Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sử dụng tre, Luồng một cách tối đa

5

4.1

Bản đồ hiện trạng phân bố rừng Luồng tại Thanh Hóa

38

4.2

Diện tích Luồng phân theo chủ quản lý

39

4.3

Phân loại các loại mô hình rừng Luồng trồng ở Thanh Hóa hiện nay

47

4.4

Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh

48

4.5

Mô hình rừng trồng Luồng thuần loài theo hướng quảng canh

48

4.6

Mô hình rừng trồng Luồng hỗn loài cây gỗ

49

4.7

Mô hình rừng trồng Luồng hỗn loài cây Xoan

49

4.8

Mô hình rừng trồng Luồng hỗn giao với cây nông nghiệp

49

4.9

Hệ thống thị trường

57

4.10

Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng

58

4.11

Các kênh tiêu thụ tổng quát Luồng

59

4.12

Sơ đồ tiêu thụ Luồng tại tỉnh Thanh Hóa

59

4.13

Giá trị NPV đạt được trong một số mô hình trồng Luồng điển hình đang

áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

63

4.14

Tổng hợp giá trị BCR ở các mô hình trồng Luồng

64

4.15

Giá trị IRR đạt được trong một số mô hình trồng Luồng

65

4.16

Lợi nhuận các mô hình trồng Luồng thuần loài của 3 huyện

66

4.17

Lim xẹt tái sinh dưới tán Luồng

70

4.18

Re dưới tán Luồng

70

4.19

Độ che phủ của các mô hình

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 2


ĐẶT VẤN ĐỀ

Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li, thuộc họ Hòa thảo, phân họ Tre trúc. Từ lâu người dân đã sử dụng Luồng vào các mục đích khác nhau như: Xây dựng dân dụng, đồ dùng gia đình, đồ thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây Luồng còn được sử dụng làm nguyên liệu cao cấp khác: Nguyên liệu giấy, ván ép, ván sàn...... Ngoài ra, Măng Luồng còn là một loại thực phẩm có giá trị và đang được ưa chuộng trên thị trường. Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của cây Luồng, tỉnh Thanh Hóa đã chọn cây Luồng là loài cây trồng chính trong việc phát triển kinh tế của các huyện miền núi của tỉnh.

Theo kết quả điều tra của Đoàn Quy hoạch, khảo sát và thiết kế nông lâm nghiệp Thanh Hóa đến năm 2011 (Báo cáo quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020), toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 71.053 ha rừng Luồng, phân bố ở 13 huyện miền núi và trung du, chiếm tới 55,9% tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh và chiếm khoảng 55% tổng diện tích Luồng cả nước, với trữ lượng khoảng hơn 102,5 triệu cây. Trong đó, đến hơn 1/3 số cây trong thời kỳ sinh sản, mỗi năm khả năng cho khai thác khoảng 9,6 triệu cây; Thu nhập từ rừng Luồng chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của người dân, thậm chí có những xã lên đến 70 – 80%. Sản phẩm từ Luồng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Thị trường Luồng rộng lớn, đem lại hiệu quả đầu tư ổn định, huy động được nguồn vốn có sẵn trong nhân dân. Cây Luồng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ tham gia trồng Luồng; tạo nhiều việc làm cho nông dân từ đó góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng trên địa bàn các huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mang lại trên,,vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng Luồng: Quy hoạch vùng trồng Luồng đã có từ năm 70 của thế kỷ XX nhưng trong suốt thời gian dài còn chậm điều chỉnh, bổ sung để có hướng đầu tư đồng bộ, gắn đầu tư cơ sở hạ tầng với phát triển vùng nguyên liệu, dẫn đến diện tích trồng Luồng đang đan xen với các loài cây trồng nông, lâm nghiệp khác như: Mía, Cao su, Keo trên cùng mảnh đất.


Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ chế biến còn lạc hậu, sản phẩm chế biến chủ yếu ở dạng sơ chế, nguyên liệu thô, tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu thấp nên giá trị cây Luồng thương phẩm và hàng hoá sản xuất không cao. Chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý, khai thác và sử dụng bền vững rừng Luồng và phòng trừ các loài sâu, bệnh hại Luồng. Hiện tượng sọc tím măng Luồng, chổi xể cây Luồng đang phát triển nhưng chưa có phương pháp phòng ngừa và xử lý; Thiếu các quy định về quản lý khai thác rừng Luồng cũng như các chế tài xử lý các vi phạm trong sản xuất kinh doanh rừng Luồng.

Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả các mô hình trồng Luồng nhằm rút ra được các kinh nghiệm, tìm ra các mô hình có triển vọng mang tính bền vững, lâu dài để từ đó có thể nhân rộng góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có diện tích rừng Luồng tập trung là rất cần thiết ở tỉnh Thanh Hóa.

Để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khuôn khổ chương trình đào tạo cao học, chúng tôi thực hiện Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) tại tỉnh Thanh Hóa.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Trên thế giới

Cũng giống như ở Việt Nam, các loài cây họ tre rất thân thuộc đối với người dân nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kenya vv... tre không những được sử dụng làm vật liệu trong công nghiệp chế biến giấy, ván sàn, trong xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng mà còn được sử dụng làm thực phẩm, chế biến những món ăn ưa thích. Chính vì vậy, những nghiên cứu về các loài tre trên thế giới đã được quan tâm từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh rừng tre. Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh tre trên thế giới theo các vấn đề sau đây:

1.1.1. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc tre

Một trong những biện pháp quan trọng của kỹ thuật trồng các loài tre là chọn được lập địa phù hợp. Việc chọn đúng lập địa trồng tre sẽ nâng cao năng suất và duy trì lâu dài sức sản xuất của rừng. Theo kết quả nghiên cứu của Bernard (2007) [32] thì thông thường các loài tre thường ưa thích các loại đất sét và sét pha cát. Tuy nhiên, dù loại đất nào thì cũng phải thoát nước tốt vì măng tre không chịu được ngập nước. Độ pH thích hợp cho các loài tre dao động trong khoảng từ 4,5 – 6. Nghiên cứu chọn lập địa trồng các loài tre, tác giả Dai Qihui (1998) [33] đã khuyến nghị nên chọn nơi có độ dày tầng đất cao, đất còn tốt, ẩm và thoát nước tốt. Nên trồng ở các thung lũng, dọc bờ sông, suối, cũng có thể trồng ở chân và sườn đồi. Nếu trồng nơi đất khô, xấu thì tre có thể sống nhưng măng và thân cây sẽ nhỏ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây có thể coi là những kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lập địa phù hợp để kinh doanh rừng tre theo hướng bền vững.

Tuỳ theo từng loài tre và loại cây con đem trồng mà có các phương thức xử lý đất và thực bì trước khi trồng khác nhau. Theo Bernard (2007) [32], trước khi làm đất nên xử lý thực bì bằng cách phát dọn cỏ, cây bụi. Kích thước và cự ly hố


tuỳ thuộc vào phương pháp và loài cây trồng. Đối với các loài có kích thước to như Luồng thì hố đào thường có kích thước là 60cm x 60cm x 60cm. Nơi có lượng mưa trung bình thấp thì nên đào hố to hơn so với nơi có lượng mưa cao. Hố sau khi đào được lấp gần đầy, thấp hơn miệng hố khoảng 10 cm, có thể trộn 2 kg lân hoặc phân chuồng cho mỗi hố. Đất được lấp trước khi trồng 1 tháng.

Nghiên cứu về phương thức trồng, Fu Maoyi (1998) [35] cho thấy có thể trồng tre thuần loài, hỗn loài với các loài cây lá rộng hoặc trồng theo phương thức nông lâm kết hợp .

Trung Quốc người ta đã tập trung nghiên cứu các kỹ thuật trồng tre trúc lấy măng cao sản được giới thiệu trong tác phẩm: kỹ thuật gây trồng tre trúc lấy măng cao sản” của Hà Quân Triều và cộng sự, NXB Kim Thuẩn tháng 3 năm 2002.[4]

Nhật Bản tập trung nghiên cứu cơ bản khá sâu về dinh dưỡng và sinh trưởng của các loài tre trúc tại tác phẩm “Nghiên cứu sinh lý tre trúc” của tiến sỹ khoa học Koichiro Ueda xuất bản năm 1960.[4]

1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác, thu hoạch tre

Tùy theo từng mục đích khai thác mà các biện pháp kỹ thuật khai thác sẽ khác nhau. Việc khai thác không đúng kỹ thuật, đặc biệt là khai thác với cường độ lớn sẽ gây nên sự suy thoái của rừng tre. Theo Dai Qihui (1998) [33], đối với các loài tre trồng để lấy măng, nếu muốn chế biến măng khô thì khi kích thước măng đạt từ 1,3 - 1,5 m có thể tiến hành thu hoạch. Nếu muốn chế biến thành các sản phẩm khác thì thu hoạch măng non có chiều cao khoảng 30 cm. Khi khai thác măng, không nên khai thác quá mức mà cần để lại để đảm bảo mật độ và sức sản xuất của rừng. Nhìn chung mỗi bụi nên để lại 3 - 4 măng để phát triển thành cây. Đối với các loài tre trồng để lấy thân, thì do măng mọc đầu và giữa mùa thường là những măng khỏe và chiếm trên 85

% tổng số măng của mùa. Do vậy nên giữ lại măng mọc vào khoảng thời gian này để khai thác cây. Chỉ nên thu hoạch tất cả măng mọc cuối vào mùa.

1.1.3. Nghiên cứu về sâu bệnh hại tre

Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các rừng tre bị suy thoái. Vì vậy, việc xác định được các loài sâu, bệnh hại có vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp phòng chống thích hợp. Nghiên cứu về sâu bệnh hại tre, Xu Tiansen


(1998) [37] cho biết, thông thường tre hay gặp các loại sâu, bệnh sau: Sâu ăn lá như châu chấu, ốc sên, bướm ống vv.... Sâu đục thân, sâu hút nhựa, sâu ăn búp măng. Tuỳ vào đặc điểm từng loại sâu tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp

1.1.4. Nghiên cứu về thị trường, kinh doanh

Hiệu quả của công tác trồng rừng Luồng chính là hiệu quả kinh tế. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.



4

Phân bón, thức ăn gia súc Chiết xuât, thuốc

Chổi, vải

9



Cành nhỏ

8



Đũa, tăm Sào tre Giàn giáo

Mành, chiếu, thảm Đũa, tăm

Đồ thủ công


Ván sàn


Đồ nội thất hiện đại

Ngọn

7



Nửa thân trên

6



Nửa thân dưới

5



Gốc

Măng

Vỏ, thân rễ

4


3


2


1


Phần còn lại sau

chế biến


Than củi, bột giấy Rau

Đồ thủ công


Ván ép Than

Bột giấy


Nguồn: Zhu 2005

.


Tre dùng trong xây dựng Nhiên liệu


Hình 1.1: Sử dụng tre, Luồng một cách tối đa [38]

Ở Trung Quốc, hầu hết cây Luồng đều được sử dụng một cách rất hiệu quả: Phần gốc và rể được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ; phần thân phía gốc được dùng làm ván sàn, hàng nội thất hiện đại; phần thân ở giữa được dùng làm mành, chiếu, thảm, đũa, tăm; phần thân phía ngọn làm đũa, tăm, cọc hoặc cọc chống trong xây dựng; phần cành, nhánh làm chổi xuất khẩu và sản xuất vải; phần lá làm phân bón hoặc chiết xuất để làm thuốc, nước giải khát (bia), nước hoa; các phụ phẩm trong chế biến được sử dụng làm giấy, than hoạt tính, chất đốt, ván ép… Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã biết cách kết hợp các loại tre khác nhau khi thiết kế sản phẩm nên có một số loại tre có chất lượng thấp nhưng vẫn tạo ra được giá trị lớn.


Trung quốc là nói có diện tích rừng tre trúc phân bố rộng thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau Ấn Độ, với số lượng loài tre trúc phong phú nhất trên thế giới: 500 loài thuộc 50 chi, đã được trình bày một phần quan trọng trong tác phẩm “Trúc loại kinh doanh” của tác giả Ôn Thái Huy, xuất bản năm 1959, trong tác phẩm này tác giả đã đề cập tới các loài tre quan trọng của Trung Quốc và các phương thức kinh doanh chúng. [4]

Đồng thời, phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng đối với người dân. Thom R. Waggener (2000) [34], để phát triển trồng rừng Luồng đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự đầu tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật còn phải chú ý nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất này nên tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada,… nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “thị trường là chìa khóa của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Trên quan điểm về sở hữu đã dẫn ra rằng rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở hữu sau:

- Sở hữu công cộng hay sở hữu nhà nước.

- Sở hữu cá nhân: rừng trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗ.

- Sở hữu tập thể: rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội.

Liu Jinlong (2004) [36], dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng như:

- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hóa.

- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước.

- Giảm thuế đánh và các lâm sản.

- Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.


- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng.

Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung, vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng rừng ở Trung Quốc mà còn gợi những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahannop (2004) ở Thái Lan, Ashadi và Nina Mindawati (2004) [31], ở Indonesia,… Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là:

- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.

- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng.

- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật cho người dân.

1.2. Ở Việt Nam

Lược sử quá trình phát triển rừng Luồng ở Thanh Hóa

Qua mỗi giai đoạn lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ đã đánh dấu một sự thay đổi trong công tác gây trồng và quản lý kinh doanh rừng Luồng khác nhau. Sự thay đổi đó được ghi nhận như sau:

Trước những năm 60 của thế kỷ XX, Luồng chủ yếu được người dân trồng tự phát, không có thiết kế kỹ thuật, người dân chủ yếu phát trắng, đốt thực bì để canh tác nông nghiệp, sau khi đất thoái hoá không thể canh tác nông nghiệp mới tiến hành trồng Luồng, do đó diện tích rừng có tăng tự nhiên nhưng không có quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, các hộ thường dùng giống bằng gốc mang đi trồng (khoảng 80%) và không có chăm sóc đầu tư, nên tỉ lệ cây sống thấp, chi phí lao động tăng, năng suất thấp, hiệu quả của sản suất Luồng không cao.

Từ năm 1960-1998, Luồng được trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo thiết kế của các hợp tác xã, các nông lâm trường; kỹ thuật trồng Luồng cũng đã

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023