Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiên Nhiên


* Đánh giá hiệu quả xã hội:

+ Tổng số công lao động

* Đánh giá hiệu quả môi trường:

+ Thực trạng thảm thực vật phục hồi dưới tán rừng: Chiều cao cây bụi, độ che phủ (%).

+ Đánh giá về giá trị của môi trường

* Đánh giá thị trường kinh doanh rừng Luồng và chính sách

- Chất lượng cây Luồng được phân loại trên cơ sở thị trường đang áp dụng tại Thanh Hóa. Cụ thể như sau:

+ Luồng loại 1: đường kính trên 9,5cm, chiều dài trên 10m.

+ Luồng loại 2: đường kính từ 8,0-<9,5cm, chiều dài 8-10m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Luồng loại 3: đường kính từ 6,5-<8,0cm, chiều dài từ 6-8m

+ Luồng loại 4: đường kính nhỏ hơn 6,5cm, chiều dài nhỏ hơn 6m (Chiều dài nêu trên là chiều dài Luồng thương phẩm, khi bán đã chặt bỏ ngọn).

Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 5

- Về thị trường cần nghiên cứu 4 vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau cần xem xét tới là:

+ Giá trị sử dụng của Luồng hiện nay

+ Các kênh tiêu thụ .

+ Giá cả thị trường.

+ Sự phát triển của các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ.

Đề tài tiến hành khảo sát một số đơn vị chế biến quy mô khác nhau trên địa bàn để xem xét quy mô, trang thiết bị, khả năng chế biến, chủng loại, giá cả, đầu ra...

2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi tính thông dụng.

* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng Luồng

Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế.

+ Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV – Net Present Value).


NPV là hiệu số giữa giá trị thu thập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình rừng trồng Luồng, sau khi đã triết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

NPV=

Bt Ct

(2.1)

n

t0 1rt

Trong đó: - NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng).

- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)

- Ct: giá trị chi phí ở năm t (đồng)

- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).


n

-

t 0


: tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng Luồng có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình rừng trồng sản xuất nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV

>0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết được mức độ đầu tư.

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to cost Ratio)

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Công thức tính:

n

Bt

t 0 1 r t

BPV

n

BCR=

Ct= CPV

(2.2)


Trong đó:

t 0 1 r t

- BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí

- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)


Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình rừng trồng Luồng mô hình nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR- Internal Rate of Return).

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0 tức là:

n

Bt Ct=0 thì r = IRR (2.3)

t0 1rt

IRR được tính theo (%), được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 10% năm.

* Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp của các mô hình.

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp áp dụng phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả canh tác. Ect = Effective Indicator of farming system của W. Rola (1994).

f f minf n f min

Ect= [( 1 hoặc ) +... ...+ ( hoặc )] : n (2.4)

f max f1 f max fn

Ect: là chỉ số hiệu quả tổng hợp; Ect=1 thì mô hình rừng trồng Luồng có hiệu quả tổng hợp cao, nghĩa là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao.

f: là các chỉ tiêu tham gia tính toán: Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng, tỷ số giữa thu nhập và chi phí ròng, tỷ lệ lãi suất hồi quy, khả năng đầu tư tính theo mức chi phí của mỗi mô hình rừng trồng, tổng thu nhập của mỗi mô hình, hiệu quả giải quyết việc làm tính bằng số ngày công lao động đầu tư vào mỗi mô hình.

n: là số lượng các chỉ tiêu.


Chương 3

ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU


3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Thanh Hoá có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó 13 huyện có rừng Luồng, gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Triệu Sơn và Thọ Xuân.

Phạm vi vùng Luồng phân bố chủ yếu về phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, có toạ độ địa lý:

- Từ 19o38'13'' đến 20o39'26'' vĩ độ Bắc

- Từ 104o39'26'' đến 105o32'14 kinh độ Đông

Phía Tây và Tây Nam liền kề với tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Bắc liền kề với tỉnh Sơn La- Hoà Bình.

b) Địa hình địa thế

Địa hình vùng Luồng phức tạp, đa dạng. Do ảnh hưởng của các quá trình vận động kiến tạo địa chất nên núi, đồi, thung lũng và cánh đồng nhỏ đan xen nhau. Phía Tây, Tây Bắc là vùng núi cao, xen các dãy đồi. Độ cao lớn nhất trên 1200m, có nhiều đỉnh cao như Pù Luông, Pù Hu, Bù Mần, Pù Ginh, Bù Chó... Độ cao trung bình 300-400m; độ dốc trung bình 20-25o. Phía Tây Nam là vùng núi thấp và đồi đan xen và thấp dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình 150-200m, độ dốc trung bình 15-20o... Vùng Luồng phân bố nằm ven 2 bên bờ Sông Mã, Sông Luồng, Sông Lò, Sông Âm, Sông Cầu Chày, Sông Đằn, Sông Đạt, Sông Khao và các trục Đường tỉnh lộ đi Mường Lát, đi Yên Khương, đi Bát Mọt, đi Xuân Chinh; Quốc lộ 217; Quốc lộ 15A, Đường Hồ Chí Minh...

c) Khí hậu

Vùng Luồng nằm trong khu vực Bắc trung bộ có đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ẩm ướt.


Nhiệt độ trung bình năm tại các huyện vùng thấp > 23oC, các huyện vùng núi cao < 23oC. Tổng nhiệt độ năm 8.000-8500oC.

Lượng mưa bình quân từ 1.700 - 2000mm/năm; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; tháng có lượng mưa nhiều nhất là 8, 9, 10, chiếm từ 70 - 80% lượng mưa cả năm.Số ngày mưa bình quân 150-160 ngày/năm; số ngày có mưa phùn từ 35 đến 40 ngày/năm.

Lượng bốc hơi bình quân 600 - 700mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân/năm 85-86%; thấp nhất < 75% vào tháng 5; tháng 7; tháng 12.

Hướng gió thịnh hành trong vùng là gió Đông Nam vào mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông, gió Tây Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 4 đến 7. Ngoài ra trong vùng cũng thường xuất hiện gió lốc và chịu ảnh hưởng của bão nhưng ở mức độ thấp.

Sương muối, sương giá xuất hiện vào mùa Đông (tháng 12; 1) trong những ngày nhiệt độ hạ thấp đột ngột, tần suất 1- 2 ngày/năm. Rét đậm, rét hại xuất hiện từ tháng 12-tháng 1 năm sau. Mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày.

d) Thuỷ văn

Trong khu vực vùng Luồng có 3 hệ thống Sông chính:

Sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên chảy qua Lào, vào Thanh Hoá qua các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy. Chiều dài sông chảy qua vùng >100 km. Lưu vực của sông Mã trong vùng Luồng có sông Luồng, Sông Lò đều bắt nguồn từ Lào chảy qua huyện Quan Sơn, Quan Hóa chảy ra sông Mã ở trên và dưới Hồi Xuân.

Sông Chu bắt nguồn từ Sầm Nưa (Lào), qua các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân với chiều dài > 50km. Có các chi nhánh Sông Âm từ Lâm Phú Lang Chánh chảy qua huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc về sông Chu ở xã Xuân Bái Thọ Xuân; Sông Đạt từ Xuân Chinh về Sông Chu ở Cửa Đạt; Sông Đằn từ Như Xuân về Thường Xuân về Sông Chu ở Xã Xuân Cao.

* Sông Cầu Chày từ Lang Chánh qua Ngọc Lặc trong vùng Luồng chảy về sông Mã ở Yên Định.

Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, lũ lớn nhất vào tháng 8, 9, mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.


3.1.2. Tài nguyên, thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

+ Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra đánh giá nguồn tài nguyên đất của Viện điều tra quy hoạch rừng, diện tích đất lâm nghiệp vùng Luồng có 5 nhóm chính sau:

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn kí hiệu (s); được hình thành ba nhóm dạng đất chính, với diện tích 241.648ha, chiếm 40,85% diện tích đất lâm nghiệp, bao gồm:Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs), diện tích 184.701 ha, chiếm 31,22% DTĐLN. Đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (FH), diện tích 56.899ha, chiếm 9,62% DTĐLN. Đất mùn phân bố trên núi cao (Hs), diện tích 48 ha, chiếm 0,01% DTĐLN.

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá điển hình Mácma axít (a). Tổng diện tích 220.024ha, chiếm 37,20% DTĐLN, được hình thành 3 nhóm dạng đất chính, như sau: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma a xít (Fa), diện tích 187.408ha, chiếm 31,68% DTĐLN; Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá Mác ma a xít (FHa), diện tích 32.519 ha, chiếm 5,50%DTĐLN. Đất mùn trên núi cao >1000m diện tích 97 ha, chiếm 0,02% DTĐLN.

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (q), tổng diện tích 66.891 ha, chiếm 11,31% DTĐLN, được hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau: Đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fq) diện tích 64.378 ha, chiếm 10,88% DTĐLN; Đất mùn phân bố trên độ cao >700m (FHq), diện tích 2.513 ha, chiếm 0,42% diện tích nhóm dạng đất.

* Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Mácma kiềm (k), diện tích 34.575ha, chiếm 5,85%DTĐLN, được hình thành 2 nhóm dạng đất chính, như sau: Đất Feralit phát triển trên đá Mácma kiềm (Fk), tổng diện tích 33.468 ha,


chiếm 5,66% DTĐLN; Đất mùn phân bố trên độ cao >700m (FHk), diện tích

1.108 ha, chiếm 0,19% DTĐLN.

* Nhóm đá Vôi (K): Diện tích 28.381ha, chiếm 4,80% DTĐLN, bao gồm rừng trên núi đá và núi đá trọc.

“Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010, Phân viện ĐTQHR Bắc Trung bộ”

Đặc điểm địa chất, đất đai vùng Luồng được cấu tạo bởi nhiều loại đá mẹ khác nhau, từ các đá trầm tích như đá phiến thạch, sa thạch, đá vôi, cát kết, cuội kết, phiến thạch sét...; đến các đá phún trào như Sipilít, Aldezit, Banzan...; và các đá biến chất như đá Gabrô, đá hoa, phiến thạch mica... Những loại đá trên nằm xen kẽ nhau, thậm chí như lồng vào nhau tạo nên bề mặt thổ nhưỡng rất đa dạng.

(Chi tiết phân bố các nhóm dạng đất theo phụ biểu 01)

+ Hiện trạng sử dụng đất vùng Luồng:

Theo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 (tại Quyết định số 346/QĐ-CT ngày 26 tháng 1 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá); Kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung hiện trạng rừng trồng Luồng hiện có, tình hình sử dụng đất đai vùng Luồng cụ thể tại phụ biểu 03

b) Tài nguyên rừng

* Rừng tự nhiên: 380.408,61 ha;

- Rừng gỗ: 199.133,88 ha,

+ Rừng giầu: 13.327,23 ha,

+ Rừng trung bình: 46.586,19 ha,

+ Rừng nghèo: 61.385,15 ha,

+ Rừng phục hồi: 77.835,31 ha,

- Rừng tre nứa thuần loài: 79.704,92 ha,

- Rừng hỗn giao: 57.345,22 ha,

- Rừng trên núi đá: 44.224,59 ha,

* Rừng trồng: 128.889,40 ha;

- Trong đó rừng Luồng: 71.052,90 ha,


Thực vật rừng có nhiều loài gỗ, tre nứa, lâm đặc sản. Loài quý hiếm có Pơ mu, Trầm hương, Đinh, Lim, Sến mật, Gụ lau, Sa mu dầu, Thông tre, Nghiến, Kim giao, Lát chun, Thông nàng, Thông Pà cò... Gỗ nhóm II, III, IV có Cá ổi, Táu mật, Giổi xanh, Re, Kháo, Vàng tâm... hàng trăm loài gỗ nhóm thấp. Lâm sản ngoài gỗ có Nứa, Luồng, Vầu, Lùng, Giang, Le... Đặc sản có Quế, Sa Nhân và nhiều loài dược liệu quý. Động vật rừng có Nai, Hoẵng, Gấu, Khỉ, Voọc... Và nhiều loài chim, bò sát, lưỡng cư, ếch, nhái, cá, côn trùng...

Nhìn chung các nhân tố khí hậu, đất đai, sinh vật hình thành vùng sinh thái để động, thực vật rừng tồn tại và phát triển. Do thiên nhiên ưu đãi nên hoạt động nghề rừng trước đây chỉ biết khai thác lợi dụng tài nguyên rừng mà chưa thực sự quan tâm đến tái tạo vốn rừng, đặc biệt các loài quý hiếm; đã đến lúc tài nguyên rừng không còn đáp ứng nhu cầu của con người vì vậy đòi hỏi phải tái tạo lại vốn rừng, thiết lập lại cân bằng sinh thái mà chính chúng ta đã phá vỡ đi qua nhiều năm, nhiều thế hệ đã qua.

c) Tài nguyên nước

Trong vùng có hệ thống Sông Mã, tổng chiều dài > 300 km, diện tích lưu vực 39.756km2 tổng lượng nước trung bình năm 19,52tỷ m3 là nguồn cung cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất đời sống.

- Sông Luồng, sông Lò là 2 phụ lưu lớn đổ nước vào sông Mã tại khu vực Hồi Xuân - Na Sài. Lưu vực sông Luồng và sông Lò nằm chủ yếu trên địa bàn huyện Quan Sơn và Quan Hoá.

- Sông Chu bao gồm các nhánh Sông Khao, Sông Đạt, Sông Đằn, Sông Âm là 4 phụ lưu lớn đổ vào sông Chu tại huyện Thường Xuân, Thọ Xuân. Sông Âm, lưu vực nằm chủ yếu trên huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc là vùng trọng điểm của cây Luồng khi quy hoạch ban đầu.

Nhìn tổng quát, phần trung và hạ lưu sông Mã rộng trung bình 300m, sâu 12m, lưu lượng trung bình 300m3/s, mùa lũ 1.200m3/s, mùa kiệt 52m3/s. Hàng năm sông Mã tải ra biển khoảng 20 tỷ m3 nước, trong đó lượng nước của sông Chu chiếm khoảng 4,7 tỷ m3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023