

224

223

229

229

230

Châu Mỹ

447

456

459

466

468

472

480

Châu Á

460

456

455

460

468

468

471

Châu Âu

165

156

151

147

143

141

139

Châu Úc

37

36

36

37

38

38

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 4

(Nguồn: fao.org/faostat/en, 2017)

Bảng 1.2 cho thấy, trong những năm qua quy mô đàn bò thịt trên thế giới có sự tăng trưởng nhưng thấp. Tốc độ tăng trưởng từng khu vực trên thế giới khác nhau, châu Phi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các châu lục khác trên thế giới (1,64%); châu Á tăng trưởng ổn định; riêng châu Âu đàn bò thịt trong những năm qua giảm bình quân khoảng 2,66% trong tổng đàn.

Bảng 1.2. Tốc độ phát triển đàn bò thịt thế giới và châu lục

ĐVT(%)


Năm


Châu lục

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Bình quân chung

Tổng đàn

0,19

0,47

0,62

0,85

0,25

0,71

0,53

Châu Phi

3.17

4,00

-0,34

2,61

0,11

0,44

1,64

Châu Mỹ

-0,87

-0,15

1,10

1,64

0,03

0,70

0,51

Châu Á

1,99

0,83

1,47

0,32

0,88

1,81

1,08

Châu Âu

-5,36

-3,29

-2,70

-2,62

-1,12

-1,82

-2,66

Châu Úc

-0,56

-1,04

3,48

1,03

1,28

-1,76

0,72

(Nguồn: fao.org/faostat/en)

Phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt ở từng nước trên thế giới thường khác nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, thì việc tổ chức sản xuất chăn nuôi được đầu tư cao theo hướng tập trung hoá và thâm canh hoá, năng suất chăn nuôi đạt cao hơn ở các nước đang phát triển. Các quốc gia châu Âu và


các nước công nghiệp phát triển khác là những quốc gia xây dựng ngành chăn nuôi bò thịt ở trình độ khoa học kỹ thuật cao theo hướng tập trung hoá và thâm canh nhằm đạt được năng suất cao trên mỗi đầu gia súc, các quốc gia thuộc châu Á và châu Phi thì phát triển chăn nuôi bò thịt ở trình độ thấp, chủ yếu là phát huy tiềm năng sẵn có để tăng quy mô đàn. Nguyên nhân có sự khác biệt về trình độ chăn nuôi giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới là do đặc điểm phát triển sản xuất ngành chăn nuôi quyết định. Việc xây dựng ngành công nghiệp chăn nuôi ở bất kỳ quốc gia nào cũng là một quá trình phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm tài nguyên, trình độ kỹ thuật, vốn đầu tư, chính sách và sự tham gia của người sản xuất.

Ngành chăn nuôi bò lấy thịt khá phổ biến tại các nước trên thế giới, một số nước chăn nuôi bò thịt hàng hóa xuất khẩu với khối lượng lớn như Mỹ, Canada, Braxin, Argentina, Australia, New Zealand. Số liệu thống kê của FAO cho thấy trong những năm qua chỉ có các nước châu Á và Châu Mỹ là có số đàn bò thịt tăng mạnh. Các nước khác số lượng ổn định và tập trung phát triển về chất lượng sản phẩm.

* Giống bò: Hiện nay chăn nuôi bò trên thế giới phát triển theo hướng chuyên dụng, thuận tiện cho việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cho phù hợp với mục đích chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất sản phảm lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể những giống bò thịt cao sản tiêu biểu hiện nay được nuôi dưỡng trên thế giới (Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường (2007))

- Bò Hereford (Anh), được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Nam Mỹ, Canada, Áo, Nam Phi…

- Bò Santa-Gertrudis (Mỹ)

- Bò Charolais và bò Limousin (Pháp):

- Bò Red Sindhi

Nhu cầu thịt bò trên thế giới ngày một tăng cao. Đây là cơ hội và điều kiện cho các quốc gia đang phát triển có đàn bò thịt lớn. Sản lượng thịt bò


hàng năm trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 58.449 triệu tấn, khu vực có sản lượng thịt bò sản xuất nhiều nhất là châu Mỹ (chiếm 48,23% sản lượng thịt bò sản xuất trên thế giới), châu Âu là 20,22%, châu Á là 19,92%, còn lại là các khu vực và châu lục khác.

Kinh nghiệm chăn nuôi của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam: Từ những kinh nghiệm của các nước có nền chăn nuôi phát triển chúng ta thấy rằng chăn nuôi của Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn không chỉ ở vấn đề kỹ thuật mà còn là tổng thể của cả ngành hàng. GS. Lê Viết Ly cho rằng chăn nuôi hộ gia đình của nước ta có quy mô rất nhỏ, nhưng do bối cảnh người dân còn nghèo, đồng thời do tập quán, thói quen nên không thể bỏ được hình thức chăn nuôi với quy mô rất nhỏ này. Dù có ưu điểm là dễ quản lý, không phải đầu tư lớn nhưng hình thức chăn nuôi với quy mô rất nhỏ, nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu tại Việt Nam hiện nay cũng tiềm ẩn các nguy cơ dịch bệnh, năng suất, sản phẩm không đồng đều. Để giải quyết vấn đề này các tác động đơn thuần về kỹ thuật sẽ không đem lại hiệu quả. Vì vậy, bài học quí báu cho những người chăn nuôi là liên kết những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau, sản xuất theo 1 qui trình kỹ thuật chung, tạo nguồn số lượng sản phẩm lớn, đồng bộ về chất lượng để thu hút những người buôn bán, tạo thị trường tập trung tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định chất lượng và số lượng để tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thịt bò (Lê Viết Ly (2009))

1.2.5. Tình hình chăn nuôi bò tại Việt Nam

Bò thịt ở Việt Nam được nuôi ở tất cả các vùng và khu vực trong cả nước. Do điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng vùng và khu vực mà quy mô đàn bò chăn thả khác nhau. Hiện tại, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, quy mô đàn bò khu vực Bắc Trung Bộ là 2.238,4 nghìn con, chiếm 40,72 % tổng đàn bò cả nước, Trung Du và Miền núi Phía Bắc chiếm 17,43%. Khu vực Đông Nam bộ có quy mô đàn bò thấp nhất trong cả nước (chiếm 6,86%). Còn lại đàn bò phân bổ đều ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, và Đồng bằng sông Cửu Long (Tổng cục thống kê (2017)).

Quy mô đàn bò Việt Nam và từng vùng như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022