Số Lượng Bò Của Cả Nước Và Các Vùng Chính Giai Đoạn 2014 - 2016

20


Bảng 1.3. Số lượng Bò của cả nước và các vùng chính giai đoạn 2014 - 2016



TT

Năm


Vùng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2015/

Năm 2014

Năm 2016/

Năm 2015

Số

lượng (1000

con)

Cơ cấu (%)

Số

lượng (1000

con)

Cơ cấu (%)

Số

lượng (1000

con)

Cơ cấu (%)

+/- (1000

con)

Cơ cấu (%)

+/- (1000

con)

Cơ cấu (%)

1

Đồng Bằng Sông Hồng

492,8

9,41

496,6

9,25

493,1

8,97

3,80

100,77

-3,50

99,30

2

Trung Du và Miền núi Phía Bắc

909,1

17,36

943,1

17,57

958,1

17,43

34,00

103,74

15,00

101,59

3

Bắc trung bộ và Duyên hải

Miền trung

2.119,5

40,49

2.185,7

40,72

2.238,4

40,72

66,20

103,12

52,70

102,41

4

Tây Nguyên

673,7

12,87

685,6

12,77

717,7

13,05

11,90

101,77

32,10

104,68

5

Đông nam bộ

361,3

6,90

367,1

6,84

377,4

6,86

5,80

101,61

10,30

102,81

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

677,9

12,95

689,1

12,84

711,9

12,95

11,20

101,65

22,80

103,31


Cả nước

5.234,3

100

5.367,2

100

5.496,6

100

132,90


129,40


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2017)


Nhìn chung, tốc độ phát triển đàn bò ở nước ta là chưa cao mặc dù những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, các phương pháp chăn nuôi mới,… dần dần được áp dụng rộng rãi vào chăn nuôi, sản xuất. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chất lượng giống bò của nước ta còn thấp. Giá thành thịt bò sản xuất trong nước còn cao. Quản lý giống bò vẫn còn nhiều bất cập do thiếu sự đồng bộ về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về giống vật nuôi.

Sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ, chế biến còn cũ kỹ lạc hậu. Chất lượng con giống, công nghệ chăm sóc chưa được đồng bộ nên năng suất, sản lượng chăn nuôi còn thấp. Tình hình dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi còn rất phức tạp là cho năng suất kém hiệu quả.

Hiện nay, trong tổng đàn bò cả nước quy mô đàn bò thịt là chủ yếu (chiếm khoảng 97%), còn lại là bò sữa.

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

Chất lượng giống: Các giống bò thịt đang nuôi dưỡng ở nước ta phần lớn là giống bò vàng địa phương, chiếm gần 80% trong tổng đàn, còn lại 20% là các giống bò khác “Kết quả bước đầu thực hiện chương trình cải tạo đàn bò vàng Việt Nam”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ - Hội chăn nuôi Việt Nam.

* Các giống bò vàng địa phương bao gồm “Nuôi bò thịt kỹ thuật-kinh nghiệm-hiệu quả”, Nhà xuất bản nông nghiệp, TP Hồ Chí Mình (Đinh Văn Cải (2007))

- Bò Nghệ An: màu lông vàng sẫm, có sọc đen kéo dài từ u đến mông. Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200kg, bò đực nặng 270 - 280kg, bê sơ sinh nặng 14 -15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 53 - 55%, bò cái đạt 43%. Giống bò này ít bệnh tật, chịu nóng tốt.

- Bò Thanh Hoá: Màu lông vàng tươi, bụng và yếm vàng nhạt, da mỏng và mịn. Tầm vóc trung bình, bò cái trưởng thành nặng 200 - 250kg, bò đực 300 - 350kg, bê sơ sinh nặng 14 - 15kg, tỷ lệ thịt xẻ bò đực đạt 50 - 53%.


- Bò Mông: Có nguồn gốc xuất xứ từ vùng núi cao giữa Việt Nam và Trung Quốc, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn và Hà Giang. Bò có ba màu lông chủ yếu là đỏ cánh gián, vàng đậm và đen tuyền. Bò đực có u vai to nổi rò, trường mình, cơ bắp phát triển. Bò đực trưởng thành có trọng lượng từ 450 - 550kg, bò cái từ 220 - 250kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 50 - 55%. Giống bò này có đặc thù sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, ở vùng núi có độ cao trên 800m so với mực nước biển. (Kết quả nghiên cứu thử nghiệm mô hình nhóm sở thích chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết với các kênh tiêu thụ cao cấp, siêu thị, nhà hàng và khách sạn, tại xã Hạ Thôn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, báo cáo tổng kết dự án Superchain 6/2007- 7/2008, (Đào Thế Anh, Hoàng Xuân Trường và cộng sự (2008).

* Một số giống bò thịt nhập ngoại như: Bò Hereford (Anh); bò Santa- Gertrudis (Mỹ); bò Charolais và bò Limousin (Pháp). Ngoài ra còn các giống bò Red Sindhi, Brahman Sahiwal... Các giống bò ngoại được nhập chủ yếu là bò đực, mục đích là để cải tạo giống bò địa phương ở nước ta, tuy nhiên mức độ lai tạo còn thấp. Theo số liệu của Công ty kỹ thuật truyền giống gia súc Trung ương, 70% tổng đàn bò thịt trong cả nước được chăn nuôi ở các tỉnh trung du và miền núi, trong đó đàn bò thịt lai chỉ chiếm 5 - 10%.

Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một đơn vị thực hiện chức năng nuôi giữ, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, đó là Công ty kỹ thuật truyền giống gia súc Trung ương. Công ty có 5 đơn vị thành viên bao gồm: Trung tâm tinh đông lạnh Moncađa (Ba Vì - Hà Nội); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Thanh Ninh (Bỉm Sơn - Thanh Hoá); Trung tâm Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Vinh (Thành phố Vinh - Nghệ An); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Trung (Nha Trang - Khánh Hoà); Xí nghiệp Truyền giống gia súc và phát triển chăn nuôi Miền Nam (Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh).


Hiện nay ở nước ta có một số mô hình về chăn nuôi bò thịt có qui mô lớn và hoạt động có hiệu quả như:

- Mô hình chăn nuôi bò thịt thành phố Hồ Chí Minh: Với qui mô trên

1.000 ha trồng cỏ, có tổng đàn bò là 3.350 con, trong đó có 910 là bò sữa và

2.440 là bò thịt bao gồm các giống Lai Sind và các giống bò thịt nhập ngoại từ úc như Brahman, Droughtmaster và Charolais…

- Mô hình chăn nuôi bò thịt của Tổng Công ty cao su Việt Nam: Hiện nay đàn bò Tổng Công ty cao su đã có 5.000 con trong đó trên 3.000 là bò cái sinh sản với số vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng với đội ngũ kỹ sư, bác sỹ thú y, kỹ thuật viên có tay nghề cao.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn nuôi bò thịt

Kinh nghiệm của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Bảo Lâm là huyện miền núi có địa hình phức tạp và khó khăn nhưng lại có lợi thế về chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu, bò. Để tạo điều kiện giúp các hộ dân trên địa bàn phát triển đàn bò thịt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền quy hoạch vùng phát triển đi đôi với quy hoạch đồng cỏ chăn nuôi cụ thể:

- Thực hiện nhân rộng giống bò U địa phương bằng cách thụ tinh nhân tạo và chuyển giao bò đực giống.

- Khuyến khích các hộ chăn nuôi bò thịt khai thác triệt để các bãi chăn thả, khoanh vùng và cải tạo đồng cỏ tự nhiên, chế biến và bảo quản các loại phụ phẩm nông nghiệp để nâng cao khả năng tiêu hóa và kháng bệnh cho đàn gia súc; chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, phòng ngừa việc đưa gia súc, gia cầm mắc bệnh từ bên ngoài vào địa phương...

- Đi đôi việc phát triển đàn bò thịt, huyện Bảo Lâm chỉ đạo các hộ chăn nuôi trồng nhiều loại cỏ có năng suất cao làm thức ăn cho bò bằng việc giao chỉ tiêu kế hoạch vụ xuân và vụ mùa từng năm cho các xã, thị trấn. Từ đó, chăn nuôi bò thịt của huyện đã có chuyển biến tích cực. Tổng đàn bò thịt tăng từ 9.375 con (năm 2016) lên 12.763 con (năm 2017) giúp các hộ chăn nuôi trên địa bàn gia tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.


- Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm còn thực hiện chỉ đạo các địa phương tập trung các nguồn lực khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, đặc biệt là tiềm năng thế mạnh về kinh nghiệm chăn nuôi của bà con dân tộc Mông, Dao để tăng đàn bò thịt trong hộ gia đình. Đưa ra các chủ trương chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ chăn nuôi và thực hiện thí điểm vùng chuyên canh trồng cỏ chăn nuôi tại các xã Thái Sơn, Đức Hạnh, Lý Bôn… để nhân ra diện rộng. Tập trung tạo đà chuyển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của địa phương, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.

Kinh nghiệm của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Mèo Vạc là huyện miền núi thấp, đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó có giống bò thịt. Đến nay, toàn huyện đã có 50 mô hình nuôi bò hàng hóa quy mô 10 con trở lên, ngoài ra còn có hàng trăm hộ nuôi từ 5 con trở lên, hộ nuôi nhiều nhất từ 30 - 40 con. Sau khi trừ chi phí người chăn nuôi bò trên địa bàn thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng, tạo thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Theo thống kê đến năm 2017, huyện có gần 20,6 nghìn con bò.

Bắt đầu từ năm 2015 huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bắt đầu xây dựng mô hình “Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi đàn bò thịt” tại xã Lũng Pù có diện tích 25 ha với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách là 25 triệu đồng. Đến năm 2017, huyện sẽ nhân rộng mô hình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò thịt sang một số địa phương khác như: Nậm Ban; Lũng Chinh; Pả Vi…với diện tích 200 ha.

Chính quyền huyện Mèo Vạc đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi bò thịt như: Hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ đối với các hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu, bò để mua trâu, bò


sinh sản; hỗ trợ lãi suất cho người dân vay vốn phát triển sản xuất theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; hỗ trợ trồng cỏ làm thức ăn phục vụ đàn bò, phát triển chăn nuôi…

Đặc biệt là các địa phương đã nhận thức được hoạt động phát triển chăn nuôi bò thịt là biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó có các chính sách khai thác yếu tố văn hóa, lịch sử của người miền núi, hình thành những địa chỉ nuôi bò thịt tập trung có uy tín làm vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy; có tính toán thích hợp để giảm chi phí đầu tư, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh…

Về cơ bản, huyện thực hiện chủ trương chủ động về giống bò cung ứng cho các hộ dân nuôi bò thịt. Chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp nhằm đạt các kết quả rò nét cả về số lượng và quy mô. Bước đầu xây dụng một số cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở giết mổ tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Kinh nghiệm của huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Dự án chăn nuôi bò thịt huyện Tam Đảo được triển khai thực hiện trong 3 năm, từ 2015-2017. Theo đó, đã đào tạo được 2 lớp dẫn tinh viên nâng cao cho 30 cán bộ chuyên môn; 1 lớp nghề chuyên sâu cho 10 cán bộ chăn nuôi bò sữa cấp xã. Tổ chức tập huấn 67 lớp về cách phòng chống nắng cho bò, tại địa bàn 8/8 xã với gần 6.000 lượt nông dân tham dự; tổ chức tham quan trong tỉnh 1 chuyến; ngoại tỉnh 2 chuyến. Hỗ trợ mua mới 15 con bò/300 con theo kế hoạch, song chưa thực hiện được hỗ trợ lãi suất, do các hộ không có hồ sơ mua/bán, không có thủ tục, giấy kiểm dịch, hồ sơ vay vốn ngân hàng không đúng với mục đích mua bò.

Về bảo hiểm nông nghiệp cho bò thịt, có 27 hộ tham gia; từ tháng 11/2015 - 11/2016, đã có 20 con bò chết do dịch bệnh, đã nhận đủ số tiền bảo hiểm (24 triệu đồng/con). Tháng 12/ 2016, các hộ chăn nuôi tiếp tục ký hợp đồng đóng bảo hiểm cho 176 con/555 con theo kế hoạch; tổng giải ngân đóng bảo hiểm 228.096.000 đồng.


Dự án hỗ trợ xây dựng 1.018/1.175 hầm biogas; 57/250 hộ làm đệm lót sinh học xử lý ô nhiễm môi trường; 31/260 máy thái cỏ; 364/1.282 liều tinh nhân tạo. Ngoài ra, còn hỗ trợ dụng cụ phục vụ thụ tinh nhân tạo: Bình đựng ni tơ, súng bắn tinh, panh kẹp, găng tay, ống gen bắn tinh; thước dây đo bò; bút viết thẻ tai; kìm bấm số tai; thẻ đeo tai bò, với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đặc biệt, Trạm Khuyến nông huyện, cơ quan thường trực của Dự án, đã tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức chăn nuôi cho người dân từng thôn bản, làng xã, để bà con hiểu rò về dự án và công tác thụ tinh nhân tạo.

Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2012, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Dự án "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai sind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội", đến nay, sau gần 5 năm thực hiện, bước đầu dự án đã thu được những kết quả khả quan.

Dự án phát triển bò thịt BBB chất lượng cao đã được UBND thành phố phê duyệt, được chia làm 2 giai đoạn, đến nay, đã thu hiệu quả tích cực. Trong giai đoạn 1 (2012 đến 2016) dự án được triển khai ở 28 xã của 7 huyện ngoại thành gồm: Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Gia Lâm, Chương Mỹ, Phú Xuyên và hiện được triển khai ở toàn bộ các huyện ngoại thành (giai đoạn 2).

Kết quả, Dự án đã phát triển được 40 nghìn bò cái nền và hơn 30.000 hộ nông dân được hưởng lợi từ dự án. Tính đến nay, đã có 118 nghìn liều tinh đã được phối, trong đó, có 74 nghìn lượt bò cái nền được khám có chửa. Bò mẹ mang thai đều đẻ thường, không phải can thiệp mổ đẻ. Đặc biệt đàn bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh có khối lượng sơ sinh đạt từ 28kg đến 32kg, cá biệt có những bê sơ sinh đạt 35kg.


Không chỉ dừng lại ở địa bàn thành phố, Dự án đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và giới thiệu, phổ biến cho các tỉnh thành phố khác có nhu cầu về phát triển đàn bò thịt BBB như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hải Dương, Yên Bái, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh…Việc hợp tác phát triển đàn bò thịt BBB với các tỉnh đã được thành phố chủ trương đầu tư, đây cũng là thể hiện sự quan tâm của thủ đô trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi thủ đô với nông nghiệp các tỉnh, thành trong cả nước.

Có thể nói thành phố Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước lai tạo, phát triển thành công giống bò F1BBB, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, nâng cao chất lượng tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt bò trong nước đối với các sản phẩm nhập khẩu. Giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB làm ra ước đạt khoảng 900 tỷ đồng (trong khi giá trị gia tăng với giống bò khác mới đạt 400 tỷ đồng).

Theo kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển dự án phát triển bò thịt BBB, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp đầu tư nhập khẩu các giống bò thịt năng suất, chất lượng về để cải tiến giống bò thịt và lai tạo ra các dòng, giống phù hợp, thích nghi với điều kiện môi trường sống và có ưu thế vượt trội về sức sản xuất thịt và sinh sản. Tiếp tục xây dựng hệ thống đại lý cung ứng, tiêu thụ sản phẩm tinh cọng rạ trên địa bàn thủ đô và các tỉnh thành phố trong cả nước.

1.5. Bài học kinh nghiệm cho huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Nghề chăn nuôi bò có một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Việc phát triển chăn nuôi bò của địa phương là hướng đi đúng với chiến lược phát triển kinh tế của địa, phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Mặc dù số lượng đầu bò được chăn nuôi trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng không ngừng tăng lên và đã có nhiều nghiên cứu về chăn nuôi bò trên cả nước, nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi bò Mông. Vì vậy bài học kinh nghiệm cho huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn về chăn nuôi Bò thịt là:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí