Những Đóng Góp Mới, Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn


4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hoàn thiện hơn phương pháp ứng dụng, phát triển chăn nuôi bò tại tỉnh Bắc Kạn cũng như các địa phương khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tương tự.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp căn cứ và dữ liệu của quá trình nghiên cứu khảo sát về chăn nuôi bò Mông tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, từ đó góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc trong vùng.

Đề tài còn cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò Mông tại huyện Pác Nặm. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng những chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung.

Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến nông có căn cứ để khuyến cáo các cho hộ nông dân thấy được hiệu quả trong chăn nuôi bò Mông tại huyện Pác Nặm.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Hiệu quả kinh tế

1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.

Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. (Ngô Đình Giao (1997))

Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả.”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”) (Các Mác (1962))

Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rò ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (M.J.Farrell (1957))

Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.


Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm và đầu vào hay nguồn lực.

Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.

Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.

Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.

1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần phản ánh.

- Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế:


+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.

+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:

Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối

- Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:

+ Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để đạt được kết quả đó.

+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội.

+ Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, không khí…

Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng khổng thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

- Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:

+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành trồng trọt, chăn nuôi hay hẹp hơn.

+ Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng.

+ Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào. (Nguyễn Hữu Ngoan (2005))


1.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.

Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của vật chất sản xuất ra.

Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.

1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau:

Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:

- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.

- Mức kế hoạch hay định mức.

- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.

- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.

- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng khác hay một quốc gia khác.


1.1.2. Hoạt động chăn nuôi bò

1.1.2.1. Hệ thống chăn nuôi bò thịt

Một hệ thống chăn nuôi bò thịt được mô tả đầy đủ gồm có tuổi, khối lượng và loại thân thịt của bò lúc bán, cũng như những đặc điểm nhân giống, chăm sóc và nuôi dưỡng được áp dụng.

Các cơ sở (trang trại/nông hộ) chăn nuôi bò thịt có thể được tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau tùy theo các công đoạn mà cơ sở đó tham gia trong dây truyền chăn nuôi bò thịt (Hình 1.1).

Các hệ thống chính:

Chăn nuôi bò sinh sản bán bê cai sữa: Là mô hình tổ chức chăn nuôi mà ở đó có một đàn bò sinh sản (thường có cả bò đực và bò cái) dùng để sản xuất bê cai sữa bán cho các cơ sở nuôi bê sinh trưởng hay bán cho các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản khác (dùng để thay thế đàn bò giống).

Chăn nuôi bê thịt sinh trưởng (sau cai sữa - trước vỗ béo): Đây là mô hình tổ chức mà ở đó cơ sở chăn nuôi không nuôi bò sinh sản. Bê được mua về nuôi một thời gian rồi bán. Có hai dạng nuôi bê sinh trưởng chính như sau:

- Nuôi bê sau cai sữa: Bê được mua ở giai đoạn sau cai sữa và nuôi trong một thời gian ngắn, sau đó đem bán cho các cơ sở nuôi bò dự bị trước vỗ béo.

- Nuôi bê dự bị trước vỗ béo: Bê có thể được mua ngay sau khi cai sữa hay một năm tuổi về nuôi cho đến khi bán cho các cơ sở nuôi vỗ béo. Có 3 dạng nuôi bê trước vỗ béo khác nhau:

+ Nuôi bê sinh trưởng nhanh

+ Nuôi bê sinh trưởng vừa phải

+ Nuôi bê qua đông

Chăn nuôi bò vỗ béo: Bê/bò từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh trưởng hay từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản được mua về vỗ béo trong một thời gian ngắn (2-4 tháng) rồi bán khi đạt được yêu cầu của thị trường về năng suất, chất lượng thân thịt và khối lượng sống, với mục tiêu là tăng trọng tối đa và giá thành tối thiểu.


Chăn nuôi tổng hợp (sinh sản + bò lấy thịt): Tại một cơ sở đó có nuôi cả đàn bò sinh sản và đàn bò nuôi lấy thịt.


BÒ CÁI

SINH SẢN


BÒ CÁI TƠ



Bê đực


Bê cái


bú sữa

bú sữa



Bê đực


Bê cái


sinh trưởng

sinh trưởng

BÁN GIỐNG


VỖ BÉO

(~2-3 tháng)

Hình 1.1. Các hệ thống chăn nuôi bò thịt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò Mông của các nông hộ trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 3

Có 3 cách thức chính: Đó là cai sữa bê và nuôi tiếp cho đến 1 năm tuổi thì bán. Hai là tập cho bê ăn sớm ngay trong thời gian bú sữa, sau cai sữa nuôi dưỡng đầy đủ và bán lúc 12-15 tháng tuổi cho các cơ sở vỗ béo. Ba là cai sữa bê rồi nuôi theo khẩu phần bê sinh trưởng (chăn thả hoặc nuôi nhốt tuỳ theo hoàn cảnh), sau đó đưa vào vỗ béo trước khi giết thịt vào lúc 18-24 tháng tuổi. (Nguyễn Xuân Trạch (2008))




Tương ứng với điều kiện mỗi vùng, do tính chất sản xuất của mỗi hộ gia đình có từng kiểu hệ thống chăn nuôi bò phù hợp.

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, thường có kiểu chăn nuôi bò tổng hợp và chăn nuôi bò vỗ béo. Kiểu chăn nuôi bò tổng hợp thường trong mỗi hộ có nuôi 2-3 con bò cái sinh sản, các bê được sinh ra, nếu là bê cái thì có thể tiếp tục để làm giống, ngoài ra bê cái cũng có thể bán giống cho các hộ khác, hoặc thu gom mua mang đi bán. Các bê đực thường được các hộ giữ lại nuôi thành bò thịt rồi bán, một số ít hộ bán trực tiếp bê đực vào 7 -8 tháng tuổi.

1.1.2.2. Vai trò, đặc điểm chăn nuôi bò thịt


* Vai trò của việc chăn nuôi bò thịt

Trước đây, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Trâu và bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe...

Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau:

Thứ nhất, tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm thịt bò sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân.

Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi.

Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa.

Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, lá mía… và chuyển chúng thành thức ăn cho bò.

Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.

Ngoài ra, chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

Có thể nói chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp cho nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo.

* Đặc điểm chăn nuôi bò thịt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022